Friday, May 12, 2017

CẨM SẮT (錦瑟)


Cẩm sắt - Lý Thương Ẩn


Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, 
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên. 
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp, 
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên. 
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ, 
Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên. 
Thử tình khả đãi thành truy ức, 
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.



錦瑟 - 李商隱

錦瑟無端五十弦, 
一弦一柱思華年。 
莊生曉夢迷蝴蝶, 
望帝春心託杜鵑。 
滄海月明珠有淚, 
藍田日暖玉生煙。 
此情可待成追憶, 
只是當時已惘然。



Đàn gấm (Người dịch: Vương Thanh)

Ðàn gấm, năm mươi sợi ảo huyền 
Từng dây, từng trục gọi hoa niên 
Trang sinh, mộng sớm mơ hồn bướm 
Thục đế, lòng xuân gửi tiếng quyên 
Trăng sáng, lệ châu nhòa Bích Hải 
Nắng hanh, khói ngọc tỏa Lam Ðiền 
Tình này ôn lại còn thương cảm 
Một thuở đau lòng chữ nợ duyên



Sơ lược tiểu sử tác giả:

Lý Thương Ẩn 李商隱 (813-858) tự Nghĩa Sơn 義山, hiệu Ngọc khê sinh 玉谿生, người Hà Nội, Hoài Châu (nay Tầm Dương, phủ Hoài Khánh, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Thuở thiếu thời giỏi văn thơ, được giao du với các con của tể tướng Lệnh Hồ Sở, trong đó có Lệnh Hồ Đào. Bấy giờ trong triều có hai phe đối nghịch nhau, tranh quyền đoạt lợi, một phe là Tăng Ngưu Nhu, phe kia là Lý Đức Dụ, hầu hết quan lại đều bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp ấy. Sở theo phe Ngưu. Năm Lý Thương ẩn mười bảy tuổi (829), Sở tiến cử làm tuần quan mạc phủ. Năm hai mươi lăm tuổi (837), ông lại được Lệnh Hồ Đào khen ngợi, nâng đỡ nên đỗ tiến sĩ năm Khai Thành thứ 2. Năm sau ông được Vương Mậu Nguyên, tiết độ sứ Hà Dương mến tài, dùng làm thư ký và gả con gái cho. Chẳng may, Vương thuộc phe Lý Đức Dụ khiến ông trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, xảo quyệt vô hạnh trong mắt Lệnh Hồ Đào. Vương Mậu Nguyên chết, rồi Lý Đức Dụ thất thế, ông đến kinh sư nhưng không được làm gì cả. Sau nhờ Trịnh Á vận động, ông được làm chức quan sát phán quan. Trịnh Á bị biếm ra Lĩnh Biểu, ông cũng đi theo. Ba năm sau ông lại trở về, làm truyện tào tại Kinh Triệu. Ông nhiều lần đưa thư, dâng thơ cho Lệnh Hồ Đào để phân trần và xin tiến dẫn, nhưng vẫn bị lạnh nhạt. Tiết độ sứ Đông Thục là Liễu Trọng Hĩnh dùng ông làm tiết độ phán quan, kiểm hiệu Công bộ viên ngoại lang. Liễu bị bãi quan, ông cũng mất chức. Như thế là ông mắc kẹt giữa hai phái, chưa hề được đắc chí trên hoạn lộ, cứ bôn tẩu khắp nơi: Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Từ Châu nương nhờ hết người này đến người khác, long đong khốn khổ. Cuối cùng ông về đất Oanh Dương thuộc Trịnh Châu rồi bệnh chết năm 46 tuổi. 
(Sưu tầm trên mạng)

No comments: