Sunday, June 26, 2016

NẤM NGỌC CẨU

Tôi dám đoán có nhiều bạn sẽ rất ngac nhiên hay chưa biết về cái tên của loại nấm này. 

Thông thường ai cũng biết nấm là một loại thức ăn bổ dưỡng cho con người, còn loại nấm này thì không ai ăn vì có mùi đặc biệt. Người ta chỉ dùng nó để ngâm rượu hay pha trà để uống, còn công dụng thì để mấy ông thầy thuốc nói chắc ăn hơn.



Người ta gọi nó là "Nấm Ngọc Cẩu", nó như thế nào xin các bạn xem giải thích từ mạng cây thuốc:



Giới thiệu về nấm ngọc cẩu

Vì sao nấm có tên : Nấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín.

Tên khác

Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu.

Tên khoa học

Cynomorium songaricum Rupr

Khu vực phân bố

Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều  ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp.
Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong rừng, vào những thời điểm khác trong năm không thấy sự hiện diện của cây thuốc quý này. Bởi vậy mà nấm ngọc cẩu rất quý hiếm.

Bộ phận dùng

Toàn cây nấm ngọc cẩu đều được sử dụng làm thuốc

Cách chế biến và thu hái nấm

Vào thời vụ thu hái người dân thường đảo cả cụm nấm về rửa sạch đất cát để ráo nước và dùng ngâm rượu (Ngâm tươi). Ngoài ra nấm còn được phơi khô để bảo quản dùng được lâu hơn.

Khi thu hái người dân không thu hái toàn bộ cây nấm mà chỉ lấy một phần, còn để lại vài nhánh để cây tiếp tục phát triển.

Mùi vị của cây ngọc cẩu

Nấm có vị chát nhẹ (Đây là vị đặc trưng của nấm) do vậy khi ngâm rượu, ta nên ngâm chung với mật ong cho dễ uống.

Thành phần hóa học

Nấm ngọc cẩu có thành phần hóa học là chất béo, tinh dầu và hoạt chất protodioscin giúp kích thích nhu cầu tình dục, tăng tiết testosteron một cách tự nhiên.
Theo: Cây Thuốc

Du lịch Hà Giang, mua nấm ngọc cẩu làm quà

Ngoài cao nguyên đá hùng vĩ, hoa tam giác mạch đẹp như tranh…, nhiều du khách đến Hà Giang còn được truyền tai về loại nấm ngọc cẩu đặc biệt bổ dưỡng để mua về làm quà.
Người dân bày bán nấm ngọc cẩu bên đường - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Người dân bày bán nấm ngọc cẩu bên đường – Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Đến Hà Giang tầm tháng 11 trở đi, thể nào du khách cũng bắt gặp cảnh tượng người dân bày bán loại nấm ngọc cẩu khắp các lề đường, quán hàng, chợ phiên…
Nấm ngọc cẩu thường mọc từ tháng 9, kéo dài đến hết tháng 10, mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới những lùm cây, bụi rậm và thường được thu hoạch từ khoảng tháng 11 đến trước dịp Tết Nguyên đán.
Đặc biệt, không phải ở đâu cũng có được loại nấm này bởi nấm ngọc cẩu mọc chủ yếu ở vùng Tây Bắc, nơi có độ cao từ 1.500m so với mực nước biển trở lên.
Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000m như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
Nấm có hình dạng khá đặc biệt, nhìn giống như dạng củ hoặc trái dái mít với nửa dạng cây nửa dạng nấm, to bằng ngón chân cái hoặc cổ tay, mọc thành từng cụm, không có lá dày đặc bao quanh.
Nấm có màu hơi đỏ, đỏ tím, nâu, khi già có màu trắng, bên trong ruột giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
Nấm ngọc cẩu được bày bán nơi phố chợ - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu được bày bán nơi phố chợ – Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu tươi còn nguyên sắc màu đỏ đặc trưng - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu tươi còn nguyên sắc màu đỏ đặc trưng – Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu được bán thường có hai loại, tươi và khô. Nấm tươi được hái mang về và để nguyên bán. Loại khô được chế biến từ nấm tươi. Nấm đem về rửa thật sạch, thái mỏng và sấy thật khô, sau đó cho vào bao bì hoặc để nguyên trên mâm cân ký bán.
Gần 5kg loại tươi mới làm ra được 1kg khô, vì vậy nấm khô đắt hơn nấm tươi rất nhiều.
Thú vị hơn cả là những lời quảng cáo về công dụng của loại nấm này mà người dân nào ở đây cũng thuộc lòng và dùng để rao mời khách du lịch.
Thực tế, nấm ngọc cẩu được dân địa phương sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh…
Nhiều người còn đùa vui rằng “ăn nấm này vào chỉ có tan cửa nát nhà vì bổ”.
Công dụng là thế nhưng loại nấm này thường không được chế biến cùng món ăn bởi mùi hôi đặc trưng ngai ngái làm mất đi mùi vị của món nấu kèm.
Người ta chủ yếu lấy nấm ngâm rượu hoặc pha trà để thưởng thức giúp tăng công dụng của nấm và không làm ảnh hưởng những nguyên liệu phụ họa kèm theo.
Chưa biết có “tan cửa nát nhà” như lời quảng cáo của người dân ở đây hay không, nhưng sau khi thưởng ngoạn những cảnh đẹp đều thuộc hàng “nhất” của cao nguyên đá, nhóm chúng tôi ai cũng vui vẻ rút hầu bao mua 2kg nấm ngọc cẩu khô về làm quà như mang chút hương vị núi rừng về đồng bằng.
Và biết đâu đấy, lâu lâu khi ngồi nhâm nhi ly rượu nấm ngọc cẩu hay tách trà nóng được pha từ nấm ngọc cẩu, chắc hẳn nhiều kỷ niệm về vùng đất địa đầu Tổ quốc hùng vĩ lại trỗi dậy trong lòng mỗi người.
Nấm ngọc cẩu tươi - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu tươi – Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu khô - Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Nấm ngọc cẩu khô – Ảnh: H.L.Đ.Hợp
Theo Tuoitre.vn

No comments: