Sunday, January 27, 2019

13 ĐÊM 14 NGÀY TRÊN BIỂN CẢ (TỪ 04 ĐẾN 17/12/2018) - PHẦN 7

Trong chuyến đi hôm nay, chúng tôi hy vọng sẽ tham quan được những quang cảnh tuyệt vời như trong phim mà Hollywood đã quay ở New Zealand, chúng tôi đã đăng ký tour đi xem những cảnh quay ở phim trường với giá 335 đô mỗi người. Rốt cuộc hoàn toàn thất vọng và chẳng hứng thú tìm hiểu xem cái vùng mình đến tên gì chỉ biết là mất một ngày tốn công đi, tốn tiền mà lại không như mình mong muốn:



AKAROA - HƯỚNG VỀ NÚI TUYẾT TÌM MẢNH ĐẤT THẦN TIÊN

Chúng tôi phải thức sớm, khi ra ăn sáng mới biết tàu đã đậu lại nhưng không phải ở cảng mà là neo ở ngoài khơi. Khi lên trên sundeck nhìn vào bờ mới biết, tàu neo ngoài vịnh và nhìn vào bờ thì còn xa lắm nhưng đẹp với một vòng cánh cung bao quanh tàu. Chúng tôi sẽ tập trung ở nhà hát như theo hướng dẫn. Ở đây tùy theo tour mà nhân viên trên tàu sẽ dán cho một tấm giấy có đánh số và ngồi vào khu riêng có thể để tiện việc sắp xếp thứ tự lên bờ vì phải ngồi tàu nhỏ vào bến.



Khác hơn ngày hôm qua, hôm nay chúng tôi xếp hàng xuống tàu nhỏ nên phải đi xuống tầng 3. Tầng này gần mặt nước, chiếc tàu nhỏ có sức chứa chắc phải hơn 50 người, rồi ai nấy yên vị và tàu chạy vào bờ. Tàu chạy thật nhanh, cũng nhồi sóng, tôi hơi ớn nhưng cũng yên tâm vì không có gì nguy hiểm nên họ không yêu cầu mình mặc áo phao bảo hộ, cũng phải mất hơn 20 phút tàu mới vào bến cảng.


Akaroa chỉ là cảng du lịch nên không thể cho thuyền lớn cập bến. Vẻ đẹp như tranh vẽ của nó thể hiện một sự tinh tế độc đáo kiểu Pháp trong khi môi trường ngoạn mục của nó mời gọi mọi người khám phá. Các bạn chịu khó đọc tạm chi tiết về Akaroa của Wikipedia, dịch bởi Google nhé:

AKAROA:

Akaroa là một thị trấn nhỏ trên bán đảo Banks thuộc vùng Canterbury của Đảo Nam của New Zealand, nằm trong một bến cảng cùng tên . Tên Akaroa là Kāi Tahu Māori có nghĩa là "Cảng dài" (long harbour), sẽ được đánh vần là "Whangaroa" trong tiếng Māori tiêu chuẩn.

Thị trấn cách thành phố Christchurch 84 km (52 ​​dặm) và là điểm cuối của Quốc lộ 75. Nó nằm trên một bến cảng được che và bao quanh bởi tàn dư của một ngọn núi lửa miocene . Akaroa hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa trên các ngọn đồi.


Hector Dolphins

Akaroa là một thị trấn nghỉ mát nổi tiếng. Nhiều con cá heo Hector có thể được tìm thấy trong bến cảng và 'bơi cùng các tour du lịch bằng thuyền của cá heo là một điểm thu hút khách du lịch lớn. Trong cuộc điều tra dân số New Zealand 2013 , dân số thường trú là 624, tăng 9,5% kể từ năm 2006. Thị trấn có tỷ lệ cao (31,3%) cư dân trên 65 tuổi. 

Ōnuku marae, một marae (nơi gặp gỡ bộ lạc) của Ngāi Tahu và chi nhánh Ōnuku Rūnanga của nó, nằm ở Akaroa. Nó bao gồm Karaweko wharenui (nhà hội họp)

Lịch sử:

Năm 1830, khu định cư của người Māori tại Takapuneke, ngay phía đông thị trấn Akaroa hiện tại, trở thành hiện trường của một vụ việc khét tiếng. Thuyền trưởng của Anh , Elizabeth Stewart, John Stewart, đã giúp trưởng đảo Bắc Ngāti Toa , Te Rauparaha , bắt giữ tù trưởng Kāi Tahu của địa phương, Tāmaiharanui, vợ Te Whe và con gái nhỏ của ông, Roimata. Việc ở Takapuneke đã được giải quyết. Lo ngại về sự đồng lõa của John Stewart, trong số những người vô pháp luật khác gốc châu Âu ở New Zealand, đã dẫn đến việc bổ nhiệm một cư dân chính thức của Anh James Busby đến New Zealand vào năm 1832 - bước đầu tiên trong sự can dự của Anh dẫn đến Hiệp ước Waitangi .

Năm 1832, Te Rauparaha , mới từ cuộc bao vây thành công Kaiapoi ba tháng của mình, đã lấy khu vực này trên Bán đảo Ōnawe ở đầu cảng Akaroa.



Thuộc địa Pháp

Năm 1838, Thuyền trưởng Jean François Langlois đã mua đất tạm thời ở bán bảo từ 12 thủ lĩnh Kāi Tahu . Một khoản hàng hóa có giá trị £ 6 đã được đặc cọc và một khoản hàng hóa trị giá hơn £ 234 sẽ được thanh toán sau đó.

Khi trở về Pháp, anh ta quảng cáo cho những người định cư đến New Zealand và nhượng lại quyền lợi của mình cho Công ty Nanto-Bordelaise , nơi anh ta trở thành chủ sở hữu một phần. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1840, 63 người di cư rời khỏi Rochefort . Những người định cư bắt đầu đến New Zealand trên Comte de Paris , một con tàu chiến cũ được chính phủ Pháp trao cho họ. Tàu Comte de Paris và tàu đồng hành của nó là Aube , được chỉ huy bởi Commodore Charles-François Lavaud, đã đến Vịnh Đảo tại Đảo Bắc vào ngày 11 tháng 7 năm 1840, nơi họ phát hiện ra rằng (khi họ đang ở trên biển), bán đảo Banks đã bị người Anh tuyên bố chủ quyền. Người Pháp đến Akaroa vào ngày 18 tháng 8 và thiết lập một khu định cư.

Cho rằng thực dân Pháp đã định cư ở New Zealand với giả định rằng vùng đất này là của họ, chính quyền New Zealand đã cấp 30.000 mẫu Anh cho Công ty Nanto-Bordelaise, và đã nhượng lại tất cả các quyền cho bán đảo với giá 4.500.

Trước năm 1840, khu vực của thị trấn Akaroa hiện tại còn được gọi là Wangaloa, và khu định cư của Pháp sau đó được gọi là Port Louis-Philippe, được đặt theo tên của vua Pháp thời đó.

Khu vực này vẫn có ảnh hưởng của Pháp, được phản ánh trong nhiều địa danh



Thuộc địa Anh

Sau khi được thông báo về ý định của Pháp nhằm chiếm đóng Akaroa và tiếp tục sử dụng làm cảng săn cá voi, Trung úy Thống đốc New Zealand, Thuyền trưởng William Hobson , đã gửi con tàu HMS Britomart để tuyên bố chủ quyền trên khu vực cho Vương quốc Anh. HMS Britomart đến Akaroa vào ngày 16 tháng 8 năm 1840, mặc dù nhật ký của thuyền trưởng cho thấy ngày đến là ngày 11 tháng 8. Thuyền trưởng Stanley giương cờ Anh, và tổ chức một tòa án tại mỗi khu định cư bị chiếm đóng, để thuyết phục người Pháp rằng khu vực này thực sự nằm dưới sự kiểm soát của Anh. Một tượng đài ở rìa phía đông của thị trấn được đặt để kỷ niệm sự xuất hiện của người Anh.

James Robinson Clough, còn được gọi là Jimmy Robinson, đã đến Akaroa vài năm trước. Ông đóng vai trò phiên dịch cho Đại úy Owen Stanley tại lễ chào cờ năm 1840 và là Pākehā (người New Zealand gốc Âu) đầu tiên du hành trên sông Avon vào năm 1843. Hậu duệ của Clough vẫn còn nổi tiếng trên Bán đảo cho đến ngày nay.

Những người nhập cư Anh định cư ở cả Akaroa và Vịnh Đức ( Takamatua ), cùng với nhiều nông dân Đức, những người thành lập trang trại chăn nuôi bò sữa, cừu và gà trống ( Dactylis glomerata ). Phần lớn các hiện vật hiện đang được tổ chức tại Bảo tàng Akaroa là của cộng đồng nông nghiệp sơ khai và cách sống của họ vào thời điểm đó.


Akaroa, New Zealand

Tàu cặp bến, chúng tôi lên bờ đi lên phía trên đường, có một số cửa tiệm bán đồ kỷ niệm, quán cá phê,.. một dãy xe bus đã chờ sẵn, chúng tôi được hướng dẫn lên chiếc xe số 3 và toàn bộ số khách tham dự tour này khoảng 30 người. Tài xế của chúng tôi là một người lớn tuổi nhưng nói huyên thuyên không dứt, ông ta kể cho nghe tên lịch sử của những nơi đi ngang qua. Phải nói cảnh quan nơi đây đẹp lắm nhất là khi xe leo lên những con đồi cao rồi nhìn xuống phía dưới, một màu xanh thật đẹp mà nó không giống như ở Úc, nó giông giống như những bức tranh ở Âu châu mà tôi có xem qua, dường như ở Tasmania cảnh thiên nhiên cũng gần như vậy. Nét đẹp của thiên nhiên New Zealand làm mình nao nao mong muốn được sống ở đây nhung chỉ là mộng mơ chút thôi chứ sống đâu quen đó và nhất là nhìn ngắm cảnh đẹp phải no bụng mới thưởng thức được phải không.



Chạy qua biết bao cảnh đẹp lên dốc, xuống dốc một hồi gần 2 tiếng đồn hồ cũng dừng lại cho chúng tôi nghỉ giải lao ở một quán cà phê ven đường và ở đây chúng tôi được cho morning tea với bánh ngọt, trà và cà phê. Tôi đi ra phía trước tiệm nhìn sang phía bên kia là một công viên nhỏ với với một tượng con cá hồi khổng lồ dựng lên phía trước. Không hiểu ý nghĩa gì nhưng xung quanh quán cũng trổng nhiều cây cối hoa cỏ đẹp, chụp vài tấm hình rổi lên xe. Lần này trên xe đã có thêm một chị tour guide chánh thức, chị ta đã chờ sẵn nơi đây. Xe không còn lên xuống dốc nữa mà vào một khu đồng bằng với ruộng và đồng cỏ bên đường. Bây giờ mới thấy những dãy núi 2 bên, xa xa phía trước và dường như là có tuyết trắng xoa trên đỉnh núi. Rồi xe lại chạy qua khu dân cư rồi lại ra ngoại ô thêm chừng hơn tiếng thì xe dừng lại cho chúng tôi xuống thư giãn trong một cái sảnh rất cổ xưa mà phía sau là một sân đá banh thật lớn.


Lại lên xe và lần này xe rẻ qua một ngã tư chạy vào một khu gần như đồng hoang với một con sông bên cạnh, lúc này trông núi tuyết lại càng rõ hơn nhưng con đường không còn được êm ái nữa mà rất dằn và tung bụi lên vì không được tráng nhựa. Một chốc sau xe chạy vào một khu nhà holiday mà người tour guide cho biết là ở mấy ngôi nhà này không có điện, không có nước và những tiện nghi nhưng người ta vẫn phải đặt chỗ trước cả năm vì xung quanh nó quá đẹp, mà đẹp thật các bạn ạ. Bên một con sông trong trẻo, xa xa núi tuyết sừng sững dù đang là mùa hè, ở đây câu cá sống hòa với thiên nhiên trong một thời gian chắc mọi stress đều được xoa dịu hết. Chúng tôi ở đây chụp hình khoảng nửa tiếng thì đi tiếp.



Xe càng vào, đường càng gồ ghề và xung quanh núi rõ mồn một và thế núi lạ lắm, có một cái cảng ngang đường, chị tour guide xuống mở khóa cho xe chạy qua, bên đường có một số xe đã đậu ở đây. Chị tour guide nói mới biết khu vực này chỉ có xe có phép mới được vào còn xe tư nhân phải đậu bên ngoài. Nói như thế chứ đây chỉ là một cánh đồng hoang không có gì ngoài sỏi đá và cỏ. Xe dừng lại và chị tour guide nói đến rồi. Không biết mấy người khác thì như thế nào nhưng với 6 người tụi tôi thì ai cũng chưng hửng không biết chuyện gì xảy ra. Đây là đồng hoang hiu hoạnh, thành quách lâu đài ở đâu mất rồi. Mấy chục người xuống xe, có một đám mưa rào lướt qua trong một chốc. Ông tài xế xuống mở cửa phía sau xe lấy ra mấy thanh kiếm cho mọi người xem, chị tour guide thì lấy một xấp ảnh chỉ cho mọi người xem những lâu đài, nhà, xe khung cảnh mà lúc dựng phim tại đây, nó đã trở thành một phim trường hoành tráng do những người làm phim đã xây lên. Tất cả nhân viên trong phim trường sáng sớm đến đây và chiều thì trở về thành phố liên tục làm việc, đóng phim hơn 8 tháng. Sau khi những cảnh quay đã được thu xong, toàn bộ phim trường phải tháo dỡ sạch sẽ trả lại cảnh quanh nguyên thủy cho New Zealand.



Tôi không hiểu vậy sao mà họ lại làm tour dẫn mọi người đến đây chỉ để xem ảnh. Khung cảnh đẹp thì có đẹp nhưng không đáng để trả 335 đô mỗi người để xem mấy tấm ảnh cũ xì. Trên đường về xe ghé lại cái sảnh ban sáng cho chúng tôi dừng lại ăn trưa với mấy miếng sandwich, trái cây, có thêm một ly sâm banh nhưng bây giờ cho tôm hùm bào ngư cũng không thấy ngon gì hết. Trên đường về xe lại dừng ở quán cà phê ban sáng nhưng không phải được afternoon tea mà chờ ông tài xế sửa xe.


Không ai vui cả, xe chạy chắc gần ra biển nên lại lên đồi, xuống dốc nhưng lại được thấy phong cảnh đẹp. Chúng tôi bất đầu thấy biển và trên một triền dốc tôi thấy chiếc tàu Golden Princess neo ngoài vịnh thật đẹp. Tới bến tàu chúng tôi sắp hàng và qua những thủ tục đơn giản, chúng tôi lên tàu nhỏ về tàu lớn cũng hơn 3 giờ chiều.


Lên tàu chúng tôi về phòng và trở qua nhà hàng kiếm đồ ăn, trong lúc ăn ai cũng nói chơi hôm nay mỗi người mất hết 3 con tôm hùm. Vậy là lại hết một ngày trên bờ nhưng trên tàu thì vẫn tiếp tục ăn và chơi. Mai lại đi tiếp.

(còn tiếp)
LKH

No comments: