Friday, January 31, 2020

NGƯỜI VIỆT ĐÃ SAI LẦM KHI DẦN "RỜI XA" MỠ LỢN?

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh."

Trong những thức quà, sản vật thân thương gắn bó với cái Tết của người Việt Nam tự bao đời nay, “thịt mỡ” được xếp ngay hàng đầu. Thịt mỡ chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, bùi béo, còn mỡ lợn nói riêng cũng từng là nguyên liệu không thể thiếu trong bếp của mọi gia đình Việt.

Mỡ lợn là linh hồn của món ăn, dù là món ăn gì đi nữa thì chỉ cần một thìa mỡ lợn cũng đủ tạo nên màu sắc đẹp, vị thơm ngon. Nhà phê bình thực phẩm Chua Lam (nhà báo người Hồng Kông gốc Singapore, ông là nhà phê bình ẩm thực, và là người dẫn chương trình nhưng không thường xuyên) từng nói: “Mùi thơm của mỡ lợn là không thể thay thế”.

Thế nhưng những năm gần đây, với sự quảng cáo ồ ạt của các hãng dầu ăn và luồng thông tin cho rằng mỡ lợn chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol dẫn đến béo phì, bệnh tim mạch, mỡ lợn đang dần biến mất trong thực đơn của nhiều gia đình.

Trên thực tế, mỡ lợn không hề “đáng sợ” như vậy; thậm chí, nó còn được thế giới biết đến như là loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khoẻ.

Mỡ lợn. (Ảnh: Shutterstock)

Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí PLOS ONE, các chuyên gia đã rà soát lại giá trị dinh dưỡng của hơn 1000 loại thực phẩm. Họ đặc biệt nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng của mỡ lợn sau khi phân tích chi ly thành phần của nó, chiếm thang điểm 0,75 trong nhóm thực phẩm giàu béo, chỉ sau hạt bí, hạt chi-a và hạnh nhân.

Trang BBC xếp mỡ lợn là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất (hạng thứ 8), mỗi 100g mỡ lợn cung cấp 632kcal. Ngoài ra, mỡ lợn còn giàu vitamin B và các khoáng chất, tốt cho sức khỏe hơn mỡ cừu và mỡ bò.


Mỡ lợn có màu trắng đục, khi chế biến cho mùi rất thơm và hấp dẫn. Nguồn gốc chính của mùi thơm này là lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt được giải phóng trong quá trình chế biến.

Không phải chỉ có BBC nói rằng mỡ lợn tốt cho sức khỏe, tờ Daily Mail của Anh cũng viết rằng, mỡ lợn tốt cho sức khỏe hơn bơ. Mỡ lợn là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào vitamin D nhất, nhiều hơn 50% so với bơ.

Đặc biệt, Daily Mail trích dẫn lời của Jo Travers, một chuyên gia đến từ Hiệp hội Dinh dưỡng Anh quốc (British Dietetic Association), cho rằng mỡ lợn chứa các chất béo không bão hoà đơn, giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, cải thiện sức khoẻ tim mạch.

Ảnh chụp màn hình bài báo của Daily Mail tiêu đề: “Khám phá: Mỡ lợn thực sự tốt cho bạn (và nó thậm chí có thể còn tốt cho sức khoẻ hơn bơ)” đăng ngày 26/2/2018.

Tại Việt Nam, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết trên báo Zing rằng: “Mỡ động vật, cụ thể là mỡ lợn, là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Mỡ lợn chứa các loại axit béo bão hòa, protein, vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, tốt cho tế bào thần kinh. Do vậy, việc sử dụng ở mức độ vừa phải, hợp lý sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng xuất huyết não. Mỡ lợn cũng tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận”.

(Ảnh: Sohu)

TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cũng cho biết: “Chất béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 1g chất đạm, tinh bột, đường cung cấp 4 kcal, trong khi 1g chất béo cung cấp 9 kcal. Do đó, trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải bổ sung 5ml chất béo/bữa, trẻ một tuổi lượng chất béo cần tăng khoảng 7ml/bữa. Cha mẹ khi chăm con nên lưu ý cho trẻ ăn kết hợp cả dầu và mỡ động vật.

Nếu không được cung cấp đủ lượng dầu mỡ theo khuyến cáo, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương”.

Về lo ngại mỡ lợn làm tăng cholesterol, TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho hay: “Thực chất, có 2 loại là cholesterol nội sinh và ngoại sinh. Cholesterol nội sinh nhiều hơn ngoại sinh. Điều đó có nghĩa dù không ăn mỡ lợn, cơ thể vẫn sinh ra cholesterol. Loại nội sinh mới nguy hiểm. Chất béo có trong mỡ lợn rất cần thiết cho bộ não.

Hiện nay, người dân có tâm lý ăn mỡ lợn sẽ mắc bệnh. Đây là do quảng cáo quá mức của những sản phẩm dầu thực vật. Nhưng thực tế, dầu thực vật chỉ nên dùng ăn sống. Khi đun nóng, chúng sẽ sinh ra chất độc hại. Do đó, không nên xào nấu với dầu ăn, đặc biệt tái sử dụng dầu đã qua một lần nấu sẽ càng độc hại. Còn mỡ lợn thì không lo lắng điều này”.


Người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng mỡ lợn để làm sạch các mạch máu, trừ tam tiêu, thấp khí và điều trị bệnh lá lách, dạ dày.

Trong cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân có viết, mỡ lợn là một loại thuốc bổ rất tốt. Nó không gây nóng trong người, có tác dụng thanh lọc cơ thể.

Danh y Lý Thời Trân. (Ảnh: Sohu)

Cuốn “Trửu hậu bàng” đề cập rằng mỡ lợn có thể điều trị viêm gan.

Dược Vương Tôn Tư Mạc tin rằng mỡ lợn có thể giúp làm lưu thông khí huyết, tan máu cục và chữa trị mất trí nhớ.


*Lưu ý:

– Tốt nhất là sử dụng mỡ của lợn nuôi thả tự nhiên, không có hormone và kháng sinh.

– Khi rán, nhiệt độ không nên quá cao và thời gian không nên quá dài.

– Thêm một chút ớt bột, hoặc chút muối, đường vào mỡ lợn trước khi đông đặc có thể giúp bảo quản lâu hơn.

– Không sử dụng đi sử dụng lại mỡ lợn nhiều lần.

– Mỡ lợn chỉ nên được sử dụng trong khoảng 2-3 tháng.

Mùi hương của mỡ lợn là linh hồn của nhiều món ăn trên thế giới. (Ảnh: afamily/beptruong.edu/sodafoods)

Có những món ăn chỉ chế biến bằng mỡ lợn mới có vị ngon như dimsum Trung Quốc, gạo mỡ lợn cổ điển, rau xào bằng mỡ lợn… Cho dù là đồ ngọt hay đồ mặn, nếu có mỡ lợn thì hương vị của món ăn sẽ thơm ngon hơn hẳn.

Đầu bếp Phan Quân Lương, người bán bánh trứng cổ điển Hồng Kông với các món hải sản Quảng Đông đã sử dụng mỡ lợn và bơ để làm bánh trứng, tạo nên nét đặc trưng cùng mùi thơm không đâu sánh bằng.

Vậy thì, có lẽ cũng đã đến lúc chúng ta trả lại vị trí trang trọng vốn có của mỡ lợn trong câu đối Tết thuở nào, cũng như trong gian bếp ấm cúng của mỗi gia đình Việt.

Hà Châu / ĐKN


NÀY BẠN, LIỆU BẠN CÓ ĐÁNH RƠI THỨ NÀY KHÔNG?

Câu chuyện dưới đây rất ngắn thôi, nhưng là bài học thấm thía cho mỗi chúng ta. Có chăng trong những lo toan của cuộc sống, bạn cũng lỡ đánh rơi thứ này?


Xưa có đôi vợ chồng già, bà lão đều đặn mỗi buổi chiều đều làm lễ, gõ mõ, tụng kinh, còn ông lão thì thích lao động và ngắm nhìn thiên nhiên.

Bà lão là một người khó tính và sạch sẽ, còn ông lão hiền lành, nhưng rất hay đánh rơi đồ. Bà lão ngày nào cũng phải nhắc ông: “Ông đánh rơi thứ gì kìa”.

Đôi lúc bà đang ngồi thiền hay tụng kinh, ông lão lại làm rơi đồ tạo ra tiếng động lớn, khiến bà giật mình và khó chịu. Lúc đó, bà lại quay ra trách móc ông, song ông lão không phản ứng gì cả.


Ảnh minh hoạ: Intellihub.

Việc đó cứ lặp đi lặp lại, cho tới một hôm, hai ông bà đang cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, ông lại làm rơi đồ. Lần này, bà lão mắng ông rất thậm tệ… Ông nghe bà mắng xong, liền nhẹ nhàng nói: “Bà đánh rơi thứ gì kìa!”.

Bà lão giật mình nhìn quanh mà không thấy thứ gì, lại quay lại lớn tiếng với ông: “Tôi rơi cái gì?”.

Ông từ tốn đáp: “Bà đánh rơi sự bình an, sự tĩnh lặng của bà. Cuối mỗi ngày, bà lại đều đặn nhặt lại sự bình an của mình bằng tụng kinh hay gõ mõ, rồi bà làm đánh rơi nó ngay lập tức mà chẳng hề nhận ra”.


Sự bình an không đến từ hình thức, mà đến từ sâu thẳm trong nội tâm của bạn. Ngày nay, cuộc sống hiện đại với quá nhiều mối lo toan, để tạm thoát ra khỏi những căng thẳng, bon chen, nhiều người tìm đến những ngôi chùa hay những địa điểm du lịch sinh thái, với mong mỏi tìm lại chút bình yên. Tuy nhiên, những điều trên chỉ có thể đem lại cảm giác thanh thản ngắn hạn mà thôi. Có nhiều người rất năng đi chùa lễ bái và thờ cúng, cũng mang theo cái tâm kính ngưỡng đáng trân quý. Thế nhưng, Phật gia thường nói, Phật chỉ nhìn nhân tâm, không nhìn hình thức. Dẫu rằng có tụng kinh, lễ bái nhiều đến đâu đi chăng nữa, nhưng ra khỏi cửa chùa, lại vẫn như trước kia, thích làm gì liền làm nấy, khi trở về với cuộc sống thường nhật, lại để những cảm xúc tiêu cực dễ dàng chi phối mình. Đó chẳng phải đã uổng công là gì?

Khi bạn biết nhẫn nhịn, không đôi co, chẳng cầu hơn thua, được mất, mà bình hòa, lấy bao dung và thiện lương để đãi người, đãi việc, bạn sẽ cảm nhận được trường năng lượng thuần tịnh và cảm giác bình an trong tim mình. Thường hằng duy trì sự tĩnh tại, hòa ái ấy, cũng như bạn đang được gột rửa mình trong ánh sáng của Phật Pháp vậy. Có lẽ, khi trách móc ai đó hậu đậu, thì chính bạn đã hậu đậu làm rơi sự bình an của mình trước mất rồi…

Thanh Tâm

Thursday, January 30, 2020

NỮ SĨ QUỲNH DAO (瓊瑤)

Nữ sĩ Quỳnh Dao dặn con lo chuyện hậu sự: Khi sống nguyện là ánh lửa cháy hết mình, lúc đi nguyện là hoa tuyết lất phất rơi

Ở tuổi 79 gần đất xa trời, nữ sĩ Quỳnh Giao – nhà văn, nhà biên kịch với các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng được chuyển thể như “Dòng Sông Ly Biệt”, “Hoàn Châu Cách Cách”… đã có một tâm thư dặn dò con trai và con dâu lo lắng cho chuyện hậu sự sau này của bà.


Bà cho hay, gần đây đọc được một bài viết mang tên “Lời cáo biệt tốt đẹp dành cho bản thân” và nhận ra rằng pháp luật có một thứ gọi là “Quyền được quyết định của người bệnh” được Đài Loan thông qua và ban hành từ năm 2009, theo đó người bệnh có thể toàn quyền quyết định về cái chết của mình, không cần bác sĩ hoặc người nhà quyết định hộ nữa.

Nữ sĩ Quỳnh Dao cho biết, bà đã dặn dò hai con về chuyện hậu sự của mình và các con đều hoàn toàn tôn trọng ý kiến của mẹ.

ĐKN xin được chia sẻ chia sẻ lại bức tâm thư đến quý độc giả:

“Mẹ nghĩ rằng, các con đều hiểu rõ mẹ sợ hãi cái ngày định mệnh ấy đến nhường nào. Giờ đây, mẹ muốn nói rõ về “quyền lợi” của mình, những ai đọc được bức thư này có thể làm chứng, rằng dù thế nào đi chăng nữa, dù gặp bất cứ áp lực nào cũng không được lưu giữ hài cốt của mẹ, không được biến mẹ thành “cứu sống không được, để chết không xong”. Nếu các con làm thế thì sẽ là “đại bất hiếu!”.


Chân dung nữ sĩ Quỳnh Giao (ảnh: afamily).

Năm nay mẹ 79 tuổi, năm sau đã là 80. Quả là đời người đã dài, mẹ không vì chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, thiên tai… mà đi trước một bước. Sống đến tuổi này đã là diễm phúc lắm rồi. Chính vì lẽ đó, từ giờ trở đi, mẹ sẽ đón nhận cái chết với nụ cười trên môi. Mong muốn của mẹ chỉ là:

1. Dù mẹ có lâm trọng bệnh thế nào, nhất quyết không được phẫu thuật, hãy để mẹ ra đi nhanh chóng. Chừng nào mẹ còn minh mẫn làm chủ được mọi thứ thì hãy để mẹ làm chủ, bằng không thì phải nghe theo ý nguyện của mẹ.

2. Không được đưa mẹ vào phòng điều trị hồi sức cấp cứu đặc biệt.

3. Bất luận là chuyện gì, tuyệt đối không được lắp ống thở cho mẹ. Bởi vì một khi mẹ đã mất khả năng nuốt, tức là cũng mất đi niềm vui ăn uống. Mẹ không muốn sống cuộc sống như vậy.

4. Thêm một điều nữa, dù có chuyện gì, cũng không được đặt ống truyền chất bổ cho mẹ. Kể cả ống thông, ống thở… đều không được.

5. Mẹ đã từng nhắc nhở rồi, những biện pháp cứu sống như điện giật, các loại máy móc, tất cả đều không được dùng. Mẹ muốn ra đi nhẹ nhàng, điều này còn quan trọng hơn việc để mẹ sống trong đớn đau.

Mẹ đã từng nói: “Khi còn sống, nguyện là ánh lửa, cháy hết mình tới phút cuối cuộc đời. Lúc chết đi, nguyện là hoa tuyết, lất phất rơi, hóa thành cát bụi”.


Nữ sĩ cho biết thêm, bà không muốn mai táng theo nghi thức mà mọi người vẫn hay làm. Bà dặn dò con không đăng cáo phó, không làm lễ truy điệu, không đốt vàng mã… Bà muốn mọi việc diễn ra lặng lẽ, đơn giản, không phô trương.

“Cái chết là việc riêng, đừng làm phiền người khác, càng đừng làm phiền những người yêu mến mẹ. Nếu thật lòng yêu mẹ, họ sẽ hiểu cho mẹ…”

***

Có thể nhiều người sẽ thấy “Lời cáo biệt” của nữ sĩ Quỳnh Giao thật kỳ cục và khó hiểu, nhưng chẳng phải chúng ta đều như vậy – “khi sinh chẳng mang được gì đến, khi tử chẳng đem được gì theo” hay sao? Cho dù là quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo đói xin ăn… đến giây phút cuối đời đều chung một tư thế, lặng yên nằm xuống và trở về với cát bụi.


Đã biết chốn ni là quán trọ. Hơn, thua, hờn oán… để mà chi! Ảnh: sohu.

Sống được bao lâu đều đã có mệnh trời, dẫu có muốn thay đổi cũng chỉ là hoài công. Chi bằng chọn cách “thuận theo tự nhiên” ra đi thanh thản, nhẹ nhàng như một làn khói. Nào hồi sức đặc biệt, nào lắp ống thở ôxy, nào y học hiện đại tiên tiến… đã có ai thắng nổi mệnh trời? Thôi thì hãy “kính trời hiểu mệnh”, sống thuận theo Thiên ý, để lại chút phúc phận cho đời sau.
Đã biết chốn ni là quán trọ
Hơn, thua, hờn oán… để mà chi!
Thử ra ngồi xuống bên phần mộ
Hỏi họ mang theo được những gì…

Trần Phong / ĐKN

Ý NGHĨA CỦA 2 CHỮ "KỸ NỮ"

Hàng nghìn năm qua, người ta đã hoàn toàn hiểu sai 2 chữ ‘Kỹ nữ’

Ngày nay nói đến từ kỹ nữ thì già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến những người làm nghề bán thân, sống bằng nghề bán dâm. Về nguồn gốc nguyên lai và quá trình biến đổi đến kỹ nữ như chúng ta thấy ngày nay, đằng sau có rất nhiều bí mật ẩn chứa mà ít người biết tới.


Kỹ nữ thời cổ đại

Từ kỹ nữ gốc Hán là 妓女, trong đó chữ Kỹ gồm chữ Nữ và chữ Chi, chỉ người phụ nữ phường hát, con hát, sống bằng bán nghệ và bán thân. Nhưng ban đầu chữ Kỹ nữ được viết 伎女, trong đó chữ Kỹ gồm chữ Nhân và chữ Chi, nghĩa là người có kỹ năng, tài năng (nghệ thuật), do đó Kỹ nữ có nghĩa là nữ nghệ nhân, từ Kỹ nữ ban đầu chỉ nữ nghệ nhân ca múa. Hậu Hán Thư có chép: “Khôi tự sát, phi thiếp 11 người, con gái con trai 70 người, kỹ nữ 24 người, tất cả đều chết trong ngục”.

Thời cổ đại, Hoàng Đế sáng tạo ra Nhạc vũ để tế Thần. Đến thời vua Nghiêu đặt ra chức Nhạc quan. Đến thời nhà Hạ Kiệt, đạo đức, lễ nhạc suy thoái, vua Kiệt nuôi 3 vạn nữ nhạc trong cung, ca múa phóng túng. Tuy vậy những nữ nhạc này vẫn là biểu diễn ca múa các bản nhạc điệu múa phóng túng.

Đến thời nhà Chu, Chu Văn Vương hưng thịnh lại lễ nhạc thì không nuôi bọn nữ nhạc, mà tất cả con em quý tộc đều phải học, luyện 6 điệu nhạc vũ lớn, được ghi trong Chu lễ, là những bản nhạc vũ dùng để tế lễ, tế Thần.

Đến thời Đông Chu, lễ băng nhạc hoại, chính trị suy vi, đạo đức suy đồi, thì nữ nhạc lại rất thịnh hành, rồi lan xuống tất cả các nước chư hầu. Vương tôn quý tộc đều có nuôi các đội nữ nhạc của riêng để hưởng lạc, gọi họ là các nhạc công nữ kỹ (vẫn dùng chữ Kỹ với nghĩa nghệ nhân).

Đến thời Hán, các nữ nhạc được gọi là nhạc vũ kỹ nhân, mà người nổi tiếng nhất thời đó là Triệu Phi Yến, vốn là nữ kỹ của nhà công chúa Dương A, sau được Hán Thành Đế đưa vào cung làm chức nữ quan gọi là Tiệp Dư, rồi cuối cùng được Hán Thành Đế đưa lên làm hoàng hậu.

Đến thời Đường Tống, vũ đạo phát triển rộng rãi, kỹ nhạc vũ đạo lên đến thời cực thịnh, đến khắp các giai tầng xã hội. Cung đình có cung kỹ, quân đội có doanh kỹ, quan phủ có quan kỹ, tư gia có gia kỹ. Nuôi các đội kỹ nhạc vũ đạo đã thành trào lưu thịnh hành, nhiều có thể lên hàng ngàn, ít cũng vài người, vài chục người. Như Bạch Cư Dị khi về già từ quan về vui thú điền viên cũng nuôi gia kỹ mấy người.

Hiện nay còn lưu truyền lại bức tranh “Hàn Hy Tái dạ yến đồ” thời Nam Đường, cho thấy trong yến tiệc, các mệnh quan triều đình, còn có cả các văn nhân nhã sỹ, và hòa thượng nghiêm trang, tường hòa, thư thái thưởng thức các nữ nhạc chơi nhạc, múa. Có lúc Hàn Hy Tái còn đánh trống, quan khách khác chơi nhạc để các nữ nhạc múa thướt tha.

Bức tranh “Hàn Hy Tái dạ yến đồ” thời Nam Đường. (Ảnh: Zhengjian.org)

Thời Tống, danh kỹ Lý Sư Sư, tài nghệ và dung mạo đều tuyệt trần, được Tống Huy Tông sủng ái, phong làm Doanh quốc phu nhân.

Ở Nhật Bản có loại hình sân khấu truyền thống ca múa nhạc, gọi là Kabuki (tiếng Nhật: 歌舞伎, Hán-Việt: ca vũ kỹ) là một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản. Nhà hát Kabuki được biết đến với sự cách điệu hóa trong kịch nghệ và sự phức tạp trong việc trang điểm cho người biểu diễn.

Chữ kanji 歌 (ca) nghĩa hát, 舞 (vũ) nghĩa là múa, và 伎 (kỹ) nghĩa là kỹ năng. Do đó, Kabuki đôi khi được dịch là “nghệ thuật hát múa”.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng có các Geisha tức “nghệ giả” được hình thành từ hai chữ gei (藝 nghệ) và sha (者 giả) xuất phát từ phương ngữ Tokyo. Tiếng Nhật chuẩn gọi là “nghệ kĩ”, Geigi (藝伎, “nữ nghệ sĩ”). Tầng lớp quý tộc Nhật, các samurai sống rất có văn hoá, lấy thi ca, nhã nhạc, thư pháp làm trò giải trí. Họ ưa được hưởng sự phục vụ từ phía nữ giới dưới hình thức văn hoá lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ, chứ không phải hình thức phục vụ tình dục. Nhu cầu giải trí tao nhã ấy dẫn tới sự ra đời của Geisha.

Ở Việt Nam, ca kỹ được gọi là cô đầu, ả đào hay đào nương. Vào thời nhà Lý, có ca kỹ họ Đào, rất vừa ý Lý Thái Tổ nên thường ban thưởng, từ đó các con hát hay được gọi là Đào nương. Tuy nhiên theo Công dư tiệp kí, “Cuối đời nhà Hồ (1400 – 1407), có người con hát họ Đào quê ở làng Đào Xá, tỉnh Hưng Yên, lập mưu giết được giặc Minh. Khi nàng chết, dân nhớ ơn lập đền thờ, gọi thôn nàng ở là thôn Ả Đào. Từ đấy những người đi hát được gọi là ả đào”.

Sang thời nhà Lê, nghề con hát trở thành một dạng nghề hèn mạt, đánh đồng với nô lệ, ai xuất thân từ nhà con hát đều không thể làm quan (như Đào Duy Từ). Cứ theo Việt sử tiêu án, khi ấy các con hát ngoài gọi là Ả đào, còn được gọi là Náo nương (鬧娘) hay Cô Náo (姑鬧), Náo Hát (鬧歌)… các danh xưng. Các con hát không biểu diễn ở cung đình vì thân phận thấp hèn, họ chỉ quanh quẩn ở các đình làng hay ca quán tại địa phương.

Vào thời nhà Nguyễn, những ghi chép chi tiết về thú chơi cô đầu là vào những năm Pháp thuộc và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là phố Khâm Thiên. Cô đầu sống thành từng nhóm, trong các giáo phường, khách đến đó hát ả đào được gọi là quan viên. Đây là thú chơi tao nhã của các quan lại, nho sinh xưa. Các cô đầu đàn hát, múa, còn các khách thưởng thức cũng chơi nhạc hòa nhịp, hoặc đặt lời cho các cô đầu hát.

Kỹ nữ thời xưa chỉ nói về nghề đàn hát, bán nghệ nuôi thân, cho tới sau thời Lê thì biến tướng. (Ảnh: bansacviet.org)

Kỹ nữ biến tướng

Từ cuối thời Nam Tống trở đi, xã hội loạn lạc, đạo đức suy đồi, con người phóng túng, bắt đầu xuất hiện mua bán con gái nhà nghèo, hoặc do kế sinh nhai, đã có các kỹ nữ vừa bán nghệ vừa bán thân. Lúc này dùng từ Kỹ nữ 妓女, trong đó chữ Kỹ gồm chữ Nữ và chữ Chi, chỉ người phụ nữ phường hát, con hát, sống bằng bán nghệ và bán thân.

Đến thời Minh, xuất hiện hàng loạt các kỹ viện với kỹ nữ chuyên bán thân. Các đô thị lớn có hàng ngàn kỹ nữ, ở các “Giáo phường”. Các châu ấp nhỏ cũng có kỹ nữ, ở các “Lạc hộ”, cũng có người. Quan phủ bắt đầu đặt ra thuế khóa thu thuế, gọi là “Tiền phấn son”.

Tạ Triệu Chiết, tiến sỹ năm Vạn Lịch đời Minh có viết lại phong khí xã hội bại hoại thời đó trong “Ngũ tạp trở” rằng: “Thời nay kỹ nữ khắp thiên hạ, các đô hội lớn có hàng trăm hàng nghìn người, các châu, ấp hẻo lánh cũng có, cả ngày dựa cửa bán nụ cười, bán dâm để sống. Kế sinh nhai đến mức thế này, cũng thật đáng thương thay”.

Từ đời Minh trở đi, những người mượn nghề ca hát hành nghề mại dâm dần thịnh hành, từ đó, từ kỹ nữ gắn liền với nghĩa gái bán dâm.

Ở Việt Nam cũng vậy, triều Lê (cùng thời vời triều Minh Trung Quốc), cũng xuất hiện những người mượn nghề ca hát để bán dâm, gọi là Hoa nương hoặc Hoa mại nương. Vua Lê Thánh Tông có viết trong bài thơ “Thập giới cô hồn ngữ văn”, phần “Giới hoa nương”:

Say mây mưa bàn tán mấy cơn, đón nhân tình bằng mèo thấy mỡ,
Đắm trăng gió lân la đòi đoạn, mệt thế sự tựa kiến sa dầu.

Chốc mòng quán Sở lầu Tần,
Chấp chới ả Diêu nàng Ngụy.
Quấn quýt sự anh sự ả.
Dập dìu tin bướm tin ong.

Làm bạn gửi, lấy chồng quyền, sụt sịt rằng tôi thương tôi thảm,
Đưa người lâu, rước khách mới, bẻo lẻo chào anh ngược anh xuôi.

Đàn bà vì thích nhàn hạ, đàn ông lại buông thả không có chí hướng mới sinh ra nghề bán thân cho tới ngày nay. (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Cuối thời Lê, Đan Sơn viết trong sách “Sơn cư tạp thuật” rằng:

“Nước ta trước đây đĩ điếm phần nhiều tụ tập ở kinh thành và quân doanh, chỗ nào cũng có, riêng phố Hàng Chĩnh, Hàng Cau đông nhất. Đĩ phần nhiều bị giang mai, tục gọi là mụn Tiêm La. Tương truyền khi chinh phạt Tiêm La, tướng sĩ mắc chứng này, về lây cho nhau, đứa phóng đãng trăng hoa hay mắc phải, có khi chết người. Sau năm Mậu Thân (1788), tướng sĩ trấn Bắc Thành phần đông lây bệnh này, nguy cấp khôn cứu, cấm cũng không dứt được. Bèn lùng bắt đĩ khắp các phố phường, cạo đầu, phạt trượng rồi đuổi đi. Đó cũng là một cách làm hay!”.

Như vậy khi đạo đức xã hội suy đồi, con người buông thả, phóng túng dục vọng, thì kỹ nữ bán dâm phát triển. Đàn bà thì muốn an nhàn hưởng lạc lại có tiền, cũng có người do hoàn cảnh kinh tế nên đã bán thân. Đàn ông thì buông thả, không có chí hướng học Đạo, lập thân, lập danh, lập ngôn, như cổ nhân, cũng không còn lý tưởng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ theo bậc Thánh hiền xưa.

Còn về văn hóa nghệ thuật, đời sống tinh thần thì họ cũng không biết gì về các thú chơi tao nhã của giới quý tộc, quan lại, Nho sinh thời xưa, đối với Cầm, kỳ, thư, họa, hoàn toàn không hiểu, cũng không có hứng thú, nên chỉ có vùi đầu vào rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện và gái. Để thỏa mãn những ham muốn dục vọng, họ tìm mọi cách kiếm tiền, bất chấp đạo lý, pháp luật, để rồi lại nướng vào mấy thú chơi hạ lưu, thứ mà người xưa ghê tởm khinh bỉ.

Tệ nạn mại dâm ngày nay

Những năm gần đây, những tệ nạn rượu chè, cờ bạc, mại dâm, ma túy đã lan tràn ra khắp ngóc ngách cuộc sống, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược… Cả xã hội điên đảo vì những tệ nạn này và nó ngày càng có xu hướng công khai. Mọi người cũng dần quen và tự nhiên coi những cái xấu xa thấp kém là bình thường. Có khi còn được coi trọng hơn người nghèo, khinh người nghèo chứ không khinh phường kỹ nữ.

Mua bán dâm là tệ nạn của nhiều nước trên thế giới, những nhà lãnh đạo các nước tiên tiến đều ý thức được mua bán dâm xói mòn đạo đức xã hội, gây những hậu quả vô hình to lớn. Nó cũng tàn phá các thế hệ thanh thiếu niên, gây ra các lối sống biến dị, buông thả, kéo theo hàng loạt các hệ lụy xã hội khác, cũng chính là dần dần bóp chết hy vọng vào tương lai tươi sáng cho một dân tộc, một quốc gia.

Năm 2006, chính phủ Ireland và Phần Lan áp dụng chế tài rất mạnh, thay vì xử lý gái bán dâm thì chính phủ sẽ xử phạt nặng những hành vi mua dâm, qua đó từng bước xóa bỏ tệ nạn mại dâm đang lan tràn. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã tuyên bố xóa sổ mại dâm, đồng thời đề ra những hình phạt nặng cho tội mua bán dâm, nhờ vậy tệ nạn mại dâm năm 2007 đã giảm gần một nửa so với 2002.

Phố đèn đỏ hợp pháp tại Phần Lan, xử lý mạnh tay người mua dâm. (Ảnh: Aeroflot)

Đại đa số các nước trên thế giới đều nghiêm cấm mại dâm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ quản lý quốc gia, cũng như nền tảng đạo đức, văn hóa truyền thống của các tầng lớp dân cư khác nhau mà có kết quả khác nhau. Những nước quản lý yếu kém, đạo đức, văn hóa người dân thấp kém, phong khí xã hội suy đồi thì tệ nạn mại dâm luôn là vấn đề nhức nhối.

Theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, xử lý tệ nạn mại dâm không ở chỗ cấm mại dâm, hay hợp pháp hóa, mà ở chỗ trở về với các giá trị truyền thống chân chính. Khi đạo đức xã hội được nâng lên, tố chất văn hóa người dân nâng cao, mọi người sẽ truy cầu những lý tưởng cao đẹp, tu thân quả dục, sống vị tha và theo đuổi các mục tiêu có ý nghĩa nhân sinh, vui chơi giải trí bằng những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao lành mạnh.

Bước đầu tiên chính là vạch trần các tệ nạn đánh bạc, mại dâm, đề cao giá trị đạo đức thiện lương. Khi mọi người đều thấy đó là tệ nạn xấu, đáng xấu hổ, đánh khinh bỉ, thì tự khắc nó sẽ không còn nhiều đất sinh sống nữa.

Nam Phương

Wednesday, January 29, 2020

NGƯỜI ĐẠO ĐỨC GIẢ THƯỜNG CÓ 4 ĐẶC ĐIỂM, NHÌN QUA LÀ HIỂU THẤU

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường nói những kẻ đạo đức giả hay ngụy quân tử còn đáng sợ hơn kẻ tiểu nhân.


Bình thường, ngụy quân tử thường tỏ ra rất trung thực, thật thà, một số người còn tỏ ra rất khiêm tốn và nhiệt tình, nhưng sau lưng họ sẵn sàng đâm dao vào người khác, có những người thậm chí còn mượn dao giết người, đổ lỗi cho người khác.

Tiểu nhân thì sẽ giống con thú cố đuổi theo để cắn người, gặp loại người này bạn có thể lẩn trốn, tránh né, thậm chí có những lúc bạn còn có thể đánh lại. Nhưng với ngụy quân tử lại không như vậy, họ giống những con thú âm thầm đi phía sau rồi bất ngờ cắn bạn, chúng tấn công bạn một cách đột ngột, bạn không thể biết chúng sẽ làm gì cho đến khi nhìn thấy vết thương của mình.

Quỷ Cốc Tử là bậc thầy mưu lược, ông đã dạy bảo rất nhiều học trò giỏi. Để phân biệt người quân tử thực sự với kẻ đạo đức giả, ngụy quân tử, ông đã chỉ ra 4 đặc điểm sau:

Đầu tiên, chỉ giúp đỡ người khác khi thấy cái lợi của mình

Họ làm việc tốt cho người khác để lấy thanh danh, để kết giao bạn bè. Thực ra, giúp đỡ người khác là một phẩm chất cao đẹp, không phải cách để kiếm lợi cho bản thân. Nếu bạn giúp đỡ người khác chỉ để lấy danh tiếng, để lấy lòng người khác, thì có nghĩa bạn đã làm mất đi ý nghĩa vốn có của việc làm này.

Những kiểu người như vậy, tới lúc sẽ bạc tình bạc nghĩa, chỉ chú trọng lợi ích cá nhân mà quên đi nghĩa tình, quả thật không nên kết giao. Người xưa nói, giúp người khác không nhằm được báo đáp, nếu chỉ để có được sự báo đáp của người khác thì không nên thi ân. Cho người thì nên với tấm lòng rộng lớn như biển cả, phúc đức tích được sẽ như núi cao.

Đời tự nó đã khó khăn, dụng tâm không mưu mẹo thì mới an được mệnh, đại đức có thể đủ đầy. Trợ giúp người khác, tự nhiên sẽ tích lũy phúc đức cho chính mình, giúp mình tiêu nạn miễn họa.

Ảnh: Auction.

Thứ hai, làm việc tốt vì muốn đề cao bản thân

Làm việc thiện chỉ là vì muốn nâng cao danh tính của bản thân, muốn thể hiện mình cao hơn người khác. Nhưng chẳng phải bản chất của làm việc tốt là vì mình muốn vậy, để tâm được bình an, để bản thân và mọi người đều nhận được cái tốt đẹp của xã hội?

Làm việc tốt là để bản thân cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, để bản thân sống có giá trị hơn, có ý nghĩa hơn. Nếu làm việc tốt chỉ vì danh lợi bản thân thì đó chính là ngụy quân tử rồi.

Thứ ba, tỏ ra là người tốt, người có ý thức chỉ để thể hiện mình

Ra vẻ mình là người tốt, là người có đạo đức nhưng thực tế chỉ là để thể hiện với mọi người, để nổi bật giữa đám đông. Thực tế, một người có đạo đức, người ta sẽ tự ước thúc hành động mà không phải vì hư vinh, hư danh.

Vị quan nổi tiếng đời nhà Thanh, Tăng Quốc Phiên không chỉ là một vị quan giỏi mà còn là người rất biết nhìn người. Ông từng nói có ba loại người không nên làm việc cùng: “Đầu óc thấp kém, không nói lý lẽ và thích thể hiện mình”.

Người thích thể hiện là người luôn cho mình là nhất, họ không hòa đồng với mọi người, không tôn trọng ý kiến của người khác. Nếu làm việc với những người này, khó có thể tìm được tiếng nói chung với họ.

Ảnh: 91ddcc.

Thứ tư, xây dựng cơ nghiệp chỉ để được người đời ngưỡng mộ

Cố gắng làm nên nghiệp lớn chỉ để được người khác ngưỡng mộ, để thế giới phải thán phục. Tạo dựng sự nghiệp chỉ để được người đời tung hô, khen ngợi thật quá tầm thường.

Một người muốn thành tựu đại sự, thông thường vì muốn theo đuổi hoài bão của mình, để chiến thắng được bản thân, góp phần xây dựng thế giới tươi đẹp hơn.

Những người muốn thu hút sự chú ý của người khác, để được người khác ngưỡng mộ, họ sẽ không chịu được sự lạnh nhạt của người đời, họ muốn được khẳng định mình. Sự tự tin của họ tạo dựng trên sự khen ngợi, đánh giá của người khác.

Thông thường kiểu người này hay thích khoe mẽ, huyễn hoặc bản thân, thích trở thành tiêu điểm trước đám đông, thích mọi người vây quanh mình, đây cũng là biểu hiện của sự sáo rỗng, giả dối mà thôi.

Quỳnh Chi / ĐKN

TỔNG THỐNG CŨNG NHƯ THỨ DÂN, BỞI ĐƠN GIẢN CHỨC VỤ CHỈ LÀ TRÁCH NHIỆM

Người đàn ông “quyền lực nhất” Phần Lan được bắt gặp ngồi bệt trên bậc cầu thang để lắng nghe bài phát biểu trong một hội chợ sách vì các chỗ ngồi đều đã kín.


Trung tuần tháng 10 năm ngoái, hình ảnh Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö tới hội chợ sách Turku ở tây nam nước này lan truyền trên mạng xã hội Twitter và Reddit. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ông không xuất hiện một mình, không có vệ sĩ và… ngồi bệt xuống bậc cầu thang trong hội trường để lắng nghe bài nói chuyện của diễn giả.

Trong khán phòng đã chật kín, những người vào sau như ông phải ngồi ở bậc cầu thang, Niinistö không ngần ngại ngồi lẫn vào giữa những người dân của mình, tay cầm quyển sách mới mua xem qua trong khi chờ đợi. Không có phóng viên nào đi theo để “ghi hình”, và thông tin chỉ lan truyền kèm theo sự thích thú, tấm tắc của người dân thế giới khi ai đó đưa hình chụp ông lên mạng xã hội.

Ở đất nước nhiều lần được ghi nhận là hạnh phúc nhất thế giới đó, hóa ra người có quyền lực nhất lại chẳng “sướng” như ở một số nơi. Đặc quyền của ngài Tổng thống không để sử dụng khi ở giữa những người dân của mình. Bởi đơn giản, chức vụ Tổng thống chỉ là một trách nhiệm, nghĩa vụ mà người nhận nó phải gánh vác để giúp cải thiện đời sống nhân dân, đại diện cho đất nước trong các vấn đề ngoại giao mà thôi.

Đó là cái lý đã có từ xa xưa, chứ chẳng phải ngài Niinistö là một trong những nhà lãnh đạo tiên phong gì cho cam.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö tới hội chợ sách Turku (ảnh: Reddit).

Khi được Quý Khang hỏi về chính trị, Khổng Tử nói rằng: “Chính trị là chính đính (ngay thẳng). Lãnh đạo dân một chính sách chính đính thì ai dám không chính đính”.

Một lần khác nữa, ông nói thêm rằng: “Nếu giữ thân mình cho đoan chính thì tòng sự chính trị có gì khó? Không giữ thân mình cho đoan chính thì làm sao sửa cho người khác đoan chính được?” – (Luận Ngữ).

Làm chính trị cuối cùng chính là giúp nắn chỉnh, sửa chữa mọi mặt đời sống của nhân dân cho chính đáng, hợp lẽ rồi từ đó xã hội có môi trường tốt để phát triển, đời sống nhân dân an yên, hạnh phúc.

Thế nên làm chính trị, chính là dùng chính tâm, chính hành để dẫn dắt dân chúng. Để phục vụ mục đích giáo huấn dân chúng, chắc chắn người làm chính sự phải đoan chính, tự mình làm gương. Cũng chính là luôn phải tu thân cho tốt thì mới có thể tận tâm, vô tư, chính trực khi làm những việc liên quan tới quyền lợi sát sườn.

Người xưa đã hiểu điều đó nên nhắc nhở người nắm giữ quyền lực phải có tâm chính thì mới lãnh đạo được quần chúng: “Tâm chính là thân chính, thân chính là người tả hữu cũng chính, người tả hữu chính thì triều đình chính, triều đình chính thì nước nhà mới chính, nước nhà chính thì thiên hạ chính” – (Trường Đoàn Kinh).

Vua Lê Thánh Tông cũng từng chỉ dụ các quan phủ, huyện, châu trong nước rằng: “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo, hai việc cần kíp đó của chính sự là chức trách của các thú mục” – (Đại Việt sử ký toàn thư). Việc của người làm quan, làm chính trị, cuối cùng gói gọn lại là hai việc đó mà thôi: giáo huấn, dẫn dắt để dân chúng có đạo đức tốt; lo lắng, chỉ dẫn, giúp đỡ để dân được no đủ.

Thế nên, kể cả làm tổng thống, thì chẳng qua cũng chỉ là mang trên thân mình một trọng trách giúp người, giúp đời.

Chẳng vậy mà trong Điều thứ 22 thuộc 24 điều cáo dụ của vua Lê Thánh Tông đặt ra cho dân xã toàn quốc có ghi: “Những người làm quan phủ, huyện, mà biết khuyên bảo dân gian làm điều nghĩa, khiêm nhường, có quan Thừa – chính, Hiến – sát xét thực, thì được cho vào hàng tốt; nếu ai không chăm dạy bảo dân, thì cho là người không xứng chức” – (Tài liệu về vua Lê Thánh Tông tại Thư viện Quốc gia).

Trách nhiệm, việc làm phải xứng với chức tước, địa vị, chứ không phải quyền lợi, của cải phải xứng với chức tước, địa vị.

Vậy nếu hiểu rằng có được chức quan kèm theo quyền hành và lợi ích là để quay lại làm điều tốt cho dân, cho nước, thì những chính khách chân chính sẽ đều hành động như ngài Tổng thống Phần Lan trong những trường hợp tương tự.

Thuần Dương

Tuesday, January 28, 2020

BỒ TÁT SỢ NHÂN, CHÚNG SANH SỢ QUẢ

Châm ngôn Việt Nam có câu: 

“Tay cầm tiền quý bo bo, 
Đem cho thầy bói mang lo cho mình”.


Làm ra tiền thì phải lao động tay chân hay trí óc cực nhọc nên quý nó lắm. Nhưng đem tiền đến thầy bói coi vận mạng, nếu họ nói năm này là năm tuổi, nhằm sao la hầu chiếu mạng, hậu vận không tốt… Coi xong về nhà lo rầu, không biết tai nạn gì sẽ đến với mình, rồi bỏ ăn mất ngủ. Đi coi bói chỉ thêm buồn thêm lo thôi, có lợi gì?

Người tin nhân quả cứ tạo nhân lành thì quả tốt sẽ đến, còn tạo nhân ác thì dù cho có ai khen tốt khen hay, thì quả xấu vẫn cứ đến. Giả sử đối với một người nào đó mà mình ghét họ, khinh họ, nói xấu họ, chắc chắn là họ không quý mến mình. Ngược lại, đối với họ nếu mình cảm thông, chân tình giúp đỡ, dù không muốn họ quý mến mình, họ vẫn cứ mến.

Nhân quả theo nhau không rời, rõ ràng mà nhiều người không tin, cứ tin những chuyện bâng quơ vô căn cứ. Như vậy, người Phật tử hiểu rõ lý nhân quả thì tránh nhân hay sợ quả? Nếu biết tránh nhân xấu tạo nhân tốt thì quả xấu làm gì có? Người mà biết tránh nhân xấu tạo nhân tốt là người tỉnh hay người mê?

Đó là người tỉnh, người giác, là Bồ Tát . Bồ Tát thì sáng suốt, biết tránh nhân xấu thì quả khổ không đến nên được an lạc, chúng sanh vì si mê, cứ tạo nhân xấu thì quả xấu cứ đến nên đau khổ. Người tránh nhân xấu thì không băn khoăn về chuyện thương chuyện ghét, không băn khoăn về hậu vận rủi may, cứ trải lòng thương đến mọi người và làm lợi ích cho mọi người, lòng không lẩn tiếc hay toan tính.

Chúng ta thường có những bất công mà không tự thấy, không đem nguồn vui đến cho mọi người mà cứ mong mình luôn được vui sướng, điều này khó có thể xảy ra.


Cũng vậy, con người ai cũng muốn đời mình hoàn toàn vui, không muốn chút khổ xen lấn, vậy mà khi tạo thì không chọn thuần nhân lành, mà cứ để xen lấn những điều xấu, thì làm sao được quả vui hoàn toàn? Chẳng hạn như một người muốn thân thể được khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, mà lại hút thuốc uống rượu gây cái nhân đau bịnh, thì làm sao được khỏe mạnh sáng suốt.

Muốn cho thân khỏe tâm sáng thì phải sống có điều độ có thì giờ nghì ngơi tịnh dưỡng thân tâm. Còn những phụ nữ ai cũng muốn mình tươi trẻ, nếu như mà cứ buồn giận nhăn nhó quạu quọ hoài, làm sao tươi trẻ được.

Muốn tươi trẻ thì phải sống lành mạnh vui vẻ, nhờ vui nên mới tươi, mà vui thì không giận. Vậy, nếu có ai lỡ làm phiền thì hoan hỷ bỏ qua, đó là tạo nhân tươi trẻ. Bằng ngược lại, cứ buồn giận, hết phiền người này ghét người kia, mà giận ghét thì lòng đâu có an ổn nhẹ nhàng, ăn không ngon ngủ không được, đó là cái nhân bệnh hoạn làm cho thân mình tiều tụy hốc hác.

Nếu biết nhân xấu đưa tới quả xấu thì tránh, đừng muốn một đàng mà làm một nẻo thì không được như ý. Vậy, biết tu một ngày là làm cho mình được an vui một ngày, tu một măm là làm cho mình được an vui một năm và đồng thời cũng gây niềm vui cho mọi người.


Hiểu như vậy chúng ta mới thấy nhân quả giúp chúng ta nhìn đúng lẽ thật, sống an lành, trở thành người gan dạ mạnh mẽ không nhát yếu đuối.

Ví dụ có một Phật tử vì không điều phục được cơn phiền giận nên lỡ lời chửi người. Khi chửi xong biết mình tạo nhân ác, chắc chắn là quả báo xấu sẽ đến. Nên khi bị người khác uy hiếp chửi lại thì gan dạ chịu,chớ không kêu than hay trách cứ ai .

Ngược lại, có người khi chửi thì hăng hái, đến khi bị uy hiếp thì kêu trời kêu đất than trách đủ điều. Đó là người yếu đuối không thấy được nhân xấu mà mình đã tạo. Vậy muốn được an vui thì phải gan dạ bỏ những cái nhân xấu mà tạo nhân lành. Thường tạo nhân lành thì cái xấu ác sẽ yếu dần và hết hẳn.

Hiện tại có một số Phât tử có cái lệ đầu năm đi chùa hái lộc, hay đi cúng thập tự để cầu cho trọn năm được bình an. Nhưng nếu nửa năm có xảy ra hoạn nạn thì thắc mắc tại sao mình đi cúng thập tự và đã cầu an mà vẫn còn hoạn nạn. Rồi cho rằng chùa cầu nguyện không linh, định năm sau sẽ không đi cúng chùa nữa.

Quan niệm như vậy là không chánh đáng. Vì đi cúng chùa cầu xin Phật ban phước lành, đó chỉ là một ảo tưởng. Phật có bao giờ ban phước hay giáng họa cho ai đâu? Phật chỉ dạy cho ta việc nào để làm cho được an vui, việc nào nên tránh để khỏi bị khổ. Chúng ta nghe lời dạy của Ngài thực hành theo mới hết khổ.

Chúng ta học Phật đều thuộc câu “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Vậy ai cũng biết việc nào nên làm việc nào nên tránh. Chúng ta tập sống với quan niệm Bồ Tát, hành động theo Bồ Tát thì mai kia chúng ta sẽ là Bồ Tát. Còn nếu cứ sống theo quan niệm và hành động của phàm phu thì suốt kiếp chúng ta vẫn là phàm phu.

Vậy, phàm phu và Bồ Tát không xa, chỉ có mê hay giác mà thôi. Nếu giác là Bồ Tát và được an vui, nếu mê là phàm phu và bị đau khổ đọa đày.

(Sưu tầm trên mạng)

THỰC PHẨM NÀO CŨNG PHẢN DINH DƯỠNG, CHẲNG LẼ NHỊN?

Rau củ quả có nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng, chất xơ, chất chống oxid hoá… có lợi cho sức khoẻ, nhưng chúng cũng lại chứa những chất phản dinh dưỡng (antinutrients), cản trở sự hấp thu dưỡng chất.


Đủ loại phản dinh dưỡng

Acid phytic, còn gọi là phytate, có lẽ là chất phản dinh dưỡng “khét tiếng” nhất. Chất này có trong các loại hạt, ngũ cốc và rau quả.

Acid phytic gây trở ngại cho việc hấp thu nhiều loại khoáng như phosphorous, calcium, đồng, magnesium, kẽm và sắt. Việc hấp thu kém các chất khoáng vi lượng này dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, loãng xương. Acid phytic còn ức chế một số enzyme tiêu hoá như amylase, pepsin và trypsin (amylase giúp tiêu hoá bột đường, còn pepsin và trypsin giúp tiêu hoá protein).

Lectins, một loại phản dinh dưỡng khác là lectins. Lectins là một nhóm protein có trong hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày: các loại đậu (đậu nành, đậu đen…), các loại hạt, ngũ cốc, rau củ quả, nhất là cà chua. Thậm chí trứng, sữa, và các sản phẩm từ sữa cũng có lectins.

Lectins được cho rằng có lợi cho thực vật, vì nó bảo vệ chống lại vi khuẩn gây bệnh và côn trùng, nhưng lectins lại có hại cho người. Tiêu thụ nhiều lectins có thể gây rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, trướng bụng, nổi mẩn ngứa…

Các chất ức chế enzyme tiêu hoá đủ loại. Chất thì gây trở ngại tiêu hoá chất bột do ức chế men amylase, chất làm gây trở ngại tiêu hoá chất béo do ức chế men lipase của tuỵ tạng, chất lại ức chế enzyme tiêu hoá protein… Nói chung, tiêu hoá bột, béo đạm đều bị trở ngại bởi những chất có trong rau củ quả…

Một vài chất phản dinh dưỡng khác như chất gây chát tanin (cản trở hấp thu protein, sắt…), hay acid oxalic (trong vài trường hợp có thể gây sạn thận) đã đề cập trong các bài trước.

Phytate có lẽ là chất phản dinh dưỡng “khét tiếng” nhất. Chất này có trong các loại hạt, ngũ cốc và rau quả.

Vô hiệu hoá phản dinh dưỡng

Rau củ quả là tặng phẩm của thiên nhiên. Ông cha ta, cả ngàn năm trước, đã biết cách khống chế mặt hại và tận dụng mặt lợi cho nhu cầu ẩm thực. Dưới đây là những cách loại bỏ những chất phản dinh dưỡng thông dụng nhất:

Ngâm: hầu hết các chất phản dinh dưỡng đều nằm ở vỏ hoặc gần vỏ. Chúng lại dễ tan trong nước. Ngâm nước vài giờ hoặc qua đêm sẽ làm giảm đáng kể các acid phytic, tanin, lectins và các chất ức chế enzyme tiêu hoá. Ngâm rau cũng làm giảm acid oxalic.

Nảy mầm: quá trình nảy mầm các loại hạt, rau làm giảm rất đáng kể acid phytic, cũng như làm giảm bớt lectins và các chất ức chế tiêu hoá protein.

Lên men: là quá trình tiêu hoá bột đường do vi sinh vật như vi khuẩn hoặc men gây ra, như sữa chua, phó mát, dưa muối… Lên men rau quả cũng làm giảm đáng kể acid phytic và lectins.

Nấu: đun nấu là cách loại bỏ các chất phản dinh dưỡng hiệu quả nhất như lectins, tanin, oxalate và các chất ức chế tiêu hoá protein. Mức độ loại bỏ tuỳ thuôc thời gian đun nấu. Chỉ riêng acid phytic chịu nhiệt, nên hơi khó loại bỏ bằng đun nấu.


Rau củ quả là thực phẩm mà giới khoa học đánh giá cao, chưa bao giờ phàn nàn cả, nhưng nhìn loại nào cũng thấy có các chất phản dinh dưỡng. Chẳng lẽ nhịn?

Thực phẩm nào cũng có mặt lợi và hại. Những người kinh doanh bất chính thổi phồng mặt hại để hù doạ, và thổi phồng mặt lợi để bán hàng.

Thực tế cho biết, nếu kết hợp ngâm, cho nảy mầm hoặc lên men rồi đun nấu, không ăn sống sít, thì xem như ta đã loại bỏ được gần hết các chất phản dinh dưỡng. Lượng phản dinh dưỡng còn lại không đáng kể so với mặt lợi về dinh dưỡng của rau củ quả và các loại hạt.

Vũ Thế Thành (Theo TGHN)

Monday, January 27, 2020

NHỤC CAN (肉乾) - THỊT SẤY KHÔ


Nhục can (肉乾, Bakkwa, pòu qián) là một món thịt sấy khô ở dạng lát mỏng có vị ngọt và mặn trong ẩm thực Trung Quốc, gần giống như món khô bò. Thông thường nhục can được làm từ thịt heo nhưng cũng có thể làm từ thịt bò, thịt gà hay hải sản. Nhục can được cho là bắt nguồn từ một phương pháp tồn trữ thịt sử dụng ở Trung Hoa cổ đại mà đến nay vẫn còn được dùng trong các cộng đồng người Phúc Kiến.


Ở Malaysia, Singapore, quần đảo Riau và Philippines, bakkwa hay bagua là tên phổ biển nhất của nhục can. Người Quảng Đông phát âm món này là yuhk gōn', phiên bản Anh hóa là long yok; trong khi đó ở Trung Quốc và Đài Loan món ăn này được phát âm là rougan. Tên thương mại của nhục can có khi được gọi là "thịt heo nướng", "khô heo" hay "thịt heo sấy". Nhục can là một món ăn vặt rất thông dụng ở Macau, Malaysia, Singapore, Đài Loan, quần đảo Riau và the Philippines. Ở Bắc Đẩu trấn, Đài Loan, nó được đánh giá là một trong ba đặc sản về thịt heo.


Ở Malaysia và Singapore, nhục can trở thành một món quà thông dụng dành tặng cho người thân và du khách, cũng như cho các đồng nghiệp trong các tập đoàn (ví dụ trong Tết Nguyên Đán). Ở các quốc gia mà đa số người dân theo đạo Hồi (ví dụ Malaysia, các món nhục can dùng làm quà sẽ được chế biến từ thịt gà để nhằm phù hợp với halal, tức các quy tắc của Hồi giáo. Nhục can cũng có thể sử dụng trong các tiệc cưới cổ truyền Trung Hoa hay các bữa yến tiệc mang yếu tố nghi lễ tôn giáo. Nhu cầu về nhục can tăng cao trong các mùa lễ hội, trong các thời điểm khác nó cũng được dùng như món ăn vặt hay món ăn kèm trong bữa chính. Nhục can thường được đóng gói hay chứa trong các bọc màu đỏ - màu mang ý nghĩa tốt lành trong văn hóa Á Đông.


Chế biến

Theo tuyền thống, nhục can được chế biến từ những phần thịt chưa dùng hết trong các yến tiệc hay lễ hội. Chúng được tẩm ướp bằng đường và muối sau đó trữ lạnh dùng dần. Cụ thể những phần thịt dùng chế biến nhục can được loại bỏ phần mỡ, xắt lát ướp rồi xông khói. Sau đó chúng được cắt thành từng miếng nhỏ để trữ dùng dần. Người ta tin rằng yếu tố quyết định sự đặc trưng của chất lượng nhục can nằm ở phâu tẩm ướp và vì vậy hàm lượng gia vị tẩm ướp được bảo mật kỹ lưỡng.


Tuy nhiên, nhục can cũng có thể được chế biến ngay từ nguyên liệu thịt tươi, chưa được tẩm ướp nhập từ Trung Hoa; sau đó chúng được nướng ở nhiệt độ cao ngay tại chỗ. Hiện nay, có hai dạng nhục can tồn tại trên thị trường: dạng toái phiến nhục can (碎片肉乾) truyền thống được chế biến từ thịt băm nặn thành hình miếng mỏng; dạng thiết phiến nhục can (切片肉乾) mới hơn chế biến từ việc xắt lát các tảng thịt nguyên khối. Dạng mới dù giá thành cao hơn nhưng đang ngày càng trở nên thông dụng do miếng thịt cứng chắc hơn và thành phần chất béo thấp hơn. Nhục can thường được bán dưới dạng miếng mỏng hình vuông, và có thể có vị cay. Chúng cũng có thể được bán dưới dạng những phiến tròn như đồng tiền, gọi là kim tiền nhục can (金錢肉乾) với biểu tượng đồng tiền mang ý nghĩa đem lại may mắn. Một số công ty chế biến nhục can cũng đã đưa ra những mẫu nhục can có hình dạng khác lạ và đặc biệt nhằm thu hút khách hàng.

Nguồn: Wikipedia


LY KỲ CHUYỆN KHÁCH SẠN "MA ÁM" Ở ĐÀI LOAN

Những người một lần đặt chân đến thành phố Đài Bắc thơ mộng đều nói rằng họ không thể không một lần ghé thăm khách sạn 5 sao quốc tế Grand Hyatt.

Ghé lại, không phải vì ham muốn lưu lại ở một vài đêm chốn nghỉ dưỡng đắt đỏ này mà đa phần vì những câu chuyện ma quái...


Kiến trúc hoành tráng của Grand Hyatt Taipei. Ảnh: TG

Hành trình vào "thế giới ma quỷ"

Năm 2011, Hotels.com - một trang web uy tín chuyên về cố vấn du lịch quốc tế đã liệt Grand Hyatt Taipei vào danh sách 10 khách sạn "ma quái" nổi tiếng nhất thế giới. Dĩ nhiên, trong phần giới thiệu của mình, hotels.com không quên kể lại vắn tắt câu chuyện rùng rợn liên quan đến khu nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế này. Hotels.com cũng tin rằng sau khi làm lễ trừ tà, Grand Hyatt sẽ là địa chỉ lý tưởng cho các khách hàng muốn thử cảm giác khám phá mạo hiểm.

Đài Bắc vào những ngày cuối năm, cả thành phố bị bao trùm dưới màn mưa kéo dài lê thê qua nhiều ngày. Những hoạt động vui chơi hầu như bị đình lại. Nhiều người muốn du lịch khám phá các địa điểm nổi tiếng như Khách sạn Grand hotel (còn gọi là khách sạn Tống Mỹ Linh), bảo tàng Đài Loan (nơi lưu giữ 700.000 hiện vật) hay vườn chim... đều trở nên ngại ngần. Tôi đã cảm nhận được tâm trạng ấy, mỗi khi bước chân ra phố là đối mặt cảnh ướt át đến khó chịu và cái lạnh tê người. Nhưng trước câu chuyện mang đầy màu sắc liêu trai về Grand Hyatt hotel, thì quả thực là trí tò mò của tôi đã chiến thắng được cái cảm giác ngại ngùng, lười biếng.


Hành trình từ khu phố cổ Yong kang, nơi tôi lưu ngụ đến Hyatt không quá phức tạp. taxi ở Đài Bắc đủ phục vụ cho nhu cầu của người dân bản địa và du khách 24/24h. Chỉ cần chấp nhận cái giá "mắc" hơn Việt Nam một chút, bạn có dịp ngắm nhìn những tòa nhà chọc trời, những công trình đồ sộ đã trở thành biểu tượng của người dân Đài Loan như tháp Taipei 101 hay Internacional World trên hành trình đến Grand Hyatt. Nhưng trên con đường 8 làn xe chạy được mệnh danh "đẹp nhất Đài Bắc", tôi không có thời gian để thưởng thức những công trình đẹp đẽ trước mặt. Toàn bộ tâm trí của tôi đã chìm theo câu chuyện đầy chất liêu trai về Grand Hyatt. Bằng thứ tiếng Anh bồi lơ lớ, tôi thúc bác tài xế (phần lớn lái xe ở Đài Bắc sử dụng tốt cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung - PV) nhanh nhanh đưa cả đoàn đến "bến cuối" của hành trình.

15 phút xe chạy cho cảm giác chờ đợi tưởng như lâu lắm. Grand Hyatt đã hiện ra trước mắt. Dường như, không có khung cảnh nào hợp hơn để khám phá về một địa danh ma quái thích hợp hơn bầu trời xám xịt ảm đạm và màn mưa huyền ảo như thế này. Chợt nhận ra, Grand Hyatt quả xứng là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp với thiết kế như người khổng lồ cùng đôi tay dang rộng về phía trước. Bước vào thế giới nghỉ dưỡng xa hoa này, bạn có thể được phục vụ như những "ông hoàng, bà chúa" với các dịch vụ quốc tế hoàn hảo bậc nhất. Tuy nhiên, khi ngắm nhìn Grand Hyatt từ bên ngoài sảnh, tôi có thể lý giải phần nào lời chỉ dẫn của Norika - một người bạn Nhật đồng hành: "Cậu có biết vì sao đến ngày nay số đông du khách ưa cảm giác mạnh vẫn đổ về Hyatt không?"

Dĩ nhiên, lý do thôi thúc họ không phải vì những phòng ngủ đẹp như mơ, của những bữa ăn kèm món bánh mỳ do chính tay đầu bếp Pháp tự nướng bằng loại bột thượng hạng hay đơn thuần là bởi vị trí đắc địa (nằm lọt thỏm giữa khu trung tâm thương mại, vui chơi sầm uất nhất Đài Bắc) của Grand Hyatt. Nhiều người đến khách sạn quốc tế này, bởi có lẽ cũng như tôi, họ muốn được nghe tận tai về câu chuyện ma quỷ đầy ly kỳ...

Hình hai lá bùa lớn được trấn yểm trước sảnh khách sạn.

Câu chuyện kinh dị

"Ở khách sạn này, quy định kỷ luật rất nghiêm ngặt và một trong những điều cấm kỵ là nói cho khách nghe về câu chuyện về những linh hồn từng theo ám khách sạn". Paul - một nhân viên làm việc ở sảnh lớn của Grand Hyatt đã bắt đầu câu chuyện, kèm theo yêu cầu tôi giữ kín những gì anh tiết lộ bằng giọng điệu đầy nghiêm trọng. Nó chỉ càng khiến tôi cảm thấy bị mê hoặc hơn, khát khao tìm hiểu hơn vì chuyện gì thực sự đã xảy ra trong những đêm khuya thanh vắng ở khách sạn này.

Câu chuyện Paul kể cho tôi bắt đầu từ mảnh đất mà Grand Hyatt ngày nay tọa lạc. Từ xa xưa, mảnh đất này là nơi giam giữ hàng ngàn tù nhân trong thời kỳ chiến tranh thế giới. Họ đã bị tra tấn, đánh đập dã man và nhiều người có thể đã bị hành quyết. Sau khi kết thúc chiến tranh, nhà tù trên mảnh đất đã bị phá hủy. Một vài công trình nhỏ được thế vào trước khi chính quyền thành phố quyết định cho phép Hyatt xây dựng khách sạn 5 sao quốc tế hoành tráng có quy mô lên đến 850 phòng. Tuy nhiên, khi động thổ xây dựng, những nhà lãnh đạo của tập đoàn này đã không được cho biết về "lịch sử" đáng sợ của mảnh đất.

Vài năm sau khi Grand Hyatt đi vào hoạt động, nhiều du khách đến đây nghỉ ngơi đã nói với quản lý khách sạn rằng họ không thể ngủ được vì tiếng rên(?!). Bên ngoài hành lang phòng ngủ, thi thoảng lại xuất hiện bóng người vật vờ đi lại trước khi hóa thành làn khói đen sẫm hòa vào khoảng không. Quản lý khách sạn đã làm mọi cách để trấn an các vị khách, nhưng tình hình sau đó dường như không có dấu hiệu tốt lên. Những tiếng hét giữa đêm vì cảm giác có ai đó đứng ngay góc phòng vẫn tiếp tục. Một vài người thậm chí còn tiết lộ, họ thấy như mình bị đè xuống ghế khi đang ngồi đọc báo ở phòng nghỉ của khách sạn.


Vì những chuyện quái quỷ không thể giải thích, lượng khách đến nghỉ tại Grand Hyatt Taipei đã từng sụt giảm nghiêm trọng trong một thời gian ngắn. Rất ít người còn muốn bỏ ra vài trăm đến hàng ngàn USD cho mỗi đêm nghỉ ngơi tại một khách sạn bị ma ám, khiến hoạt động kinh doanh trở nên đình trệ. Trước cơn khủng hoảng đó, lãnh đạo Grand Hyatt buộc phải bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân. Họ cuối cùng đã tìm ra sự thực kinh hoàng về lịch sử mảnh đất xây dựng khách sạn của mình. Một cuộc trấn yểm ly kỳ ngay sau đó đã khẩn cấp được thực hiện.

Lễ trừ tà hy hữu

Paul nói với tôi rằng khi anh vào làm việc, thì lễ trừ tà cho khách sạn đã được thực hiện từ rất lâu trước đó, anh biết về buổi lễ đặc biệt này qua lời kể của các đồng nghiệp.

Ngày đó, sau khi xác tín được chuyện "khách sạn bị hồn ma" của những người tù trước đây theo ám, lãnh đạo Grand Hyatt đã phải bàn bạc rất kỹ về việc mời một pháp sư cao tay tới lập đàn trấn yểm. Nhưng tìm khắp Đài Loan, họ không thể chọn ra một gương mặt ưng ý nào. Cực chẳng đã, lãnh đạo Grand Hyatt Taipei đã phải lặn lội sang tận Trung Hoa đại lục để "cầu cứu". Chuyện kể rằng phải mất rất nhiều ngày thuyết phục, họ mới thuyết phục được một vị pháp sư cao tay đồng ý vượt biển.


Ngày lành tháng tốt được chọn cho lễ trấn yểm, trừ tà. Hôm ấy, mọi hoạt động của Grand Hyatt đều ngừng cả lại. Paul bảo: "hình như đó cũng là một ngày mưa gió rất lớn". Vị pháp sư đi một vòng, dán những lá bùa chằng chịt bên ngoài khách sạn. Đàn tràng được lập và buổi lễ đầy không khí liêu trai kéo dài gần trọn một ngày, một đêm. Không ai biết, vị pháp sư đã làm gì với "phần âm" tồn tại bên trong Grand Hyatt. Chỉ biết, sắc mặt vị pháp sư thay đổi liên tục, chốc chốc lại thấy ông thở dốc. Xong buổi lễ trừ tà đầy căng thẳng, một bức tượng đã được làm phép trấn yểm để đặt trước sảnh lớn khách sạn. Bên cạnh đó, vị pháp sư còn tự tay họa hai lá bùa rất lớn. Ngày nay khi đến thăm Grand Hyatt, du khách không còn thấy bức tượng trấn yểm trước sảnh nữa. Nhưng hai lá bùa, với nội dung chính xua đuổi và bảo vệ tòa nhà khỏi sự ám ảnh của quỷ dữ, bảo hộ cho sự hưng vượng, phát đạt của Grand Hyatt thì vẫn ngự trên tường phía trong sảnh lớn khách sạn.

Chẳng biết câu chuyện trên mức độ xác thực là bao nhiêu phần trăm, chỉ biết giờ có rất nhiều du khách đổ về Grand Hyatt

Mạnh Cường


PHONG THỦY THẬT RA TIỀM ẨN Ở TRONG TA

Mệnh do trời, vận tùy tâm, còn phong thủy thực ra tiềm ẩn ở 3 điểm cơ trên thể bạn: Xin tuyệt đối đừng phá hủy!


Phong thủy thứ nhất của con người: Tâm

Một ông già sau khi nghỉ hưu đã mua một mảnh đất ở quê để chuẩn bị xây một ngôi nhà nhỏ hai tầng an hưởng những năm cuối đời, người con trai hiếu thảo đã đi tìm một bậc thầy nổi tiếng đến nhà để xem phong thủy.

Trên đường đi, nếu có một chiếc xe phía sau muốn vượt, anh đều sẽ nhường và nói với thầy phong thủy: "Xem ra anh ta đang có việc gấp hơn chúng ta, cứ để anh ta đi trước."

Chiếc ô tô chạy đến thị trấn, một đứa trẻ chạy từ con hẻm ra, anh nhanh chóng phanh gấp lại để tránh đứa bé, rồi dừng lại một lúc.

Anh mỉm cười và giải thích: "Trẻ em hay đuổi nhau chơi, chắc đằng sau còn những đứa trẻ khác, chúng ta cứ đợi một chút đã."

Khi về đến nhà, thấy một vài đứa trẻ đang trèo lên cây đào trước cửa hái quả, anh liền đỗ xe trước cửa, để thầy phong thủy đợi thêm một chút nữa rồi hãy vào nhà.

Thầy phong thủy rất kinh ngạc, anh cười nói: "Mấy đứa trẻ đang ở trên cây, bỗng nhiên thấy chủ về, chắc chắn sẽ rất hoang mang, bây giờ mà vào sẽ khiến chúng giật mình, ngã xuống thì không hay."

Thầy phong thủy nghe xong, quay người sang nói với anh: "Anh đưa tôi về đi, phong thủy của mảnh đất này không cần xem nữa."

Anh con trai ngạc nhiên: "Đi mấy chục cây số mới đến được đây, sao thầy đã muốn về rồi?"

Thầy phong thủy cười nói: "Nơi nào có anh, nơi đó phong thủy đều rất tốt lành. Có một anh con trai như anh, bác nhà là một người rất có phúc."

Phong thủy chính là: Người có phúc ở chốn đất lành, chốn đất lành có người có phúc.

Nếu bạn là một người có phúc, nơi bạn sống chính là nơi đất lành.

Nếu nơi bạn sống không phải là chốn đất lành thì bạn vẫn có thể biến nó thành nơi đất lành chim đậu.

Trong tất cả các phong thủy, phong thủy đầu tiên là con người, phong thủy đầu tiên của con người là trái tim, phong thủy dưỡng nhân, nhưng nhiều người không biết rằng nhân cũng dưỡng phong thủy.

Phong thủy tốt do mình tự tạo ra.

Lòng hiếu thảo, sự tốt bụng chính là phong thủy tự nhiên tốt nhất của mỗi người.


Phong thủy thứ 2 của con người: Miệng

Phần lớn mâu thuẫn gia đình đều đến từ việc không biết cách nói chuyện.

Lúc yêu nhau, có những lời vẫn chưa nói hết; sau khi kết hôn, có những trận cãi vã không hồi kết. Không chỉ trong quan hệ vợ chồng, mà ngay cả với cha mẹ, con cái, chúng ta đều có thói quen chỉ trích, trách móc.

Ngôn ngữ là thứ vũ khí mang tính sát thương nặng nhất trong các mối quan hệ thân thiết. Đôi khi, dù bạn có ý tốt, nhưng vì giọng điệu và cách diễn đạt sai, nên nó hoàn toàn thay đổi đi ý nghĩa cần có.

Chập tối, trời bất chợt mưa to, về đến nhà, tóc của người vợ đã bị ướt hết. Người chồng nhìn thấy vợ, lớn tiếng nói: "Lớn bằng ngần này rồi mà ra ngoài không biết mang theo ô? Cảm cúm là đáng đời!" Sau đó, lấy khăn đưa cho vợ: "Mau lau đi." Người vợ cầm chiếc khăn một cách giận dữ rồi đi vào phòng ngủ, đóng sầm cửa lại.

Một vài câu nói đơn giản đã trở thành ngòi nổ của cuộc chiến giữa vợ và chồng, và có lẽ người chồng không biết mình sai ở đâu.

Giữa chồng và vợ, trong tim có yêu, trên miệng có thương, có gì từ từ nói, gia đình tự nhiên sẽ hòa thuận, vợ chồng hòa thuận chính là phong thủy tốt nhất của một gia đình.

Mặt khác, trong xã hội, tại nơi làm việc, vì ăn nói không khiếm tốn mà đắc tội với đủ mọi loại người.

Miệng là cánh cửa phúc họa.

Nếu nói ra những lời chua ngoa cay nghiệt, ngay lập tức sẽ đắc tội với người khác.

Người sống có mặt, cây sống có vỏ, đánh người không đánh vào mặt, mắng người không lôi chỗ yếu ra mà mắng.

Bạn không cho người khác thể diện, người ta cũng sẽ chẳng kiêng dè gì bạn.

Trước mặt người đi khập khiễng không nói từ què, trước mặt người mập không nói béo, trước mặt Thị Nở không nhắc từ xấu.

Đừng nghĩ rằng "mau miệng, thẳng toẹt" lúc nào cũng là hay, quản cho tốt cái miệng của mình, họa đều từ miệng mà ra.

Nước càng sâu, dòng chảy càng êm, người càng ưu tú càng biết "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."

Tâm tốt là phúc, nhưng cũng cần phải biết cách ăn nói thì mới giữ được cánh cửa tài phúc, không để "rỉ" phúc, phong thủy mới ngày càng tốt hơn.


Phong thủy thứ 3 của con người: Hành vi

"Tâm hảo, chúy từ, hành thiện" (Lòng tốt, miệng lưỡi tử tế, làm việc tốt).

Tâm là gốc rễ, miệng là hoa và hành vi là quả ngọt.

Giúp đỡ người khác là hành thiện, không tính toán so đo, lợi dụng người khác cũng là thiện.

Lợi dụng, so đo sẽ làm mất đi niềm tin của mọi người, mất nhiều hơn là được.

Vì vậy mới thường nói, người hay giành "thanh toán" có nhiều bạn bè nhất.

Nói họ ngốc nhưng không thực sự ngốc, là họ sẵn lòng, bởi trong lòng mọi người đều sẽ ghi nhớ, lâu dần, ai cũng sẽ tôn trọng họ.

Chịu thiệt thòi là phúc, không so đo, tính toán là một loại trí tuệ.

Không tính toán được mất, thích giúp đỡ mọi người, làm việc lúc nào cũng sẽ như cá gặp nước, phong thủy như vậy tự nhiên là phong thủy tốt.

Tục ngữ nói "đắc nhân tâm giả đắc thiện hạ" (người có được lòng người sẽ có được cả thiên hạ), lấy được lòng người mới có thể mở rộng được mạng lưới, mới thu hoạch được nhiều thông tin, có được nhiều nguồn lực, được nhiều sự giúp đỡ của người khác, từ đó nắm bắt được nhiều cơ hội hơn.

Có những người vì sao lại may mắn đến vậy, đó là bởi cách đối nhân cử thế của anh ta.

Người cho đi lòng tốt sẽ nhận lại lòng tốt, phúc cho đi sẽ lại được phúc đến, đây là chân lý ngàn đời chưa bao giờ thay đổi.

Người thích hành thiện, không hổ thẹn với lương tâm sẽ ăn ngủ tốt, được người xung quanh tôn trọng, tâm tình tốt, sức khỏe tự nhiên tốt, cả đời thuận lợi.

Vì vậy, những phong thủy quan trọng nhất đều không liên quan đến những thứ bên ngoài, nó nằm trong chính bản thân chúng ta.

Suy nghĩ quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách và tính cách quyết định số phận.

Đây là chân tướng của việc thay đổi số phận thông qua phong thủy của chính mình.

Giữ lòng tốt, nói điều hay, làm việc thiện, đời người sẽ không có cái gọi là "không tốt".

Như Quỳnh
Theo Trí Thức Trẻ

Sunday, January 26, 2020

CA DAO NÓI VỀ RƯỢU

Trong những dịp cúng lễ, lễ lạt, hiếu hỉ, và đặc biệt là vào dịp Tết, rượu thường được nhắc đến, và có khi trở thành quan trọng hàng đầu: "Vô tửu bất thành lễ".


Rượu lại thường được cho là thứ không thể thiếu với giới tao nhân mặc khách. "Cầm kì thi tửu", "bầu rượu túi thơ", Lưu Linh viết "Tửu đức tụng" (tán tụng công đức của làng rượu), Lí Bạch không chỉ là “thi tiên" mà còn được gọi là “tửu tiên", Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Ba Quát... đều sành rượu và có thơ ca ngợi rượu, là vài minh chứng.

Trong kho tàng ca dao, người viết bước đầu đã trích ra được 42 bài có đề cập đến rượu. Nội dung của những bài ca dao này hoặc nhìn nhận về đặc tính của rượu, hoặc gắn rượu với lễ, với cuộc sống lạc thú, hoặc rượu được ví với sắc đẹp của người phụ nữ, và cuối cùng, là sự cảnh cáo về những tác hại của rượu.


Dưới đây là những trình bày về các nội dung vừa nói:

1. Đặc tính của rượu

Rượu sở dĩ ngon là nhờ tửu tinh (alcool), được gọi là men:

Rượu ngon bởi vì men nồng
Người khôn bởi vị giống dòng mới khôn.

Chất men của rượu được so sánh với các gen của dòng giống, là một cách nhìn nhận đi thẳng vào bản chất sự vật.

Chất men ấy, nếu được cất giữ kĩ, thì bền vững với thời gian:

Rượu ngon chắt để bàn thờ
Ba bốn năm không lạt (nhạt), sao giờ lạt đi?

và không phụ thuộc vào vật chứa:

Rượu ngon bất luận be sành,
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.


2. Rượu gắn với lễ

Nghi lễ mà ca dao thường nêu hơn cả là cưới hỏi. Rượu (cùng với cau trầu) là lễ vật bắt buộc khi cưới hỏi. Thử đọc lời đối đáp sau của một đôi trai gái:

- Anh có thương em thì lo một buồng cau cho tốt, một hũ rượu cho đầy,
Đặt lên bàn thượng, hạ xuống bàn xây,
Chàng đứng đó, thiếp đứng đây,
Lẽ mô thầy với mẹ lại không kết nghĩa sum vầy cho con?

- Tay anh ôm hũ rượu, buồng cau,
Đi ngả đường sau, thầy mẹ chê khó, đi ngả cửa ngõ, chú bác chê nghèo,
Nhắm chừng duyên nợ cheo leo,
Sóng to, thuyền nặng không biết chống chèo có đặng (được) không.


Cô gái tưởng tượng nêu một viễn cảnh êm thấm, thuận chiều, trong lúc chàng trai tỏ ra thực tế hơn trước trở lực, do cái nghèo tạo ra.

Giả như cô gái thơ ngây và có tình cảm trong sáng kia thuyết phục được bố mẹ mình chấp thuận cuộc hôn nhân do cô chủ động, thì việc tiếp theo sẽ là:

Rượu lưu li chân quỳ tay rót,
Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh.

Đôi vợ chồng mới, hoặc trai gái đã đính hôn, cũng dùng miệng trầu, chén rượu khi trao lời hẹn ước thủy chung:

Ăn một miếng trầu, năm ba lời dặn,
Uống một chén rượu, năm bảy lời giao,
Anh chớ nghe ai sóng bổ ba đào,
Em đây quyết giữ niềm tiết hạnh, anh chớ lãng xao em buồn.

Và dưới đây là chén rượu mời bạn tương tri:

Rượu kim lan ve vàng chước tửu,
Em mở miệng chào bạn hữu tương tri
Bá Nha vắng mặt Tử Kỳ
Ôm đờn luống chịu sầu bi một mình.


3. Rượu gắn với lạc thú

Trước hết, rượu (ở đây, hiểu theo "người uống rượu") thể hiện cuộc sống sung túc, an nhàn, biết làm chủ đời người:

Lật đật thì đất cũng đè,
Những người thong thả, rượu chè quanh năm

hay:

Rượu cúc sánh với trà lan,
Khi xem hoa nở, khi than Thúy Kiều.

và:

Rượu nằm trong nhạo chờ nem
Anh nằm phòng vắng chờ em lâu về.

Chính vì sự thể hiện ấy mà giới phụ nữ (vốn ít người biết uống rượu) đã ít nhiều đồng tình chuyện “nam vô tửu như kì vô phong" (đàn ông không uống rượu như cờ không có gió). Cho nên có người đã:

Đốt than nướng cá cho vàng,
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi.
có người còn "rộng lòng" hơn:
Khuyên anh cờ bạc thời chừa,
Rượu chè, trai gái say sưa mặc lòng.

Kế đến, giới mày râu thì xem mình độc quyền về rượu, và không chút ngần ngại khi nói ra điều này:

Còn trời, còn nước còn non.
Còn có bạn rượu, anh còn say sưa.

hay:

Con tằm bối rối vì tơ;
Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình.

Thậm chí, có anh còn móc tiền vợ để uống:

Rượu chè, cờ bạc lu bù,
Hết tiền đã có mẹ cu bán hàng.

Sau cùng, lạc thú với rượu không riêng bậc văn nhân tài tử mà cả hạng “tửu nang phạn đại" (đãy rượu túi cơm) và những người cùng uống, gọi là bạn rượu để thêm vui, theo luật "trà tam, tửu tứ" (uống trà, uống rượu thì thường ba, bốn người cùng uống mới thú). Có lúc không phải “tửu tứ" mà "tửu đảng", “tửu đồ" (những tên bợm nhậu):

Có chồng say như trong chay ngoài bội,
Ngó vô nhà như hội Tần Vương!


4. Rượu và người đẹp đều gây say

Hán Việt có từ “tửu sắc" nói lên mối quan hệ tuy hai mà một giữa rượu và gái, đứng đầu trong thú ăn chơi (của người đàn ông), tiếng Việt thuần túy không có một từ như vậy. Trong ca dao, lối nói phổ biến là so sánh điểm gây say giống nhau giữa rượu và người phụ nữ:

Rượu ngon chưa uống đã say,
Lựu, lan chưa bẻ đã bay mùi nồng.

và:

Đèo bồng mang tiếng thị phi
Bầu không có rượu lấy gì mà say?

hoặc:

Rượu ngon cái cặn cũng ngon,
Thương em chẳng luận chồng con mấy đời.

hoặc nữa:

Rượu từ trong hũ rót ra,
Để lâu cũng nhạt nữa là duyên em.

Cả chuyện “say ngầm", “say ngấm" của rượu cũng được vận dụng để ví với nét hạnh của nữ giới (trong việc chinh phục đàn ông):

Rượu say vì bởi men nồng,
Vợ mà biết ở, ắt chồng phải theo.

hay:

Rượu sen càng nhắp càng say,
Càng yêu vì nết, càng say vì tình
Đầy vơi chúc một chén quỳnh
Vì duyên nên uống, vì tình nên say...


5. Đề phòng những tác hại của rượu

Không thể có chuyện uống quá tửu lượng cho phép (đối với mỗi người) mà vẫn không say, dù đó là rượu nhạt:

Rượu nhạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

hay rượu dở:

Rượu không ngon uống lắm cũng say,
Áo rách có chỉ vá may lại lành.

Mỗi khi đã bị say thì không đủ sáng suốt để nhận rõ cái lộn xộn ở bàn tiệc:

Rượu không say, sao chén ngã xe lăn,
Không thương người đó, sao năng tới nhà?

ở lập luận:

Rượu nào rượu lại say người,
Bớ người say rượu, chớ cười rượu say.

Điều thường gặp là “rượu vào, lời ra", nói nhiều, nói dài nhưng không ý thức hết điều đã nói, gây chuyện “đa ngon đa quá" (nhiều lời thì càng nhiều lầm lỗi), lắm lúc tạo nên hậu quả nghiêm trọng. Chí ít, cũng phiền nhiễu đến người xung quanh:

ở đời chẳng biết sợ ai,
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.

Và không mấy ai tin lời người say, cho dù có nói hay như thế này:

Say thời, say ngãi say tình,
Say chi chén rượu mà mình nói say!

Ngoài cái hại của việc say đã nói, người đắm đuối vì rượu mà bỏ bê làm ăn, sẽ dễ lâm vào cảnh nghèo khổ:

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa,
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.



Những trình bày trên cho thấy, ca dao đã đề cập khá đầy đủ về rượu. Khi gắn với nghi lễ, rượu tượng trưng cho việc chuẩn thuận, thề nguyền; khi gắn với lạc thú, rượu như một vị chủ không thể thiếu; khi xét đến người đẹp, chỉ có rượu mới tương xứng để đối sánh. Nhưng tác hại của rượu cũng không nhỏ nếu người uống không biết dừng lại ở mức cần dừng.

Sắp xếp theo nội dung bàn về rượu của ca dao, ở một chừng mực nào đó, chúng ta cũng nhận ra phong tục, quan niệm của người Việt về một thức uống có lịch sử lâu đời và mang tính cách toàn cầu này.

Triều Nguyên