Wednesday, April 12, 2017

VĂN HÓA "XIN LỖI" CỦA NGƯỜI NHẬT

Trong cuộc sống việc mắc sai lầm là đương nhiên. Có làm thì ắt sẽ có lỗi.


Ở Việt Nam việc xin lỗi còn đơn giản và sơ sài, nhiều khi lỗi phải thật lớn thì người ta mới xin lỗi.

Mọi người thường hay ngụy biện tôi bị cái này, bị cái kia… vv nên tôi mới… người Việt Nam rất hay vậy.

Người Nhật thì không đơn giản như thế.

Xin lỗi thể đức tính khiêm tốn của con người. Mà khiêm tốn là đức tính được đánh giá rất cao ở Nhật.

Việc xin lỗi chưa hẳn là việc nhận mình sai mà có khi nó thể hiện thái độ tích cực, cầu tiến, có ý thức trách nhiệm.

Dù có lý do như thế nào đi nữa thì ban đầu họ vẫn nhận lỗi về mình. Họ nghĩ con người bạn là do chính bạn điều khiển nó. Để cho nó mắc sai lầm là lỗi của chính bạn chứ không phải ai khác.

Ví dụ như hôm nay bạn đi trễ, vì đường kẹt xe. Bạn nghĩ bạn trả lời như vậy giám đốc có đồng tình không?

Giám đốc Hidehito Hishinuma cúi đầu và gửi lời xin lỗi đến toàn thể người tiêu dùng

Với người Nhật là hoàn toàn không được. Suy nghĩ của giám đốc đó như thế này: “Nếu có tình trạng kẹt xe thì bạn phải là người tiên liệu được khả năng ấy và sau đó bạn phải trừ hao luôn khả năng bị kẹt xe vào giờ xuất phát đi làm của mình để nếu có lỡ kẹt xe bạn vẫn đến đúng giờ”.

Nếu bạn đang làm cho các công ty Nhật thì hãy ghi nhớ nét văn hóa đó nhé.

Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu một vài từ ngữ dùng để xin lỗi trong tiếng Nhật.

Xin lỗi được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau và phân ra nhiều cấp độ từ bạn bè, thân thích cho đến người lớn tuổi hoặc trong môi trường công ty.

Vậy cách người Nhật xin lỗi ra sao ?

Những ngày đầu chập chững học tiếng Nhật ta thường được các thầy cô chỉ cho từ “Sumimasen” và đây cũng là cách dùng để xin lỗi phổ thông nhất. Ví dụ khi bạn vô tình đi vấp phải người khác hoặc muốn nhờ ai đó làm giúp mình cái gì.

Khi nói xin lỗi, người Nhật thường cúi đầu với cung độ phụ thuộc vào cấp bậc xã hội của đối tượng.

Ngoài ra còn một từ nữa cũng rất hay được sử dụng khi nói xin lỗi đó là “Gomen”. Để thêm phần nghiêm trang, hãy dùng “Gomen-nasai”, còn khi muốn thân thiện hơn thì một câu “Gomen-ne” là đủ.

Tuy nhiên, đây là cách nói mang sắc thái “trẻ con” và không thể đối đáp tùy tiện trong mọi tình huống. Vậy nên, để an toàn khi không biết chắc chắn, tốt nhất bạn hãy cứ “Sumimasen”.

Có một cách xin lỗi giữa bạn bè thân thiết là “Warui warui” hay “Warukatta”. Vì là bạn bè, nếu bạn dùng những từ quá trịnh trọng thì tình bạn ấy lại trở nên khách sáo quá. Không nên như vậy nhé các bạn.

Một cách nói xin lỗi quan trọng nhất mà bạn phải tuyệt đối nhớ khi làm ăn với công ty Nhật là “Moushi wake arimasen”. Vì tính chất nặng nề của nó mà người Nhật chỉ thường dùng nó trong giao dịch mua bán với khách hàng hoặc mắc lỗi nặng trong công ty mình làm việc.

Đây là hình ảnh hãng Sony xin lỗi vì cửa hàng online PSN bị hack, ảnh hưởng đến việc truy cập của khách hàng vào năm 2011.

Việc tập thói quen xin lỗi cũng chẳng đơn giản chút nào phải không?

Nhưng đó là một phần quan trọng trong văn hóa cũng như truyền thống của “Đất nước Mặt Trời mọc”. Mỗi ngày tập một chút.

Quen được nét văn hóa này bạn dễ dàng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật Bản, đặc biệt là khi bạn có ý định học tập hay làm việc tại quốc gia này

Kengo Abe

No comments: