Wednesday, June 28, 2017

CON CÁ GIÁ 300,000 ĐÔ

Với sự chính xác tuyệt đối, viên bác sỹ phẫu thuật đưa con dao mổ vào phía trên tròng mắt và lấy ra một lớp cơ mỡ bất thường. Việc nâng mắt bình thường sắp hoàn chỉnh thì đột nhiên bệnh nhân tỉnh lại, nghẹt thở và nhảy lạch bạch trên bàn. Những người chứng kiến nín thở. Biết thời gian là tối quan trọng, viên bác sỹ chụp bệnh nhân bằng hai tay, chạy thật nhanh băng qua sân khấu và thả cô ta vào bể nước. Cô ta tỉnh lại.


Bỡi vì cô ta là một con cá.

Vâng, việc nâng mắt cá thực sự xảy ra. Tương tự như việc sửa vây và đuôi. Nơi thực hiện là phố buôn bán ở Jakarta, Indonesia, nơi một triển lãm thú cưng đang được tiến hành. Về bệnh nhân, cô sống sót, đôi mắt sụp xuống trước đây của cô giồ sáng sủa và linh động.

Một điều tốt nữa, là vì con cá này không phải là một con cá vàng bình thường, mà là một con cá rồng Á châu, cư dân bể cá đắt đỏ nhất của thế giới, được đồn đại là bán tới 300.000 đô một con.

Ở Trung Hoa, cá này được gọi là lóng yú, cá rồng, vì thân dài của nó được bọc bằng những vảy lớn, tròn và sáng loáng như những đồng tiền. Khi trưởng thành, loài cá săn mồi cổ xưa này đạt đến chiều dài bằng một thanh kiếm samurai, cỡ hai đến ba feet, và có màu đỏ, vàng hay xanh lá cây. Một cặp râu từ cằm nhô ra, và nửa sau gợn sóng giống như những con rồng giấy trong cuộc diễu hành năm mới Trung Hoa. Sự giống nhau này làm sản sinh ra niềm tin con cá này mang lại vận may và thịnh vượng – rằng thậm chí nó sẽ tự vẫn bằng cách nhảy qua khỏi bể nuôi, hy sinh mạng sống của nó để cứu mạng chủ nhân.

Được bảo vệ bỡi Luật bảo vệ các loài nguy cấp, cá rồng Á châu không thể được mang vào Mỹ hợp pháp như một thú nuôi, mặc dù thị trường chợ đen nở rộ từ New York tới Los Angeles. Hồi đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, một chủ nhà băng ở Wall Street đã tuyệt vọng trong nước mắt khi nhà chức trách tịch thu con cá cưng bất hợp pháp mà ông ta không thể cưỡng lại vẻ hấp dẫn của nó.


Cá rồng aka – Asian arowana – trưởng thành, dài tới 3 feet.

Gần đây hơn, năm 2012, một người buôn lậu loài cas1 này đã bị tạm giam tại Trung tâm giam giữ Brooklin, nhà tù liên bang nơi từng giam trùm gia đình tội phạm Gambino, John Gotti Jr., và thành viên al Qaeda, Najibullah Zazi, người vạch kế hoạch âm mưu làm nổ tung hệ thống tàu điện ngầm New York.

Tuy nhiên, ở hải ngoại, loài cá này là mặt hàng thèm khát công khai ở thị trường xa xỉ hợp pháp. Hoàn toàn bị xóa sổ trong tự nhiên, cá rồng Á châu được cho đẻ trong các trại nuôi an ninh cao ở Đông Nam Á và được gắn chip theo dõi. Đa số các cơ sở này có tường lưới , tháp canh và chó tuần tra vòng ngoài vào ban đêm để bảo vệ chống lại những tên cướp cá.

Singapore, nơi một thời được xem là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới, từng xảy ra bốn vụ trộm cá rồng trong một tuần. Một tên trộm đánh bất tỉnh một cụ bà trong khi tẩu thoát mang theo con cá quý của bà trong xô nước.


Ở Malaysia, 5 con cá rồng bị đánh cắp từ nhà của một phụ nữ được tường thuật là có giá trị cao hơn tất cả tài sản khác của bà cộng lại. Ngoài ra, trong một hành động bạo lực gây rúng động, một chủ cữa hàng cá cảnh 31 tuổi đã bị đâm chết và cắt cổ – chỉ vì những con cá của anh ta.

Dù có những hành động tội phạm ngầm, bức tranh lớn hơn của ngành cá rồng có vẻ ít giống buôn bán ma túy, mà giống cảnh mua bán tranh nghệ thuật náo nhiệt của Manhattan, với những mức giá phá mọi kỷ lục, những tay mua nặc danh, những vật phẩm bị đánh cắp, những nhà buôn ghê tởm và những vụ giả mạo tinh vi.



Vào năm 2009, 10 con cá rồng bạch tạng hiếm được vận chuyển với sự hộ tống của cảnh sát để đến Hội thi cá rồng quốc tế ở Singapore – tương đương với Hội thi chó Westminster – nơi những cảnh vệ có vũ khí đứng canh chừng để ngăn cản bất kỳ kẻ nào có khả năng ném chất độc vào các bể cá.

Người nuôi loài cá đột biến ma quái này, doanh nhân Malasia tên Alan Teo, nói rằng một nhà lãnh đạo có tiếng của đảng cộng sản Trung Hoa vừa mua một con với giá 300.000 đô. Ông nói một con nữa được bán cho ông trùm casino Las Vegas, yêu cầu chuyển cá tới Canada, nơi, không giống như ở Mỹ , loài này là hợp pháp. Con thứ ba thuộc về một trùm tư bản ngành nhựa Đài Loan, người kiếm được gia tài nhờ sản xuất bàn chải đánh răng.

“Vài người nghĩ chỉ là lời đồn, nhưng đó là sự thật”, ông Teo nói về câu chuyện không chắc xảy ra của mình, trong khi đưa hai tay lên để mô tả họ đã run rẩy như thế nào vào ngày ông mang một con cá rồng bạch tạng thả vào bể nuôi trong lâu đài của lãnh chúa Johor – người có tiếng độc ác là đã giết chết người vác gậy đánh golf dám cười thầm khi ông ta đánh hỏng một gậy.

Việc chứng minh ai trả cái gì cho con cá nào cũng giống như chứng thực giá cả bị thổi phồng mà những người buôn tranh nghệ thuật tường thuật – không thể được.

“Công bằng mà nói, không phải tất cả các con cá rồng đều có giá cao như thế”, “Kenny Cá Rồng”, tay buôn lập dị Singapore thuộc Trung tâm thế giới cá cảnh Á châu hào nhoáng, thừa nhận.

Tay triệu phú hút thuốc liên tục có tiếng trong việc đưa các hình ảnh nude phía sau các vật nuôi thủy sinh, tên thật là Kenny Yap, là chủ tịch điều hành của trang trại cá cảnh ăn nên làm ra đến nỗi nó được liệt kê trên sàn chứng khóan chính của Singapore. Báo chí nước này từng phong cho ông ta là một trong những người độc thân thích hợp nhất để lấy làm chồng, và đề nghị ông ta tổ chức một chương trình thực tế của Donald Trump, “ The Apprentice”.

Một con Sapphire Golden Arowana đang bơi trong bể cá của chủ nhân ở Kuala Lumpur.
Như Yap giải thích, đa số cá rồng được bán ở khoảng sáu tháng tuổi khi chúng dài xấp xỉ cây bút chì và thường có giá 1.000 đến 2.000 đô một con.

“Người ta muốn nuôi chúng từ nhỏ để tạo ra một mối quan hệ nào đó”, ông nói, giải thích thêm là cá này có thể sống đến vài thập kỷ – không ai biết chính xác bao lâu, mặc dù khi nuôi cảnh chúng thường chết trước khi trưởng thành.

Trước đây, Yap nói với báo chí rằng một con cá rồng có thể được huấn luyện như chó và mèo để “ở cạnh chủ nhân khi ông ta không vui” (Đừng bận tâm nó bị giới hạn trong bể cá). Điều hài hước trong mối quan hệ này là con cá có khuynh hướng nóng nảy và có hành vi “như một đứa trẻ hư”.

Willie Si, còn có tên là “Bác sỹ Arowana” , cha đẻ của ngành phẫu thuật cá rồng, đồng ý. Là một thợ sửa xe hơi Singapore, Si đặt một bản quảng cáo tìm kiếm “cá rồng có khiếm khuyết và hư hỏng” vào đầu thập kỷ 90 và bắt tay vào việc chữa trị , cắt đuôi chúng bằng kéo để giống những bông hoa cúc. Cuối cùng, ông ta tiên phong trong việc sử dụng các dụng cụ bằng kim cương để loại bỏ nấm phát triển trong mắt cá.

Những ác ý khi phẫu thuật hỏng cuối cùng khiến Si đóng cữa hàng và hạn chế tư vấn qua điện thoại. Khi khách hàng điện hỏi sao cá họ không ăn, ông bảo họ nghĩ lại xem họ có nói gì khiến cá buồn lòng không.

“Đừng lo”, Si nói. “Hãy nói chuyện với cá. Hãy nói bạn đã mắc sai lầm. Ngày sau sẽ OK thôi.”

Có lẽ bạn trông đợi một loài sinh vật rất được ưa chuộng bỡi những người thích phong thủy- và được đánh giá cao bỡi yakuza, những thành viên thuộc tổ chức tội phạm có tổ chức của Nhật Bản – có ý nghĩa thần thoại sâu sắc trong văn hóa Á châu. Không phải như vậy. Chỉ trước đây ít thập kỷ, cá này là loài cá bình thường mà những người địa phương ăn trong các bữa cơm của họ.

Con Platinum Arowana này giá 50.000 đô
Chỉ khi nơi sinh sống trong các rừng già ẩm thấp biến mất, và lệnh cấm buôn bán quốc tế dường như làm tăng nhận thức quý hiếm, loài cá này mới chuyển thành biểu tượng giàu sang và mặt hàng xa xỉ khoảng 1980. Hiện nay ý tưởng ăn cá rồng là vô cùng lố bịch đối với nhiều người.

Tuy nhiên, vẫn có lời đồn về những tay tỷ phú Trung Hoa trả số tiền lớn để ăn loài cá nguy cấp này. Phụ giúp điều tra việc này, một nhà báo ở Guangzhou không thể giữ được nét mặt bình thản khi gọi một con tại một nhà hàng hải sản.

“Nó giống như gọi ăn một món gì không thể ăn được – giống như một miếng sắt vậy”, tay thanh niên trẻ cười cười giải thích, món khoái khẩu của anh ta là thịt chó.

Bỡi Emily Voigt, New York Post

Theo: Biển Và Người

Link tham khảo thêm:



No comments: