Friday, March 25, 2016

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN

Tôi đã nhiều lần nói với các bạn là tôi chỉ kể cho các bạn nghe những gì tôi biết, post cho các bạn những gì hay đẹp, mong muốn các bạn làm những gì để chứng tỏ là con người. Tôi không muốn thảo luận về chính trị hay bất cứ hội đoàn nào bởi vì tôi không tin vào những gì họ nói. Tôi chỉ kính trọng những người tốt, đạo hạnh không cần biết họ giàu hay nghèo nhưng tôi khinh thường tất cả bọn ngụy quân tử, đạo đức giả dù nó giàu sang hay chức tước tới đâu (Ở Úc tôi không vào đảng nào, hội nào nên gặp chủ tịch đảng (Úc) nào cũng vậy, thích thì bắt tay không thích thì quay chổ khác. Còn mấy chù tịch CĐ Việt, CĐ Hoa hoặc đoàn thể nào cũng vậy thích thì hello không thích thì không nhìn. Nước tự do là vậy đó. Vậy chớ có một số người vẫn còn mê ngủ chưa thức, thấy ông chủ tịch, hội trưởng là kích động rất hân hạnh khi được bắt tay hỏi han...Ở nước tự do hội trưởng, chủ tịch không là gí cả (nothing), chỉ là cái gì gì mà ai theo họ làm hội viên, còn nếu là người bình thường, họ không là gì hết.)
Hôm nay tôi post bài này vì một cái lạ: "Xã hội đen" HK, ĐL mấy chục năm trước đã bị chánh phủ diệt hết, nếu còn thì là đám cỏn con. Vậy mà bây giờ "xã hội đen" VN lại lộng hành còn hơn đám "xã hội đen" HK, ĐL, TQ..mà chánh phủ VN lại không biết hay không muốn biết vì không có khả năng tiêu diệt (?)
Trên VN Express hôm qua đưa tin "Tài xế xe cứu thương bị đánh vì không nộp 'lệ phí' rời viện". Cái tin này làm cho tôi đau lòng và thấy có người đã có ý kiến rồi nên tôi chỉ post lại để các bạn cùng đọc cho biết vì mình không có khả năng làm tốt sự kiện nếu chính phủ không làm.


PHIẾM BÀN VỀ CÂU THÀNH NGỮ:
"THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN"
.
Câu thành ngữ "Thượng bất chính, hạ tắc loạn", khởi đầu là một câu văn trong sách giáo khoa Nho học ngày xưa. Câu văn có 2 vế chính: Chủ ngữ và vị ngữ đối nhau. Vị ngữ khẳng định một mối quan hệ nhân quả của chủ ngữ nên vừa dễ nhớ lại vừa dễ thuộc.
Theo một số nhà Nho fhì cái hồn của câu văn là ở chữ "Chính". Trong cuốn "Hán Việt Tự điển của Thiểu Chửu-nhà xuất bản TP. HCM (1997)" có hai chữ "Chính" (còn có âm đọc là Chánh) và có tới 15,16 ngữ nghĩa khác nhau. Nhưng dù ở ngữ nghĩa nào, ghép với từ ngữ, văn cảnh nào thì chữ "Chính" vẫn là cốt lõi, vẫn mang một giá trị nội dung thẩm mỹ cao đẹp về: Luật lệ Nhà nước.
Khuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, câu văn trên đã trở thành câu thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
Trong cuốn "Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam (của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội (1995)" đã giải nghĩa "Thượng bất chính hạ tắc loạn" như sau: "Thượng: trên, hạ: dưới, bất chính: không ngay thẳng, tắc: thì, loạn: lộn xộn) - Người trên mà làm bậy thì cấp dưới không thể nghiêm chỉnh được".
Từ thực tế cuộc sống và xã hội đã cho hay: Phàm là một người trên. (Người có vai vế là trụ cột) trong một gia đình mà ăn ở không chính trực hoặc phẩm chất đạo đức hư hỏng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu, đến mọi người trong nhà Thành ngữ Việt Nam có câu: "Dột từ nóc dột xuống" - Người trên mà hư hỏng thì lớp dưới coi thường. Khuôn phép gia phong không nghiêm. Luân thường đạo lý mai một:.. Nhãn tiền cho thấy: Trong một nhà mà ông bà, cha mẹ hư hỏng thì khó mà có được con cháu tử tế nên người. Khó mà có được nếp sổng đầm ấm thuận hoà. Về mối tương quan:
Gia đình còn là tế bào của xã hội sự việc tốt xấu tránh sao khỏi ảnh hưởng đến cộng đồng. Hơn nữa, nhân dân ta thường nói "Tề gia mới trị quốc, trong nhà mà còn lộn xộn thì nói chi đến việc đóng góp vào Quốc kế, Dân sinh...
Trong xã hội mà người trên không chính trực, làm bậy thì kỷ cương mất nghiêm, người cấp dưới sẽ khinh nhờn "Bởi trên ở chẳng chính ngôi-cho nên kẻ dưới chúng tôi hỗn hào" (ca dao). Từ đó mà sinh ra lòng tà: Tham nhũng. cửa quyền quan liều, hà áp thường dân, gây lền lòng thất tín, phẫn nộ rồi dân chủ quá trớn đảo lộn ký cương "Tức nước vỡ bờ"... Quá trình phát triển xã hội đã cho thấy: Người có trọng trách. cầm cán cân công lý trong xã hội mà không công minh chính trực thì dân tình rối loạn.
Người chỉ huy mà không nghiêm thì quân hồi vô phèng. Người chủ quản kinh tế mà không thẳng thắn, minh bạch thì phá sản, thất nghiệp... vân vân và vân vân.


Người xưa có câu (Triều đình mà liêm chính thì đất nước yên bình; gia phong mà nền nếp thì thuận hoà, thịnh vượng). Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo làm công cuộc Cách mạng giải Phóng dân tộc và xây dựng đất nước, ngay từ ngày đâu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức Cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đó là: Cần. Kiệm, Liêm Chính, Chí công vô tư. Người cón giải thích rõ: "...
- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, lao động có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao. Phải thấy rõ "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"
- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của, của dân, của nước, của bản thân mình, phải biết tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to "không xa xỉ, không hoàng phí không bữa bãi".
- Liêm "Luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân" liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, không tham lam "Không tham địa vị. không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình".
- Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình đối với người và đối với việc. Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh".
- Chí công vô tư: "Khi làm bất cứ việc gì, cũng đừng nghĩ đến mình trước khi hưởng thụ thì mình nên đi sau". "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ...".
Đó là những phẩm chất đạo đức tuyệt vời mà chúng ta cần học tập. Câu thành ngữ "Thượng bất chính. hạ tắc loạn" vẫn như lời cảnh tỉnh về một chân lý tuyệt đối cho những người có vai vế là trụ cột trong gia đình, cho những người có trọng trách trong xã hội.
(Sưu tầm trên mạng)
******
Không biết mấy vị cầm quyền lãnh đạo có biết hay không hay chỉ vào những trang mạng đưa tin như trang NTD, trang TĐQ,... cũng như những ngườn dân đen có computer share lại cho mọi người đọc chơi rồi thôi (?).

No comments: