Friday, March 17, 2017

HUNG HỮU THÀNH TRÚC

HUNG HỮU THÀNH TRÚC
胸有成竹


Văn Dữ Khả (文與可), còn được gọi là Văn Đồng (文同) là một nghệ nhân thời nhà Tống (960-1279 sau Công Nguyên), rất nổi tiếng với những bức tranh vẽ cây trúc của mình. Danh tiếng của bậc thầy hội họa và nghệ thuật về trúc này được lan truyền rộng khắp. Rất nhiều người đã tìm đến ông và mong được ông thu nhận làm đồ đệ.



Khi còn trẻ, ông đặc biệt thích vẽ những tác phẩm về trúc. Ông trồng một rừng trúc trong vườn của mình để có thể quan sát quá trình phát triển cũng như hình dáng của trúc qua những giai đoạn và trong các điều kiện tăng trưởng.
Theo thời gian, những hình ảnh của cây trúc vào các mùa khác nhau, trong các điều kiện thời tiết, và vào những thời điểm khác nhau trong vòng đời của cây đã khắc sâu vào tâm trí của ông.
Mỗi lần cầm bút lên để vẽ trúc, ông đã mường tượng sẵn trong đầu một hình ảnh tương ứng. Vì vậy, tất cả những bức tranh ông vẽ rất độc đáo, sống động và y như thật.


Khi mọi người hỏi làm thế nào ông có thể vẽ trúc quá giỏi và nhanh như vậy, ông chỉ nhẹ nhàng mỉm cười và trả lời, “Tôi chỉ vẽ lại cây trúc hiện lên trong tâm trí của mình”
Người ta nói ông tài đến mức có thể cầm hai cây bút trong một tay để vẽ hai cây trúc khác nhau cùng một lúc.
Sau khi ông qua đời vào năm 1079, Tô Thức, người bạn thân của ông, đồng thời cũng là một nhà văn và nhà thơ nổi tiếng thời Tống, thương tiếc ông vô cùng mỗi khi nhìn vào những bức họa của bạn mình.
Sự tưởng nhớ không nguôi về người bạn của mình, khiến Tô đã viết một bài về các bức họa trúc trong đó có dòng thơ sau: “Khi đặt bút vẽ, hình ảnh cây trúc đã hiện hữu trong tâm trí của Dữ Khả.”


Về sau, câu ‘hung hữu thành trúc’ (胸有成竹) dịch theo nghĩa đen là trong tâm trí hoàn toàn chỉ có trúc, đã trở thành một thành ngữ. (‘Hung’ có nghĩa chỉ ngực, trái tim; ‘Hữu’ chỉ sở hữu,có; ‘Thành trúc’ nghĩa là có hình ảnh cây Trúc. Ý của 4 từ này là: “Trong tâm và suy nghĩ đã có sẵn hình ảnh của cây trúc rồi)
Một thời, thành ngữ này dùng để mô tả những người luôn bình tĩnh khi xử lý các vấn đề, thì trong đầu người đó đã có sẵn kết quả.
Ngày nay, câu thành ngữ này được sử dụng nhằm chỉ ra rằng để đạt được một mục tiêu nào đó thì cần có kế hoạch cẩn thận. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để miêu tả một người cân nhắc mọi khía cạnh của vấn đề trước khi quyết định làm điều gì đó.


Thành ngữ này có phần tương tự như ngạn ngữ Anh “nhìn trước khi nhảy.”
Ghi chú:
Tô Thức (蘇軾) (1037-1101 sau Công Nguyên), còn được gọi là Tô Đông Pha (蘇東坡), được công nhận là một đại văn hào thời Tống. Ông nổi tiếng với những bài thơ, tiểu luận, xướng ngâm và thư pháp của mình. Các tác phẩm của ông được nhiều người biết đến và có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á khác.
(Sưu tầm trên mạng)



典故故事:
文与可(文同)画的竹子远近闻名,每天总有不少人登门求画。文与可在自己家的房前屋后种上各种各样的竹子,无论春夏秋冬,阴睛风雨,他经常去竹林观察竹子的生长变化情况,琢磨竹枝的长短粗细,叶子的形态、颜色,有新的感受就回到书房,把心中的印象画在纸上。竹子的各种形象都深深地印在他的心中。所以每次画竹,他都显得非常从容,画出的竹子,无不逼真传神。
当人们夸奖他的画时,他总是谦虚地说:“我只是把心中琢磨成熟的竹子画下来罢了。”
(百度百科)

No comments: