Sunday, August 28, 2016

SẦU ĐÂU LÀ GÌ ?


Hôm nay tôi có post lại bài "Sầu đông, sầu đâu ?", có bạn thắc mắc sao có loại hoa trắng và có loại hoa tim tím. Lúc đầu khi đọc vài bài nói về loại cây này nhất là những bài nói về món gỏi "sầu đâu khô cá lóc" là một đặc sản miền Tây tôi cũng có vài thắc mắc nên tôi lại phải lục lọi trên mạng để tìm một cách giải đáp hợp lý hơn cho các bạn:

Cây sầu đâu mọc từ Bắc tới Nam nhưng giống cây thì khác. Nói chung người miền Nam gọi là cây sầu đâu, miền Trung thì gọi là sầu đông còn miền Bắc thì thường gọi là cây Xoan (có khi là Soan). Tóm lại tất cả đều là bà con cùng họ Xoan (Meliaceae).

Điềm đặc biệt là chỉ có sầu đâu miền Nam là có thể ăn được còn ở miền Trung và Bắc thì không thể ăn chỉ đề làm thuốc vì có độc tính.



Xin mời các bạn tham khảo thêm vài bài đã đăng trên mạng như sau:


PHÂN BIỆT CÂY XOAN VÀ SẦU ĐÂU


1. CÂY XOAN
Tên khoa học Melia azedarach L.
Thuộc họ Xoan Meliaceae.
Thân cây: trơn lán
Hoa: Hoa cây Xoan màu tím hoa cà, có 5 cánh
Lá: răng cưa quanh mép lá, ngắn và hính bầu dục
Trái: Trái Xoan ngắn và tròn trịa, khi sống có màu lục nhạt

Cây Xoan ở Miền Bắc là loài cây độc như mô tả của các anh em trên diễn đàn
Được dùng nấu nước tắm cho cá em nhỏ với tác dụng phòng trừ mầm bệnh
Lá Xoan còn dùng lót ổ cho gà để đuổi và trừ rận, mạc,



2. CÂY SẦU ĐÂU
Tên khoa học: Azadirachta indica Juss f.,
Thuộc họ Xoan - Meliaceae.
Thân: sần sùi
Hoa: màu trắng.
Lá: Răng cưa quanh mép lá, thon dài
Trái: Sống có màu xanh lục đậm, thon dài hơn Xoan

Lá cây sầu đâu được ăn như một loại rau
Lá cây Sầu đâu Miền Nam thường dùng bóp gỏi với cá lóc nướng trui, là một món đặc sản ở miền đồng quê.




(Sưu tầm trên mạng)

KHÁM PHÁ CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY SẦU ĐÂU

Vỏ được dùng để trị sốt rét, vàng da, rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non, dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt đều được dùng trị rắn cắn và bọ cạp đốt.

Sầu đâu (Phía Nam)

Tên khoa học: Azdirachta indica Juss, f. Họ Xoan (MELIACEAE)

Cây gỗ cao 10-15m, lá mọc so le dài 20-30cm, một lần kép lông chim gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối nhau, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù.

Cụm hoa: cờ ở kẽ lá, ngắn hơn lá gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm màu trắng, cao 5-6m, dài có lông,10 nhị, núm nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông. Quả hạch màu đỏ, dài 2cm, có một vỏ cứng để đỡ và một hạt hoá gỗ. Thịt quả khi chính màu đen.



Vỏ thân, vỏ rễ, lá hoa, quả, hạt và gôm đều được dùng làm thuốc.

Cây mọc hoang và cũng thường được trồng ở lục tỉnh để lấy lá và hoa ở Hà Tiên, Châu Đốc, Cà Ná. Trộn gỏi: đắng (margosin) song ăn mát, bổ, hạ nhiệt; trị sưng, chống kinh, hạt chống viêm loét bao tử, trị phong thấp, vỏ dùng ngừa thai. Hạt chứa nhiều azdiractin - một chất chống côn trùng hữu hiệu. Gỗ ít bị sâu bệnh vì rất đắng.

Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và axit margosic. Hạt chứa tới 4,5% dầu; dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin. Nimbidin là hoạt chất chứa sunfua. Cụm hoa chứa một glucozit nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimberetin và axit béo. Hoa chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng. Quả chứa một chất đắng bakayamin. Vỏ thân chứa 0,04% nimbin, 09,001% nimbinin và 0,4% nimbidin; 0.02% tinh dầu. Rễ cũng chứa chất đắng. Trong phân tử của chất đắng mimbin có một acetoxy, một lacton, một ester, một methoxy và một nhóm aldehyt.



Vỏ được dùng để trị sốt rét, vàng da, rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non, dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt đều được dùng trị rắn cắn và bọ cạp đốt.

Sầu đâu (Phía Bắc)

Tên khoa học: Melia azedarach L. họ : Xoan MELIACEAE

Cây gỗ cao 7-10m, lá kép 2 lần hình lông chim lẻ, mọc so le. Lá chét dài 7-8cm, rộng 2-3cm, mép khứa răng cưa không đều, lá rụng vào mùa đông. Cụm hoa là một xim 2 ngả ở kẽ lá mang nhiều hoa nhỏ đều, lưỡng tính, cánh hoa màu hồng nhạt ở phía trong màu tím nhạt ở phía ngoài. 10 nhị dính liền nhau thành ống. Quả hạch gần hình cầu mà ta vẫn gọi là hình trái xoan. Vỏ đũa nhẵn khi non màu xanh, khi chín màu vàng.



Cây mọc hoang và được trồng để lấy gỗ. Trong vỏ thân và vỏ rễ chứa một alcaloit gọi là margozin. Trong quả có alcaloit là azaridin. Người ta dùng vỏ Xoan để trị giun đũa. Tuy thuốc có tác dụng làm ra giun nhưng với liều gần liều độc cho nên dễ bị ngộ độc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do dùng vỏ Xoan để tẩy giun. Cẩn thận khi dùng.

GS Vũ Văn Chuyên
Theo - caythuocquy.info.vn

No comments: