Monday, August 13, 2018

CAO ĐÀO "CỬU ĐỨC" - 皋陶“九德”

Khổng Tử nói: “Thuấn hữu thiên hạ, tuyển vu chúng, cử Cao Đào, bất nhân giả viễn hĩ” (舜有天下, 选于众, 举皋陶, 不仁者远矣.)(Luận ngữ – Đằng Văn Công thượng, phần I).


Tạm dịch nghĩa: “Vua Thuấn có được thiên hạ, liền tuyển chọn hiền tài, chọn được Cao Đào, và những kẻ xấu đều lánh xa”. Theo sử sách, Cao Đào là quan trông coi hệ thống Tư pháp thời vua Thuấn, chấp pháp nghiêm cẩn mà công chính, thiên hạ không có ai bị xử oan. Ông chú trọng giáo hóa, chế tác lễ nhạc.
Cao Đào là người thành Cao Thành (nay là thành phố Lục An, tỉnh An Huy). Ông quản lý tư pháp, cùng với các vị vua Nghiêu, Thuấn, Vũ được xưng tụng là “Thượng cổ tứ Thánh” (“Bốn vị Thánh thời thượng cổ của Trung Quốc”). Cao Đào cho rằng Thiên Thượng tạo ra vạn vật vốn dĩ có chứa đựng đặc tính mỹ hảo kỳ diệu, vì vậy tuân theo thiên ý, bảo trì đức tính mỹ hảo ấy chính là trách nhiệm thần thánh của con người. Ông còn đề xuất “Thiên mệnh hữu đức”, “Thiên thảo hữu tội”, chuẩn mực “Thánh nhân cửu đức” ( nghĩa là “Trời trao sứ mạng cho người có đức”, “Trời diệt kẻ có tội”, chuẩn mực “9 Đức tính của Thánh nhân”).


Cao Đào đề xuất “Cửu Đức” như thế này: “Khoan nhi lật (khoan dung đại lượng nhưng cũng nghiêm túc cung kính), nhu nhi lập (tính tình ôn hòa nhưng lại có chủ kiến), nguyện nhi cung (cẩn thận tỉ mỉ nhưng cũng trang trọng nghiêm túc), loạn nhi kính (có tài trị quốc nhưng cũng thận trọng), nhiễu nhi nghị (giỏi lắng nghe ý kiến của người khác nhưng cũng cương nghị quyết đoán), trực nhi ôn (hành vi chính trực nhưng thái độ ôn hòa), giản nhi liêm (khoáng đạt giản dị nhưng cũng chú trọng cả những việc nhỏ), cương nhi tắc (cương trực nhưng cũng vẹn toàn), cường nhi nghĩa (kiên cường dũng cảm nhưng cũng phù hợp đạo nghĩa)”.
Cao Đào cũng đề xuất “Thận thân”, “Tri nhân”, “An dân” làm phương sách để trị quốc. “Thận thân” nghĩa là phải tự nghiêm khắc yêu cầu chính mình, lấy bản thân làm gương, khiến dân chúng kính phục noi theo. Bề trên lệnh cho kẻ dưới, mà bề trên bản thân lại bất chính, thì dân chúng không trọng Đạo lý, có Luật nhưng không phục tùng. “Tri nhân” nghĩa là chọn lấy người có đức có tài, biết mưu cầu lợi ích cho dân. “An dân” ý là: chỉ khi người dân có cuộc sống yên ổn mới thể hiện được Uy đức của bậc Đế vương.
(Sưu tầm trên mạng)


皋陶“九德”
孔子说:“舜有天下,选于众,举皋陶,不仁者远矣。”(《论语·滕文公上》)史书上说皋陶为大理,执法严谨而公正,天下无冤狱。他注重教化,制礼作乐。
皋陶,皋城(今安徽六安)人,掌管司法,与尧、舜、禹一起被称为“上古四圣”。皋陶认为,上天造就了万物并赋予了其美好的德性,因此一切遵从天意,保持美好的德性是人的神圣职责。皋陶提出“天命有德”、“天讨有罪”、“圣人九德”等。
皋陶提出的“九德”是:“宽而栗(宽宏大量而又严肃恭谨),柔而立(性情温和而又有主见),愿而恭(态度谦虚而又庄重严肃),乱而敬(具有才干而又办事认真),扰而毅(善于听取别人意见而又刚毅果断),直而温(行为正直而又态度温和),简而廉(直率旷达而又注重小节),刚而塞(刚正不阿而又脚踏实地),强而义(坚强勇敢而又合符道义)。
皋陶还提出“慎身”、“知人”、“安民”的治国方略。“慎身”就是严格要求自己,以身作则,使百姓敬服。上行下效,而上其身不正,虽令不从。“知人”方面,是指只有知人善任才能为民谋利。“安民”指人民的生活安定了才能显示出德政的威力。
(網上搜查)

No comments: