Wednesday, May 30, 2018

NHẬT KÝ "ĐI VỀ TÀU" - NGÀY 6 (NAM KINH - TÔ CHÂU)

Nếu các bạn có dịp đi thăm các viện bảo tàng Trung Quốc thường thấy các loại cổ vật làm từ ngọc thạch, người Trung Quốc rất coi trọng ngọc và là món trang sức nói lên đẳng cấp của ngày xưa. Các bạn thấy chữ "quốc" theo tiếng Hán còn một cách viết là 国 với ý nghĩa ngọc là trung tâm, là biểu tượng của đất nước. Ngọc ở Trung Quốc hiện nay rất ít, đa số ngọc có trên thị trường hiện nay đều xuất xứ từ Miến Điện và ngọc được phân thành 3 đẳng cấp A, B và C.



Loại A: Ngọc nguyên thủy, đẹp là đẹp, xấu là xấu như người con gái nõn nà chưa trang điễm.


Loại B: Ngọc có sự nhúng tay của con người để tẩy những chất dơ bên trong bẳng hóa chất làm cho sạch và trong lên như người đàn bà bắt đầu trang điễm cho đẹp.

Loại C: Ngọc được bơm tẩm màu, gia công cho đẹp như người đàn bà qua dao kéo, thêm bớt, độn hút cho đẹp lên.



NAM KINH (南京) - TÔ CHÂU (蘇州)

Sáng hôm nay chúng tôi đến tham quan một trung tâm bán ngọc mà nôm na tiếng Việt thường hay gọi là cẩm thạch, mới bước vào đại sảnh, một con tỳ hưu khổng lồ nằm ngay trên lối đi, ai cũng lại vuốt mà vuốt phải có cách nha. Xòe hay bàn tay chà sát nhau cho ấm rồi vuốt lưng bụng và đuôi rồi nắm lại đút vào túi quần để mang tài lộc cho mình vì đây là một con linh vật "ăn mà không ỉa" chỉ có vô chứ không có ra.



Cũng như bài bản củ, chúng tôi được mời vào phòng, uống nước, nghe nói về các loại ngọc, cách phân biệt lựa chọn. Ngày trước mình thích ngọc có vân xanh lục nhưng ngọc bây giờ là phải trong và mắc tiền nhất là loại ngọc trong gần như thủy tinh. Ngọc trong khi ánh sáng xuyên thầu. Anh chàng giới thiệu luôn nói "ngọc không bao giờ có giá, nó là vô giá và càng lâu càng quý" để nâng cao giá tiền. Màu sắc của ngọc có thể giả nhưng độ trong khi ánh sáng xuyên thấu thì không thể giả được, nó là đỉnh cao của giá trị và cấp bậc của ngọc.



Các bà các cô dính ở đây thật lâu, thử các vòng tay, cái mà ai cũng thích. Trong đoàn có 2 vợ chồng người bạn lần đầu đi Trung Quốc nên mê quá. Người bán hàng mời họ vào phòng vip thuyết phục và vợ chồng anh mua hơn 80 ngàn tệ những mặt dây chuyền và vòng tay. Mấy năm trước chúng tôi đã đến đây rồi, bà xã có mua chiếc vòng tay, người bán thấy cứ khen hoài và nói đó là loại A, nếu thích thì đổi chiếc khác cao cấp hơn vì thấy vợ chồng tôi không muốn mua, họ sẽ mua lại chiếc củ với giá gần 20 ngàn tệ (dụ khị đó) nhưng tôi lắc đầu. Tôi đi xuống lầu, nơi đây bày bán các mặt dây chuyền đủ loại, ngang qua một quầy nọ thấy có bán tỳ hưu, tôi lại lựa mấy con bằng ngọc đen vì tỳ hưu có 5 mầu tượng trưng cho ngũ hành, mua tỳ hưu phải xem mạng mình thích hợp hay được hành nào hổ trợ thì mua con màu đó chớ không chọn đại theo ý. Tôi chọn 1 con ngọc đen và một con ngọc mắt mèo có 2 màu vàng và đen thích hợp cho mạng kim và cần hành thủy hổ trợ. Sau đó thì cũng xong, anh bạn tôi rút tới "cháy" cái visa, ra xe anh ta đánh điện về Úc kêu thằng con bỏ thêm tiền vào.



Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình, bây giờ đi đến một di tích lịch sử, đó là tháp Báo Ân (報恩塔) mà ngày xưa Tôn Quyền đã xây một bảo tháp bằng lưu ly tặng cho mẹ để báo ân sinh thành. Bảo tháp đã đổ nát vì chiến tranh và thời gian bây giờ chỉ còn một nền móng củ nhưng giờ đây người ta đang xây lên một bảo tháp mới bằng thủy tinh. Công trình xây dựng tháp chưa xong nhưng chung quanh khu bảo tàng, triển lãm đã mở cửa cho du khách tham quan. Hoành tráng lắm các bạn ạ.
 


Trong đây có một khu triển lãm và bán các loại nghệ thuật tranh vẻ bên trong cái ve nhỏ, cái chai hay những quả cầu thủy tinh, một nghệ thuật được tôn vinh thành quốc bửu. Bên cạnh đó còn một khu trưng bày các vật dụng về Phật giáo và văn hóa cổ truyền. Khi bạn đi lòng vòng trong đây không cần quay lại vì ngỏ ra là chổ vào và cạnh đó là một nhà hàng rộng lớn với cả trăm bàn, nơi chúng tôi sẽ ăn trưa trước khi đi Tô Châu.



Chúng tôi nghĩ là sẽ đến Tô Châu sớm không ngờ trên đường đi có một tai nạn giao thông làm tắc nghẹn đường cao tốc, chờ thật lâu hoặc bò đi từng bước về đến Tô Châu thì cũng gần 6 giờ chiều. Xe dừng lại bên một công viên, chúng tôi đi bộ xuống bến tàu và bắt đầu chuyến thuyền du "Đại Vận Hà" (大運河), con kinh đào hàng ngàn năm tuổi. Phần cổ xưa nhất của kênh đào này có niên đại thế kỷ 5 TCN.



Trên đường về khách sạn chung tôi ghé qua kiến trúc "tổ chim". Kiến trúc này nguyên thủy được xây dựng tại Tô Châu, sau đó trong thế vận hội Bắc Kinh 2008, kiến trúc này được xây lại ở Bắc Kinh và trở thành trung tâm vận động quốc gia. Ai cũng chụp hình rồi đi ăn tối.


Về đến khách sạn cũng hơn 9 giờ tối, để hành lý xuống ai cũng đi ra phố xem còn tiệm nào mở không vì cô dẫn đoàn nói dân Tô Châu ngủ rất sớm và thức rất sớm để vận động và tập thể dục cho khỏe vì ở Trung Quốc chi phí y tế rất mắc. Quả thật hàng quán đều đóng cửa ngay cả trung tâm thương mại bên cạnh cũng đóng hết trừ trên lầu một căn karaoke còn mở. Chúng tôi đi thêm một đoạn đường thì có một tiệm 7-11 còn mở, tôi vào mua bia, nước suối, bao khoai tây chiên rồi về nhâm nhi và ghi lại những chuyện cần nhớ trong ngày.

LKH
(còn tiếp - ngày 7)


No comments: