Monday, August 15, 2016

MỘT LÝ DO VĂN HÓA GIẢI THÍCH VÌ SAO NGƯỜI TÂY PHƯƠNG VÀ ĐÔNG Á CÓ KHÁI NIỆM TRANH LUẬN KHÁC NHAU

Bài viết này giải thích vì sao khi tranh luận, người Tây Phương luôn có một bên đúng và một bên sai, còn khi người Đông Á tranh luận thì họ đa phần sẽ chọn sự ôn hòa hơn là bảo vệ lập trường của mình.


Vào mùa xuân năm 23 tuổi, tôi đã sống 13 tháng ở Đông Á, dạy tiếng Anh và đi du lịch khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Là một chàng trai tóc vàng cao hơn 1.8m (6’3”), tôi nhìn rất khác so với những người dân địa phương.
Nhưng có điều khác biệt ít ai có thể nhận ra là một người Tây Phương, tôi suy nghĩ rất khác so với những người bạn Đông Á của tôi. Từ quan niệm về hợp đồng, chấp nhận, bổ nhiệm – có sự khác biệt về văn hóa rất lớn.
Dựa theo những triết gia văn hóa, người Tây Phương và Đông Á có cái nhìn đối lập nhau về quan niệm sự thật và cách nó hoạt động. Điều này đã xảy ra hơn ngàn năm rồi, và đến hôm nay nó vẫn tồn tại trong tâm lý con người.
Nó bắt đầu từ cái nôi của hai nền văn minh: Hy Lạp Cổ Đại và Trung Quốc Cổ Đại. Nó bắt đầu với hai quan niệm (hoặc quy luật) khác nhau:
Người Hy Lạp Cổ Đại dựa theo quy luật “luật/nguyên tắc phi trung lập,” nghĩa là nếu 2 người đang tranh luận, thì một người trong 2 người đó phải được công nhận là đúng, và người kia thì bị cho là sai.


Người Trung Quốc Cổ Đại thì ngược lại. Họ dựa theo “học thuyết trung lập/ôn hòa”. Học thuyết này cho rằng nếu 2 người đang tranh luận thì có thể 2 người đó đều đúng, hoặc cả 2 đều sai, toàn phần hoặc bán phần. Sự thật, việc đúng hoặc sai có thể không thuộc về ai mà nằm ở giữa cả 2 phe tranh luận.
Hai tư tưởng và lý thuyết này rất khác biệt và có nguồn gốc khác nhau.
Học thuyết trung lập (ôn hòa) bắt nguồn từ hệ tư tưởng và triết lý của Khổng Tử Phu (Khổng Tử Học, Khổng Giáo), cách 2500 năm trước đây. ”Học thuyết này được cho rằng là đỉnh cao của triết lý Khổng Giáo.” Dựa theo nhà nghiên cứu Li-Jun Ji, Albert Lee và Tieyuan Guo trong cuốn “The Oxford Handbook of Chinese Psychology”.
“Dựa theo cuốn sách đó, người Trung Quốc được khuyến khích tranh luận từ cả 2 phía cạnh trong một cuộc tranh luận (nghĩa là nên xem cả 2 phe điều đúng hoặc sai) hoặc phân vai trò công bằng trong một cuộc tranh luận (không ai hoàn toàn đúng, không ai hoàn toàn sai).” Họ đã viết. “Điều này cho thấy một sự khác biệt với quy luật phi trung lập của các nhà triết gia Tây Phương. Họ khuyến khích con người khi tranh luận phải có lập trường và tranh luận đúng sai. Khác với học thuyết Trung Hoa, triết học Tây Phương cho rằng việc giữ ôn hòa hoặc trung lập trong một cuộc tranh luận chẳng có ý nghĩa hoặc thành quả gì.”


Tiếng Latin cho “quy luật trung lập” là: principium tertii exclusi. Aristotle đã viết về điều này trong cuốn “Ethics” 2300 năm trước đây.
“Không thể có một sự trung lập giữa 2 điều đối lập,” ông ta viết, ”nhưng một trong 2 bên phải phản biện – đồng ý hoặc không đồng ý – với bên còn lại.”
Trong một cuộc thử nghiệm xã hội học năm 1999, nhà tâm lý học Kaiping Peng và Richard E. Nisbett đã đưa sinh viên Trung Quốc và Mỹ vài tình huống tranh cãi để xem họ giải quyết các vấn đề đó ra sao.
Kết quả từ cuộc thử nghiểm xã hội đó chứng minh sự khác biệt về triết lý:
72% trong số sinh viên Trung Quốc đã cho những giải pháp thỏa hiệp.
74% trong số sinh viên Mỹ thì cho rằng một bên đã sai.
Như Khổng Giáo đã gợi ý, sinh viên Trung Quốc sẽ đưa những giải pháp biện chứng, hoặc tìm sự đúng và sai trong cả 2 bên. Cũng như sự khác biệt về triết lý của Aristotle và Khổng Giáo, người Tây Phương và Đông Á có 2 phương pháp và quan niệm khác biệt để giải quyết những vấn đề.


Nhưng 2 cách khác nhau đó không phải ngẫu nhiên mà xuất phát từ văn hóa. Trong cuốn “The Geography of Thought (2004)” Nisbett diễn tả quá trình tiến triển như sau.
Địa lý của Trung Quốc bao gồm đa phần là đất nông nghiệp, độ cao thấp, ít núi đồi, nên việc tập trung hóa sự kiểm soát được thực hiện rất dễ dàng. Những người làm nông nghiệp cần phải làm việc với nhau trong sự ôn hòa. Điều này rất cần thiết vì họ sẽ làm việc lâu dài, nhiều lúc sát bên nhau và lâu dài. Điều này khiến con người Trung Quốc phải biết ý tứ trong việc ăn nói để giữ ôn hòa. Vì khi đã mất ôn hòa thì rất khó giải quyết và sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Vì ai cũng muốn giữ ôn hòa, không ai muốn làm mất lòng nhau nên người Trung Quốc thường tìm đến hệ thống kiểm soát tập trung (chính quyền) để giải quyết xung đột. Vì sống với hệ thống quyền lực tập trung và ngại giải quyết vấn đề trực tiếp với nhau nên người Trung Quốc phải sống trong một xã hội đầy những cản trở tâm lý vô hình.
Còn Hy Lạp Cổ Đại thì ngược lại. Địa Lý Hy Lạp (và đa phần Châu Âu) thì có rất nhiều núi đồi chia rẻ các vùng miền, làm cho các vùng miền cô lập, vì vậy nên mỗi bộ tộc có sự riêng tư cao hơn. Địa lý của họ cho phép họ làm nghề săn bắn, bắt cá, thương mai mà ít khi nào phải dụng chạm với các bộ tộc (nền văn hóa) khác. Vì vậy nên họ không cần hoặc ít cần phải giữ ôn hòa với nhau để làm việc.


Địa lý của Châu Âu cho phép và khuyến khích những người làm nông nghiệp sáng tạo và khám phá xa hơn phận địa của họ. Rất nhiều trong số người đó trở thành thương gia hơn là nông dân. Người Hy Lạp Cổ Đại vì đó được làm việc theo ý của họ và có mức độ tự quyết cao hơn người Trung Quốc. Họ không cần phải giữ ôn hòa với nhau mà bất chấp đúng sai. Vì vậy nên họ đã cho ra đời ý tưởng bây giờ chúng ta gọi là “dân chủ.” Hy Lạp Cổ Đại tuy là một vùng đất nhỏ nhưng đã cho ra đời rất nhiều bộ tộc với các nền văn hóa khác nhau như Spartan, Athens, Thebes, Thesaly, và các nền văn hóa này ít khi nào phải nhường bộ nhau trong các vụ tranh chấp địa lý hoặc chính trị.
Còn người Trung Quốc thì ngược lại, họ làm gì cũng phải giáp mặt nhau và không thể nào phát triển nếu không có sự ôn hòa. Đó là lý do tái sao người Tây Phương khi tranh luận thì luôn có sự đối lập và có sự đúng sai, ít khi nào kết thúc bằng lý luận trung lập.


Còn người Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam) thì ngược lại. Vì bị ảnh hưởng bởi triết lý Khổng Giáo họ luôn phải giữ ôn hòa cho nhau, vì đó là đỉnh cao của xã hội họ. Nên khi tranh luận, họ ít khi nào dám giáp mặt và tranh luận đúng sai. Vì họ muốn giữ suộn hòa hơn là tranh luận. Thích lập lờ trong lập trường của mình hơn và bảo vệ nó.
Đó là sự khác biệt giữa triết lý tranh luận Tây Phương và Đông Á.
Tác Giả: Drake Baer
Dịch Giả: Gấu TNKT

No comments: