Sunday, May 14, 2017

SHIITAKE MUSHROOM

Mấy tuần trước vào một tiệm rau quả Úc có thấy loại Pine mushroom (giá 29.99 đô/kg) và đã giới thiệu với các bạn rồi, hôm nay cũng vào tiệm ấy bên cạnh loại Pine mushroom có thêm một thùng Shiitake mushroom với giá khủng hơn 49.99 đô/kg. Tôi cũng đưa lên mũi ngửi thì cũng không có cảm thấy có mùi gì hết nhưng cũng không biết đây là loại nấm gì.


Về nhà lên mạng tra tự điển thì nói là nấm Hương hoăc được gọi cái tên khác là nấm Đông Cô, tôi chưa tin lắm vì nấm Đông Cô thì rất thường ăn (Đông Cô đen để khìa và Hoa Cô để xào) và đôi khi ăn lẩu vẫn mua nấm Đông Cô tươi từ những tiệm tạp hóa Tàu thì cũng đâu có mắc như thế, và cả nấm kim chi tươi, nấm bào ngư hay nấm đùi gà,.. cũng chỉ có mấy đô một bao hay khay nhỏ. Lượn qua, lượn lại thì tự điển nào, wikipedia hoặc bách khoa cũng cùng dịch và giải thích Shiitake mushroom là nấm Hương tức là nấm Đông Cô, tôi xem qua giá cả trên mạng thì thấy có lẽ không sai vì Đông Cô khô của Mỹ có giá trên 200 đô/kg.


Có lẽ tôi không có đi chợ nhiều nên chỉ biết ăn mà không biết giá. Mời các bạn đọc qua giải thích của Wikipedia:

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu gọi nó theo tên tiếng Nhật, shiitake (kanji: 椎茸; âm Hán Việt: chuy nhung), có nghĩa "nấm cây chuy shii", lấy từ tên gọi loại cây gỗ dùng để cấy nấm.Tiếng Hoa, gọi là hương cô (香菇, có nghĩa là "nấm thơm"). Ngoài ra Trung Hoa còn phân biệt hai phân loại: đông cô (冬菇, "nấm mùa đông") và hoa cô (花菇, "nấm có hoa", vì mặt nấm có vân nứt rạn như hoa văn); cả hai đều mọc ở nhiệt độ thấp. Tiếng Anh còn dùng các tên Chinese black mushroom (nấm đen Trung Hoa) và black forest mushroom (nấm rừng đen) để gọi loại nấm này.Tiếng Triều Tiên gọi nấm hương là pyogo (hangul: 표고; hanja: 瓢菰, âm Hán Việt: biều cô), còn tiếng Thái Lan gọi là hed hom (เห็ดหอม, "nấm thơm").Loài này trước đây có tên khoa học là Lentinus edodes và Agaricus edodes. Tên gọi sau lần đầu tiên được nhà thực vật học người Anh Miles Joseph Berkeley sử dụng năm 1878.

Ngoài ra nấm Huong còn có rất nhiều công dụng như sau, mời bạn đọc tiếp. (LKH)

Nấm hương tên khoa học là Lentinus edodes(Berk) thuộc họ nấm tán (polyporaceae). Gọi là nấm hương vì loại nấm này có mùi hương rất hấp dẫn.


Nhiều nghiên cứu đã xác nhận nấm hương chứa một hàm lượng chất khoáng khá phong phú, nhất là Kali. Ngoài ra, nó còn bao gồm các loại Vitamin B2, D,PP,Protein, chất xơ, lipit và Polisacarit giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể như : Hạ huyết áp, ngăn ngừa cục máu đông làm tắc mạch,giảm choresterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin hiệu quả, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị ung thư, chữa tàn nhang.

Nấm hương được mệnh danh là "hoàng hậu giới thực vật", là "vua của các loại rau" (can thái chi vương) vì nấm hương là loại thực vật giàu protein nhất (12 - 14g protein/100g nấm hương khô, nhiều hơn bất cứ loại rau nào và có thể so sánh với lượng protein trong thịt).


Nấm hương còn được gọi với những tên khác là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm...


NẤM HƯƠNG VÀ CÁC TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

Trong Đông dược , nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng,được tôn là dược liệu chống suy lão và trường thọ.


Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm. Công dụng chữa bệnh của nấm hương đã được biết đến ở Trung Quốc từ thời Xuân thu. Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định: nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá... Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng... 


※Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng .

※Kháng khuẩn và vi rút

Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh chất lenti-nan trong nấm hương có khả năng kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm bệnh và ký sinh trùng. Đặc biệt lenti-nan làm giảm mạnh sự suy sụp khi trị liệu hoá chất cho chuột gây lao phổi thực nghiệm, chống lại sự xâm nhiễm của vi rút viêm não VSV, vi rút Abelson, Schistosoma man - soni và S.japonicum, chống bội nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân AIDS.


※ Chống ung thư

Các công ty của Nhật như Công ty Ajinomoto, Yamanouchi đã từ sợi nấm hương bào chế ra lentinan như là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thu dạ dày cho hiệu quả cao.
Đặc biệt lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống ung thư cho kết quả là chất này hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Ngay cả trong những trường hợp ung thư đường dạ dày - ruột đến giai đoạn 3, kết quả vẫn rất khả quan.

※Giảm Cholesterol

Các nhà khoa học đã chứng minh nấm hương có khả năng làm giảm mức cholesterol và các lipid trung tính trong máu. Chính vì vậy, nấm hương được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch.


Nấm hương có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh, vì vậy có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.

※Giải độc và bảo vệ tế bào gan

Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone đối với tế bào gan, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.


※Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá

Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hoá tế bào. Nấm hương có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ
(Sưu tầm trên mạng)

Link tham khảo:



No comments: