Wednesday, September 18, 2019

CHÁO TỐNG MIỀN TÂY

Tôi là dân miền Tây thứ thiệt mà tới bây giờ mới biết cái loại cháo này khi xem chương trình "Ai là Triệu Phú" phát sóng ngày 17/09/2019 trong câu hỏi: "Người dân miền Tây gọi món cháo nấu từ gạo thơm, rau đắng, cá lóc bằng tên gọi nào?". Đáp án: A - Cháo chào, B -Cháo tiễn, C - Cháo tống và D - Cháo hỏi.



Câu hỏi vừa đọc xong là trong đầu tôi đã nảy ra câu trả lời là "cháo cá" nhưng khi những đáp án ghi lên thì tôi cũng ngẩn ngơ và người chơi, MC Nguyên Khang, cũng phải nhờ khán giả trường quay và chỉ có 50% cho đáp án "Cháo tống". Và thật vậy câu trả lời đúng là "cháo tống".

Tôi nói thật tôi chưa tin nên lên mạng tìm xem mấy bài viết nhưng chỉ nói chung chung về món cháo này và vẫn không thể biết chính xác tại sao có cái tên như vậy. Với tôi cháo cá lóc mà lần về Cần Thơ tôi ăn trong một quán cháo ở bến Ninh Kiều thì quả thật nó ngọt và ngon sau mấy mươi năm mới được ăn lại, cho dù bây giờ có cái tên như thế nào thì nó vẫn là món "cháo cá lóc" trong tôi.


Xin share lại bài viết về món cháo này cho các bạn đọc chơi nhé (LKH):



Cháo tống miền Tây

Không biết cái tên cháo tống có ý nghĩa gì? Ai đặt, tự bao giờ? Chỉ biết rằng cháo tống chỉ có ở miền Tây, ở những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là chỉ vào dịp Tết đón xuân về.

Cháo tổng “cấu tạo” bởi ba thành phần cơ bản: gạo thơm, cá lóc và rau đắng đất. Rau đắng đất ở miến Tây chỉ mùa khô mới sẵn còn cá lóc thì cũng không đâu ngon bằng cá lóc miển Tây vào mùa tát đìa. Như thế là cháo tổng có mùa, không phải bất kỳ lúc nào cũng được ăn.

Dân miền Tây nói rằng: thịt cá thơm ngon vì cả năm cá rong ruổi ăn no chóng lớn và tích tụ chất để mùa khô rút xuống đìa nằm “ngự” chờ mưa. Rau đắng đất được coi là tinh của đất, mảnh mai, trắng muốt mọc lên từ gốc rạ đổ khô, dù đắng nhưng rồi lại ngọt cứ thế đọng mãi trong cổ họng lâu tan.


Cá lóc bắt từ dưới đìa, lặt vi rửa sạch, lách lấy thịt cá gói vào lớp giấy bản rỗi vùi vào hũ gạo cho cám hút hết nước cá tới khô. Đầu, xương và bộ lòng cho vào nồi lớn luộc chín, vớt ra. Nước luộc cá dùng để nấu cháo, chọn gạo càng thơm càng ngon.

Thịt cá lóc xắt mỏng xếp vào đĩa, chuẩn bị thêm ít hạt tiêu, bột ngọt, ớt tươi, nước mắm nhĩ, rau thơm và hành củ tươi chần qua ăn sống, lá thái nhỏ vớỉ gừng thái chỉ đổ cả vào nồi cháo cho có mùi thơm.

Trước lúc ăn cháo, làm lai rai vài xị đế với đầu, xương và bộ lòng cá luộc chín kỹ. Nhậu hết từng đấy thì chắc gì ăn được thêm cơm.

Khi đã ngà ngà, múc cho mỗi người một tô lớn, dưới lót rau đắng, trên bày thịt cá, rồi múc cháo đang sôi trên bếp lò đổ vào, rắc thêm ít hạt tiêu bột loại thật thơm cay, một muỗng nhỏ bột ngọt, một vài muỗng nước mắm nhĩ rỗi hành sống, ớt tươi, rau thơm…


Lấy đũa lật cá từ dưới lên, nạc cá vừa chín tới cuộn cong cong ăn cùng rau đắng, hành trấn, rau thơm. Ngọt, bùi, cay, đắng quyện hoà, húp thêm chút cháo nóng bỏng, mồ hôi trán toát ra, người như thấy nhẹ nhõm, rượu uống mấy cũng chẳng say.

Tết miền cực nam bán đảo Cà Mau, trời nắng chói chang, bạn bè thân hữu quần tụ bên nhau, chúc nhau năm mới đơn giản bằng một nồi cháo tống, cây nhà lá vườn, vừa 1à giải cảm vừa là để giã rượu, người như thấy khoẻ ra.

Cuộc sống đơn sơ mà tha thỉết, cứ đâu phải mâm cao cỗ đầy mới tích tụ được niềm vui, nhưng rỗi 1ại,cứ vẩn vương mãi “Không biết làm sao lại gọi là cháo tống?” Có phải chăng là “tống khứ” những gì xuỉ xẻo trong năm cũ đi không? Ý nghĩa như thế nào, biết đến bao giờ giải được, thôi thì ai gọi làm sao thì gọi thế, có gì đâu mà phải băn khoăn?

(Theo: Đặc sản ba miền)

No comments: