Sunday, March 1, 2020

LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI CAMPUCHIA

Mỗi một đất nước trên thế giới đều có ngày tết của truyền của mình, nếu ở phương Tây có ngày tết dương lịch, ở Việt Nam có ngày tết nguyên đán thì với Campuchia có ngày Chol Chnam Thmay.

Campuchia đất nước của tôn giáo và lễ hội

Đất nước Campuchia nổi tiếng với tôn giáo thuần khiết, xem đạo Phật là quốc giáo. Tuy nhiên, bên cạnh thờ Phật, trong tín ngưỡng của người dân còn có một vị thần mặt trời mang tên gọi “Tevoda”. Vị thần này chịu trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của người dân, mỗi năm sẽ có một vị thần thay phiên nhau đến hạ giới giúp đỡ nhân dân.

Người dân Campuchia sau một năm làm việc vất vả, những người nông dân sau vụ bội thu đã tạm hoàn tất chuyện đồng án và có thời gian rãnh rỗi. Chính vào thời điểm ấy trong năm là thời gian diễn ra ngày tết truyền thống của người Khmer. Mọi người từ già đến trẻ tất bật chuẩn bị nào là quần áo mới, thức ăn, những lễ vật cúng chùa… cho ngày lễ quan trọng nhất này. Trong một năm ở Campuchia có khá nhiều lễ hội diễn ra, tuy nhiên ngày Chol Chnam Thmay được xem là ngày lễ quan trọng nhất, bên cạnh đó còn có những lễ hội khác như: Sen Dolta, Ok Om Bok,…

Cứ vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, tức đầu tháng “Chét” theo lịch Phật của người Khmer thì người dân Campuchia lại tất bật chuẩn bị chào đón năm mới. Cũng như tết Nguyên đán ở Việt Nam, Chol Chnam Thmay được tổ chức kéo dài trong 3 ngày (nếu là năm nhuận thì kéo dài đến 4 ngày). Mỗi một ngày tết đều có tên gọi và ý nghĩa khác nhau.

Nghi thức chính trong ngày tết Chol Chnam Thmay

Ngày đầu tiên có tên là “Moha Songkran” mọi người trong gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi lại bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị đón năm mới. Và sau khi dọn dẹp, sẽ bày cổ lên cúng tổ tiên, mời ông bà về đón năm mới với con cháu.
Ngày thứ hai có tên là “Wanabat” mỗi gia đình dâng cơm lên chùa vào buổi sáng. Và buổi chiều có thể làm lễ “đắp núi cát” ngay tại khuôn viên chùa để cầu mong gặp điều an lành.

Lễ “đắp núi cát” ngay tại khuôn viên chùa để cầu mong gặp điều an lành

Ngày thứ ba có tên gọi là “Thngai Laeung Saka” (Lơm săk) có nghĩa là ngày thêm tuổi. Đây chính là ngày quan trọng nhất, cũng như 2 ngày trước mọi người Khmer dâng cơm lên chùa, buổi chiều cử hành nghi thức “tắm Phật”. Đây là một nghi thức hết sức tôn nghiêm, mọi người phải mang nước ướp hương thơm của hoa đi 3 vòng quanh chánh điện ngôi chùa và sau cùng dùng loại nước này để tắm những tượng Phật trong chùa. Loại nước này cũng được dùng để “tắm” cho các nhà sư với ý nghĩa rửa sạch hết mọi cái cũ bước sang một năm mới với thân thể thật sạch sẽ và hoàn toàn tươi mới. Mọi người sẽ chừa lại một ít nước thơm này để mời các vị sư đến siêu độ cho mộ phần của người thân và dùng nước thơm để rửa mộ phần với mong muốn người quá cố mau được siêu thoát và bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Sau đó con cháu sẽ về nhà chúc tết mừng tuổi ông bà, cha mẹ làm lễ tạ ơn và cùng chúc nhau một năm mới hạnh phúc, vạn sự như ý.

Lễ hội tắm Phật có tên gọi là “Thngai Laeung Saka” (Lơm săk)

Ngày Chol Chnam Thmay là một dịp để người Khmer có thể tụ họp gia đình, cùng nhau đi viếng chùa và cầu mong bình an trong suốt một năm. Được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mỗi người dân đều có gắng giữ gìn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp này.

(Sưu tầm trên mạng)

No comments: