Friday, February 17, 2017

HẮC HẢI (BIỂN ĐEN)

Hồi nào tới giờ có nghe qua "biển đen" và cứ nghĩ trông mặt đặt tên, gọi là biển đen thì chắc nước có màu "đen" nhưng sai bét. Theo wikipedia:
Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara.Biển Đen có diện tích vào khoảng 422.000 km², nơi sâu nhất đến 2210 mét. Sông Danube là dòng sông quan trọng nhất đổ vào Biển Đen. Được mệnh danh là biển ấm nhất Trái Đất.Những quốc gia có đường biên giới ở biển Đen là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, România, Ukraine, Nga và Gruzia. Xung quanh bờ biển có rất nhiều thành phố lớn như: Istanbul, Burgas, Varna, Constanţa, Yalta, Odessa, Sevastopol, Kerch, Novorossiysk, Sochi, Sukhumi, Poti, Batumi, Trabzon, Samsun.Hắc Hải có màu bình thường như các biển khác. Người Hy Lạp, Lưỡng Hà cổ đại thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng. Màu vàng tượng trưng cho phương Đông, màu đỏ cho phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Hắc Hải nằm giáp Ukraine, phía bắc Hy Lạp." (Theo Wikipedia)

Có một bài viết về biển đen mời các bạn đọc:


Khai phá bí ẩn của "Biển đen"

Theo kinh thánh, biển đen hình thành từ một cơn đại hồng thủy. Thế nhưng với những khám phá gần đây, giới khoa học đang dần vén tấm màn bí ẩn về vùng biển được cho là có tầm chiến lược và quan trọng bậc nhất ở châu âu.



Từ trận đại hồng thủy


Biển Đen (hay còn gọi là Hắc Hải) là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara. Biển Đen có diện tích khoảng 422.000 km², nơi sâu nhất đến 2210 mét. Sông Danube là dòng sông quan trọng nhất đổ vào biển này. Theo các nhà khoa học thì biển Đen còn là một trong những biển ấm nhất Trái đất.


Theo các nghiên cứu thì một thiên tai khủng khiếp đã xảy ra, khiến nước biển Địa Trung Hải tràn vào biển Đen cách đây 7000 - 8000 năm. Sự khám phá đó khiến người ta nhớ lại câu chuyện miêu tả một trận Đại hồng thủy trong sách xưa. Nguồn tư liệu trong Kinh thánh và những nghiên cứu khoa học liên quan tới thời điểm đó lại trùng nhau đến kinh ngạc. Hiện tượng tan băng trong đại dương đã làm mực nước biển Địa Trung Hải tăng lên một cách đột ngột. Nước biển tràn bờ, qua eo biển Bosporus (Thổ Nhĩ Kỳ), đổ vào biển Đen, với sức mạnh tương đương của 200 thác nước ở Niagara. Trận Đại hồng thủy khiến nước ngọt trong biển Đen giảm, cùng lúc tạo ra một con kênh mà không khác gì Bosporus ngày nay.

Nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay còn cho thấy, mực nước hiện tại của biển Đen đã tăng lên 110m. Phát hiện đó khiến các nhà hải dương học khẳng định biển Đen trước đây là hồ chứa nước ngọt được hình thành do nước của các con sông lớn Danube, Bug, Dnjepr và một nhánh sông Volga dâng cao.


Hình ảnh những con tàu đắm.

Dưới đáy của biển đen

Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện thêm một con sông ngầm rất lớn dưới biển Đen, với tốc độ dòng chảy mạnh hơn sông Thames ở Anh đến 350 lần và lớn gấp 10 lần sông Rhine ở Đức - con sông lớn nhất châu Âu. Với sự giúp đỡ của một chiếc tàu ngầm robot được chế tạo đặc biệt, các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Leeds (Anh) sau khi tiến hành nghiên cứu dưới đáy biển Đen đã đo được độ sâu của con sông ngầm đặc biệt này là 35m, vận tốc dòng chảy gần 70,5 km/giờ. Và nếu đặt giả thiết con sông này nằm trên mặt đất, thì nó sẽ là con sông lớn thứ 6 trên thế giới xét về tốc độ dòng chảy. Đây cũng là dòng sông ngầm còn chảy đầu tiên được phát hiện trên thế giới từ trước tới nay. Con sông ngầm có những ngưỡng bậc và thác nước thực thụ. Dưới đáy biển thậm chí đã sinh ra cả bờ sông và bãi bồi, phân định rõ ranh giới của dòng sông ngầm độc đáo. Nó chẳng khác gì một con sông bình thường, chỉ có điều nó nằm dưới đáy biển. Phát hiện này có thể giúp giải thích lý do có thể tồn tại sự sống dưới đáy đại dương sâu thẳm - đó là vì dưới đáy có tồn tại những dòng nước mang theo trầm tích và dưỡng chất. Điều này có nghĩa là dòng sông này rất quan trọng, giống như những nhánh sông cung cấp sự sống cho đại dương sâu thẳm.


Hình ảnh con sông chụp bằng rada 3 chiều.
Vùng biển chiến lược

Biển Đen trải dài từ phía đông và nam Âu, chạy qua Trung Đông và châu Á. Đây là một vùng nước lớn nằm giữa biển Caspian và Địa Trung Hải. Biển Đen kết nối với Địa Trung Hải qua Bosporus và Dardanelles, hai eo biển hẹp, hình thành một tuyến đường biển cổ chai nối liền châu Âu và châu Á.

Toàn bộ bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chính là đường biển phía nam của biển Đen. Trong khi đường biển phía bắc nằm trên vùng lãnh thổ của Nga và Ukraine. Đường biển phía đông là bờ biển của Gruzia và vùng Caucasus, trong khi phía tây nằm trên lãnh thổ các quốc gia Balkan gồm Bulgaria, Romania và Moldova. Về mặt giao thương, biển Đen đặc biệt quan trọng với châu Âu. Khi bức tường Berlin sụp đổ thì con sông lớn Danube, vốn chảy qua 10 quốc gia châu Âu và đổ ra biển Đen, đã trở lại là tuyến đường thủy vận tải quan trọng, đặc biệt với nước Đức. Giờ đây, toàn bộ hoạt động xuất khẩu ở Trung Âu phụ thuộc vào biển Đen. Các chuyến hàng sẽ theo các con sông đổ thẳng ra biển Đen và đi ra thế giới. Tuyến đường này rẻ hơn nhiều so với việc đưa hàng đi trên bộ và vận chuyển bằng biển Baltic.




Biển Đen là một khu vực đặc biệt nhạy cảm với Nga, bởi đây là lối vào quốc gia này mà không phải đi qua Ba Lan và một loạt nước Bắc Âu khác, những con đường mà Napoleon và Hitler đã từng đi mòn. Biển Đen gần với vùng Caucasus và nằm ngay dưới các khu vực sản xuất dầu Tatarstan và Bashkorostan của Nga, nên kiểm soát nó cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát huyết mạch năng lượng của Nga. Chính vì vậy, việc đóng cửa khu vực này, dù là vào bất kỳ lúc nào, cũng là một vấn đề rất lớn cho châu Âu.



TRỌNG TÙNG - ĐÔ  Thế giới đàn ông




No comments: