Saturday, March 25, 2017

ÔM CÂY ĐỢI THỎ

Thành ngữ được dùng để ám chỉ những kẻ ngốc nghếch không chịu làm việc mà “há miệng chờ sung”, hay ung dung đứng đó mà làm lợi trên lưng người khác.


THỦ CHU ĐÃI THỐ (ÔM CÂY ĐỢI THỎ)
守株待兔

Câu thành ngữ có nguồn gốc từ câu chuyện trong cuốn sách Hàn Phi Tử (1) (“韓非子”) được Hàn Phi (281-233 TCN) viết. Ông là nhà triết học Pháp gia (2) sớm nhất tại Trung Quốc.
Thời Xuân thu chiến quốc (770-476 TCN) tại nước Tống có một người nông dân, giữa cánh đồng của anh ta có một cái cây. Mỗi khi làm đồng mệt anh thường dựa lưng nghỉ dưới gốc cây.
Một ngày nọ, khi đang làm đồng bỗng anh ta thấy một chú thỏ đang hoảng loạn chạy vụt qua và đâm đầu vào cây, rồi gãy cổ mà chết.
Người nông dân liền chạy tới nhặt chú thỏ lên, hí hửng buổi tối sẽ có món thỏ hầm ngon lành.
Kể từ đó anh ta bỏ cày, bỏ bê công việc đồng áng, rồi ngồi nuôi hy vọng một chú thỏ khác sẽ đâm đầu vào gốc cây mà chết.
Tuy nhiên, đợi mãi mà không thấy con thỏ nào xuất hiện, thế là anh nông dân trở thành đối tượng bị chê cười. Cuối cùng anh ta chẳng được gì, chỉ còn lại ruộng đồng bỏ hoang và trơ trụi.


Câu thành ngữ Trung Hoa “ôm cây đợi thỏ” rất giống với thành ngữ “há miệng chờ sung” của người Việt Nam. Ngụ ý nói đến người chỉ muốn dựa vào may mắn hay ước nguyện để đạt được mục tiêu mà không cần phải tốn chút công sức nào.
Ghi chú:
1. Cuốn sách có 55 chương mô tả chi tiết về triết lý chính trị của Hàn Phi, một trong những pháp gia sớm nhất của Trung Quốc.
Cuốn sách làm phong phú thêm kho tàng truyện ngắn về Trung Quốc thời kỳ này.
2. Pháp gia: một trong bốn trường phái triết lý thời Xuân Thu chiến quốc. Nó mang nhiều tính cách triết lý chính trị thực tiễn hơn là triết học về luật.
(Sưu tầm trên mạng)



守株待兔
出自《韩非子·五蠹》记载:战国时宋国有一个农民,看见一只兔子撞在树根上死了,便放下锄头在树根旁等待,希望再得到撞死的兔子。结果自然再无所获!相传在战国时代宋国,有一个农民,日出而作,日入而息.遇到好年景,也不过刚刚吃饱穿暖;一遇灾荒,可就要忍饥挨饿了.他想改善生活,但他太懒,胆子又特小,干什么都是又懒又怕,总想碰到送上门来的意外之财。奇迹终于发生了。深秋的一天,他正在田里耕地,周围有人在打猎。吆喝之声四处起伏,受惊的小野兽没命的奔跑。突然,有一只兔子,不偏不倚,一头撞死在他田边的树根上。当天,他美美地饱餐了一顿。从此,他便不再种地。一天到晚,守着那神奇的树根,等着奇迹的出现。成语“守株待兔”,比喻亡想不劳而得,或死守狭隘的经验,不知变通。
(百度百科)

No comments: