Wednesday, June 15, 2016

CÂU CHUYỆN VỀ LÝ THỜI TRÂN


Tôi đã viết trong profile của tôi, tôi là dân nông nghiệp, lớp 10 vào Nông Lâm Súc Cần Thơ và sau đó là vào ĐH Nông Nghiệp Cần Thơ. Trong thời gian học dầu muốn hay không cũng phải đọc qua bộ "Cây cỏ miền Nam" như một bộ sách tham khảo tất yếu của GS Phạm Hoàng Hộ. một người sinh quán tại Cần Thơ và đã từng là viện trưởng đầu tiên của viện ĐH Cần Thơ. Bộ "Cây cỏ miền Nam" sau này được GS tu chính bổ sung thêm vào phần cây cỏ miền Bắc nên gọi lại là "Cây Cỏ Việt Nam".
Hồi đó đọc tham khảo nhưng cũng phải rất là khâm phục GS đã dày công nghiên cứu. Sau này ra nước ngoài có dịp coi phim TVB-HK nói về cuộc đời của thần y LÝ THỜI TRÂN 李時珍 và bộ sách "Bản Thảo Cương Mục" 本草綱目 là bộ sách về y dược không chỉ ở TQ mà cả ở Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản đều lấy làm tham khảo trong y học của nước họ.
Mời các bạn tìm hiểu đôi chút qua Wikipedia:
Bản thảo cương mục (phồn thể: 本草綱目; giản thể: 本草纲目; bính âm: 'Běncǎo Gāngmù'; Wade-Giles: 'Pen-ts'ao Kang-mu') là một từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học được thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn vào thế kỷ 16 đầu thời nhà Minh. Đây được coi là tác phẩm y học hoàn chỉnh và chi tiết nhất trong lịch sử Đông y. Tại kỳ họp ở Ma Cao ngày 9 tháng 3 năm 2010, Bản thảo cương mục đã được MOWCAP (Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương) của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới của Trung Quốc, cùng Hoàng Đế Nội Kinh.


Ước tính Lý Thời Trân 李時珍 đã bỏ ra 27 năm để sưu tầm trên 800 tài liệu khác nhau và đích thân đến các địa phương để khảo sát các loại cây cỏ, loài vật và những thứ có thể dùng làm thuốc trong Đông y. Sự hết mình vì nghề thuốc khiến Lý Thời Trân được so sánh với Thần Nông, nhân vật huyền thoại trong Lịch sử Trung Quốc từng dạy nghề nông và nghề y cho người dân. Trải qua 3 lần viết lại, Bản thảo cương mục được ông hoàn thành vào năm Vạn Lịch thứ 6 đời nhà Minh, tức năm 1578. Đây được coi là bộ sách dược vật hoàn chỉnh nhất của Đông y, tiếp nối tài liệu tham khảo chính của Lý Thời Trân là Chứng loại bản thảo (证类本草) của Đường Thận Vy đời nhà Tống. Năm 30 thời Càn Long nhà Thanh, tức năm 1765, nhà dược vật học Triệu Học Mẫn đã soạn sách Bản thảo cương mục thập di (本草綱目拾遺) với mục đích bổ chính cho Bản thảo cương mục, tác phẩm này đã bổ sung thêm 716 loại cây thuốc, 161 loại đơn thuốc và chỉnh sửa 34 lỗi trong bộ sách ban đầu của Lý Thời Trân.


Bản thảo cương mục có tổng cộng 52 quyển tập hợp 1892 chủng loại cây, con, vật thuốc khác nhau trong đó có 374 loại do đích thân Lý Thời Trân tìm ra. Bộ sách liệt kê 11.096 đơn thuốc (phương tễ) trong đó có 8.000 do Lý Thời Trân sưu tập mới hoặc tự sáng chế. Ước tính toàn bộ sách có tới 160 vạn chữ được chia thành 16 bộ, 60 loại, từng chủng loại cây, con, vật thuốc đều được chú rõ tên, tập tính, lịch sử khai thác, phương pháp chế biến, đặc tính, công dụng.
Bản thảo cương mục là tác phẩm có tầm quan trọng bậc nhất trong việc phân loại thuốc của Đông y. Tác phẩm này cũng góp phần chính xác hóa cách sử dụng và tên gọi các loại cây, con thuốc ở Trung Quốc cũng như điều chỉnh các đơn thuốc để tránh những nhầm lẫn xảy ra trong quá trình điều trị. Nội dung đồ sộ của Bản thảo cương mục còn có giá trị vượt quá phạm vi dược vật học vì nó cung cấp rất nhiều thông tin đa dạng khác về sinh vật học, địa lý học, khoáng vật học và cả lịch sử xoay quanh các loại cây, con thuốc. Bộ sách sau đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và cho đến nay vẫn được coi là tác phẩm tham khảo rất có giá trị về Đông y.
(theo Wikipedia)
Bây giờ mời các bạn đọc ít nhiều về cuộc đời Lý Thời Trân:

CÂU CHUYỆN VỀ LÝ THỜI TRÂN


Theo cuốn tiểu sử “Minh ngoại sử bản truyện”, Lý Thời Trân sinh ra tại Kỳ Châu (ngày nay là Kỳ Xuân, tỉnh Hồ Bắc). Ông sống từ năm 1518 đến năm 1593 vào triều Minh.
Khi Lý Thời Trân sinh ra, có một con nai trắng đi vào phòng. Kể từ khi còn nhỏ, Lý Thời Trân đã được cho là có mệnh học thứ gì đó liên quan đến thuật tu tiên.
Lý Thời Trân rất thích đọc sách, và ông rất thông thái nhờ đọc nhiều sách. Lý Thời Trân thích đọc nhất là các cuốn sách y khoa, và ông cũng rất giỏi về y thuật, và vì vậy người ta coi ông là một thầy thuốc.
Lý Thời Trân thấy rằng cách phân loại thảo mộc trong sách cổ Trung Hoa quá phức tạp; tên của chúng không được đặt đúng chỗ, và ông không nghĩ rằng các loại thảo mộc đã được ghi chép một cách thích hợp. Do đó, ông đã mất 30 năm để biên soạn bộ sách “Bản thảo cương mục”, sau ba lần hiệu chỉnh và bao gồm nội dung của hơn 800 cuốn sách y học khác nhau.


Các tác phẩm khác của ông bao gồm: “Sở quán thi”, “Y án”, “Mạch quyết”, “Ngũ tạng đồ luận”, “Tam Tiêu Khách nan”, “Mệnh Môn khảo” và “Thi thoại”.
Trong những năm tuổi già, Lý Thời Trân tự gọi mình là “Tần Hồ sơn nhân”. Ông không những là một y sĩ và nhà nghiên cứu thảo mộc nổi tiếng, mà còn là một người tu luyện, và ông thường ngồi đả tọa luyện công hàng đêm.
Mặc dù Lý Thời Trân tinh thông y học và cũng là người tu tiên, ông rất chú trọng đến Kỳ kinh bát mạch. Ông chỉ ra trong cuốn “Kỳ kinh bát mạch khảo” rằng những người tu tiên nhất định phải biết về Kỳ kinh bát mạch. Ông cho rằng họ sẽ hiểu được thế giới thực tại trong nghề nghiệp của chính họ nếu họ biết về Kỳ kinh bát mạch.
Tác giả: Hồ Nãi Văn


李时珍的故事
作者: 胡乃文
按《明外史・本传》:李时珍,字东璧,蕲州人(今湖北省蕲春县)。生于明武宗正德十三年(公元1518年),卒于神宗万历二十一年(公元1593年)。
李时珍的祖父和父亲世代皆当医生。父亲希望他读书考试当官,不愿让他当医生。
李时珍出生之时,有白鹿入室,有紫芝产于庭中。自幼就以为修习“神仙之学”乃是命中定好了的。
李时珍于十四岁时开始科举考试,却“补诸生,三试于乡都不能得成”。
李时珍喜欢读书,非常的博学,几乎所有的书都读都看。已经读书十年,却从未出家门。他心中并无当官的想法与意愿。他所读的书中,尤其喜好而且善于医学方面,就以医生自居。
当时的楚王听闻时珍的医术了得,聘他为奉祠掌管良医的事情。后来楚王的世子暴厥,李时珍立刻救活了他。于是将他举荐于朝廷,授给太医院判的职位。可是,李时珍只做了一年的官就不做了,归回故里。
中国古代的医家本草之书,上自神农所传,就止有三百六十五种。在梁・陶弘景时修本草,本草数量亦没有增加。至唐朝,苏恭增加一百一十四种,宋朝刘翰又增一百二十种,到了掌禹锡、唐慎微诸先生,先后增补,加上以前的共一千五百五十八种,当时认为已经算是完善的。
然而,李时珍认为,品数太烦多,名称也太杂,有时或一物而析为二三,或二物而混为一品,他以为这样是不正确的。于是“穷搜搏采、芟烦补阙”,历经三十年,阅读的书籍八百余家,书稿订正三次而著成《本草纲目》一书。
《本草纲目》增加药物达三百七十四种,分为一十六部,合共五十二卷,首标正名为“纲”,其余各附释为“目”,以补足与纠正药物的原资料。次以集解,辨疑正误,将出产形色等详细说明也。又次以气味、主治、附方,当作本草的体用。
李时珍在《本草纲目》原序中自述,读古书典籍,就像吃糖啃甘蔗一样,“长耽嗜典籍,若啖蔗饴”,《本草纲目》一书就是在这样的情况中,增删考证而著作成功的。
当《纲目》书著作将成,要贡献朝廷之时,李时珍已经七十六岁了,也自己预见了将死时期,果然很快地“遽卒”。


李时珍在未逝前,写了一个上书表遗给其子建元,命他送与皇帝。
没多久,神宗万历年间,诏修国史,命令中外贡献四方文籍,建元将父亲遗表及本书《纲目》献予。天子嘉许,朝廷命礼部誉写,分两京、各省布政刊行,从此“士大夫家有其书”。本草之学从这以后才算是集大成了。
李时珍遗书上皇帝的表,大略是说:历代,经久远年代后,许多的药物有同物不同名的,有同名不同物的,有难以辨识的,有些分类不对的,有些药物有毒却和那些无毒的药形态相似,增加采药困难,这都影响治病的效果。还有些历代发现的新药,以前的书中还未记载,于是增补、订正了许多药物。旧籍记载的一千五百多种,在《本草纲目》书中,增加三百七十四种。分为十六部,共五十二卷。根据药物的“正名”为纲,而“附释”的则为目;再加上以集解、辨疑、正误,详细的将其出产地、药物的气味、主治都记载于书中。著作本书的参考书籍非常多,上自坟典、下至稗记,只要有攸关者,都收掇在书中。虽然称之为医书,实际是将万物以及药物的理讲明了。希望皇帝能“特诏儒臣补注,成昭代之典”,如此,本书便能成为指导医生们使用的很好的参考典籍。
李时珍晚年之时,自号“濒湖山人”,著作有《所馆诗》、《医案》、《脉诀》、《五藏图论》、《三焦客难》、《命门考》、《诗话》。
因为他的儿子建中当官,所以他被封为“文林郎”。
李时珍不只是一位好的医生和本草家,他还是一位修神仙之术的修炼人,每晚都打坐炼功,以神仙自命。观顾景星《李时珍传》即知:“余儿时闻先生轶事,孝友,饶隐德,晚从余曾大父游,读书以日出入为期,夜即端坐,其以神仙自命,岂偶然与?”


李时珍在《濒湖脉学》中有一段评述张紫阳八脉经的记载:“紫阳八脉经所载经脉,稍与医家之说不同,然‘内景隧道’,惟反观者能照察之,其言必不谬也。”正说明了修仙家所观察到的奇经八脉和医生所认知有所不同的秘密,就是反观而照察到的。
另外,作为精通医学和修仙者的他,很重视“奇经八脉”之秘要。所以在他的《奇经八脉考》中,认为医生和修仙者一定要知道“奇经八脉”。他说,“医不知此,罔探病机,仙不知此,难安炉鼎。”“医而知八脉,则十二经十五络之大旨得矣;仙而知乎八脉,则虎龙升降,玄牡幽微窍妙得矣。”
(網上搜查)

No comments: