Thursday, April 20, 2017

DIỆT TRỪ CHUỘT VÀ CHÓ DỮ

Chữ "晏" dịch theo Hán Việt, có người đọc là "Yến", có người đọc lá "Án" cho nên tên "晏嬰" có người đọc là "Yến Anh" hay "Án Anh" hoặc 晏子 "Yến Tử" hay "Án Tử". Ở Việt Nam, ai cũng đọc là "Án Anh" hay là "Án Tử".


Án Anh (晏嬰) tự Bình Trọng là một nhân vật lịch sử sống và làm quan hai triều vua Tề Trang công và Tề Cảnh công thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông có dáng thấp nhỏ nhưng có trí tuệ thông minh và là một vị quan tài ba của nước Tề. Ông có tài xử thế và ngoại giao rất tốt.
Tôi mới đọc một bài bàn về trị quốc theo ý của ông trong một bài viết, nó rất đúng với cái thật đang xãy ra ở VN và ngay cả ở TQ theo cách nhận xét của mỗi người. Đúng hay không ? Không cần bàn, ai cũng biết rồi (心照) phải không?
Nói thì nói vậy chứ muốn diệt thì chắc được nhưng dám diệt hay không mới là quan trọng.(LKH)

YẾN TỬ BÀN VỀ TRỊ QUỐC:
DIỆT TRỪ CHUỘT VÀ CHÓ DỮ


Yến Tử, hay Yến Anh, tự là Bình Trọng, là người nước Tề thời Xuân Thu. Ông từng phụ tá Tề Linh Công, Tề Trang Công, Tề Cảnh Công tam đại. Yến Tử chú trọng tiết kiệm, lệ hành nhân chính. Tại triều đình, Quốc quân tất cả mọi việc đều hỏi ý của ông, Yến Tử đối đáp trực ngôn, tuyệt không a dua xu nịnh.
Có một ngày, Tề Cảnh Công hỏi Yến Tử: “Trị vì quốc gia, điều gì là nguy hại đáng sợ nhất?”. Yến Tử trầm tư một lát, rồi trả lời rằng: “Nguy hại đáng sợ nhất là loài chuột và chó dữ”.


Cảnh Công hỏi: “Sao lại nói như thế?”. Yến Tử giảng: “Xã miếu thì từ gỗ mà xây dựng nên, còn tượng thì từ đất mà đúc tạo thành. Loài chuột thấy ở nơi nào thì nơi đó nhiều đồ ăn, ẩn thân tại xã miếu, cả đời nó hưởng dụng không hết. Những người kính Thần, muốn giết bầy chuột đó, dùng côn đánh không trúng được nó, dùng lửa đốt nó thì lại sợ cháy hỏng xã miếu, dùng nước dìm nó thì lại sợ phá hủy đất trong xã miếu. Loài chuột này, thật là sung sướng vô cùng, không sợ lo cái chết. Quốc gia cũng có loài chuột như thế này, bọn chúng chính là đám tiểu nhân đang được Quốc quân trọng dụng. Đám tiểu nhân này đối với Quốc quân thì nịnh hót bợ đỡ, chỉ nói tin tốt mà ém nhẹm tin dữ, còn đối đãi với dân chúng thì áp bức bóc lột, không có tội ác nào không làm. Dân chúng trăm họ đối với bọn hại dân hại nước này, chỉ dám hận chứ không dám nói ra, bởi vì bọn chúng được Quốc quân bảo hộ. Cho nên, thần cho rằng: nếu muốn trị vì quốc gia cho tốt, cần phải quyết tâm trừ bỏ bọn chuột bọ xã tắc này!”.
Tề Cảnh Công lại hỏi: “Vậy, chó dữ là nói về cái gì?”.
Yến Tử nói tiếp: “Có một người buôn rượu, rượu nhà anh ta nấu rất ngon, đồ đựng cũng rất sạch sẽ thanh khiết, biển hiệu của tửu điếm treo ở chỗ cũng rất bắt mắt. Vậy mà không một ai lai vãng mua rượu của anh ta cả. Anh ta mới hỏi ông lão hàng xóm nguyên nhân là tại làm sao? Ông lão đáp: bởi vì nhà anh ta nuôi một con chó mạnh khỏe mà hung tợn. Mọi người sợ chó dữ cắn bị thương, cho nên đều không dám đến nhà anh ta mua rượu! Một quốc gia cũng giống như tửu điếm trên, nếu muốn quốc gia hưng vượng phát đạt, thì cần phải trừ diệt loài chó dữ đang ngăn trở bách tính và làm thương tổn nhân dân”.
(Chuyện trích trong “Yến Tử Xuân Thu”, quyển 3)
(Sưu tầm trên mạng)


晏子论治国须除社鼠与猛犬
文: 郑义


晏子(?--公元前500年)名婴,字平仲,春秋时齐国人。曾辅佐齐灵公、庄公、景公三代。晏子为相,注重节俭,厉行仁政。在朝廷上,国君向他所有问询时,他就直言答对,绝不阿谀奉承,虚与委蛇。
有一天,齐景公问晏子:“治理国家,最害怕的是什么?”晏子沉思了一会儿,回答说:“最害怕的是社鼠和猛犬。”
景公问:“为什么这样说呢?”晏子讲道:“社庙是用木质材料架构起来,再涂上泥土塑造而成。老鼠见那里有许多供品可食,就藏身在社庙,一生享用不尽。敬神的人,想捕杀这里的老鼠,用棍子打不着它;用火熏烤它吧,又怕烧坏了社庙;用水去淹灌它吧,又怕冲坏了社庙中的泥土。这些社鼠,可真是食用不尽,乐死无忧。国家也有这种老鼠,他们就是那些受到国君所任用的小人。这些小人对国君刻意逢迎,报喜不报忧。而对待百姓,则是欺压盘剥,无恶不做。老百姓对这帮害民贼,敢怒而不敢言,因为他们得到了国君的庇护。所以,我认为:要想把国家治理好,就要下决心除掉这些社鼠!”


那么,猛犬是比喻什么呢?
晏子接着讲:“有个卖酒的人,他家的酒,酿造的很好;他用来装酒的器皿,洗涤得也很清洁;酒店的招牌,挂得也很显眼。可就是没有人来光顾他的生意。他问老乡们是什么原因?老乡们回答:是因为你家,养了一只凶恶的猛犬。人们怕被猛犬所伤,都不敢到你家去买酒了!一个国家,也像酒店一样,要想国家兴旺发达,必须除掉阻挡百姓,伤害人民的猛犬。”
(事据《晏子春秋》卷三)
(網上搜查)

No comments: