Tuesday, August 31, 2021

HÀNH THIỆN VUI NHẤT LÀ KHÔNG CẦN NGƯỜI BIẾT, THI ÂN KỴ NHẤT LÀ ĐỢI ĐƯỢC ĐÁP ĐỀN

Khi chúng ta đứng trước lựa chọn phải làm người cho đi hay người nhận lại, tin rằng có rất nhiều người sẽ thích lựa chọn trở thành người được nhận. Nhưng thực ra, cho đi sẽ khiến bản thân hạnh phúc hơn so với nhận lại, đó là niềm vui đến từ sâu thẳm trong tâm…

Thi ân không cần người phải báo đáp, đó mới chính là sự lương thiện cao nhất. (Ảnh: Pinterest)

Mỗi người chúng ta khi đến thế giới này, từ nhỏ đến lớn trong mỗi giai đoạn đều không thể tách rời khỏi việc nhận sự giúp đỡ của người khác: sự giáo dưỡng của bố mẹ, kiến thức của thầy cô, sự tương trợ của bạn bè …, có thể nói trong cuộc đời chúng ta, bất kể lúc nào, bất kể nơi nào đều không thể tách rời những ân huệ mà người khác cho mình.

Khi đứng trước lựa chọn cho đi hay nhận lại, không ít người mong sẽ được nhận lại, nhưng đâu biết rằng hạnh phúc thực sự lại ở chỗ biết cho đi. Có câu rằng: “Tặng người hoa hồng, tay còn lưu hương”, giúp đỡ người khác là đang tạo niềm vui cho chính mình.

Biết cách giúp người hoàn thành ước vọng, hiểu được thế nào là phó xuất, đây thật sự là biểu hiện của nhân cách chói sáng, đồng thời cũng là một lại trí huệ đối nhân xử thế.

Phó xuất là một loại cho đi, nhưng không cần phải chờ mong sự báo đáp của người khác. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, cũng là đang giúp đỡ chính mình. Làm người nên có một trái tim lương thiện, lúc nào cũng suy nghĩ cho người khác, thi ân không cần người phải báo đáp, đó mới chính là sự lương thiện cao nhất.

1. Hành thiện mà muốn người biết, đó không phải thiện

Sự lương thiện cao nhất, là đặt mình vào vị trí người khác mà suy nghĩ. Một mực truy cầu báo đáp, thì sẽ thường bỏ qua cảm nhận của đối phương, dù cho có làm việc thiện, cũng có thể tạo ra sự tổn thương cho người khác.

Trong “Lễ Ký” có ghi chép một câu điển cố “Không ăn đồ bố thí” như sau: Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, thiên tai nhân họa không ngừng. Có một năm, nước Tề bị mất mùa, lão bá tánh không có cơm ăn, rất nhiều người vì đói mà chết.

Có một người tên là Kiềm Ngao, vì muốn lấy danh tiếng, đã phân phát đồ ăn cho người dân bị nạn trên đường. Kiềm Ngao sợ rằng người khác không biết mình đang “làm việc tốt”, cố ý hét to với người đi đường: “Đồ ăn không cần trả tiền đây! Mau đến ăn đi!”.

Không ngờ rằng, người trên đường chẳng một ai thèm để ý tới ông ta. Khó khăn lắm mới có một người dân bị nạn đi ngang qua, Kiềm Ngao liền chặn người này lại, dùng giọng điệu cao cao nói với người đó: “Này, ta kêu ngươi đấy! Qua đây ăn đi!”.

Ông ta vốn dĩ cho rằng người dân này sẽ cảm ơn đại đức của mình, sẽ dập đầu bái tạ, nhưng nào ngờ người đó trừng mắt nhìn ông ta và nói: “Ta thà chết đói, chứ không ăn!”.

Khi ban ân huệ cho người khác, đừng thể hiện bản thân để người khác cảm thấy rằng bạn rộng rãi hào phóng, thì họ sẽ nhận lấy ân huệ của bạn. Nếu giúp người khác chỉ vì muốn được báo đáp, trong lòng sẽ luôn tính toán, vậy thì hành thiện chẳng qua chỉ là một màn biểu diễn giả tạo, mà sự “bố thí” giả tạo này, với người với ta đều không được xem là một việc tốt.

Làm thiện muốn người ta thấy, điều thiện ấy không thực; Làm ác sợ người ta biết, điều ác ấy mới thật to. (Ảnh: Pinterest)

Chỉ có sự nhân từ thương cảm phát ra từ trong tâm, mới có thể khiến người khác cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Nếu vậy thì ân huệ mà ta cho đi, mới có thể phát ra ánh hào quang. Nếu như có mục đích xấu xa, sẽ như hạ thấp người khác, kiểu hành động cho đi này không được tính là cao quý.

Trong “Chu Tử Gia Huấn” có nói: “Thiện dục nhân tri, bất thị chân thiện; ác khủng nhân tri, tiện thị đại ác”, ý rằng làm thiện muốn người ta thấy, điều thiện ấy không thực; Làm ác sợ người ta biết, điều ác ấy mới thật to. Sự lương thiện phát ra từ trong tâm, giống như một cơn mưa mùa xuân, lặng lẽ tưới nhuần vạn vật.

2. Vui vẻ hành thiện, không cầu người biết

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Hành thiện vui nhất là không cầu người biết”. Người xưa hành thiện tích đức, chú trọng khiêm tốn. Mặc dùng không khoa trương, nhưng chỉ cần bạn làm, công đức và phúc đức sẽ cứ dần dần tích lũy, phù hộ cho con cháu đời sau.

Nhưng nếu làm thiện chỉ vì để đạt được phúc báo và tán thưởng, nhiễm lòng tham công danh lợi lộc, dù cho có làm thiện bao nhiêu đi nữa, cũng rất khó để mà cảm thấy vui vẻ thật sự.

Trong “Chiến Quốc Sách – Ngụy Sách” có nói: “Nhân chi hữu đức vu ngã dã, bất khả vong dã; ngô chi hữu đức vu nhân dã, bất khả bất vong dã”. Ý nói, người khác đối xử với bạn có ân huệ, không thể không để trong lòng; mà bạn đối với người khác có ân huệ, không nên cứ để trong lòng.

Tục ngữ thường nói: “Nhận ơn một giọt nước, phải báo đền bằng cả dòng suối”. Việc này là đứng ở góc độ người được giúp đỡ để nhìn vấn đề, cổ vũ mọi người học cách cảm ơn, có ân thì cần phải báo đáp.

Nếu đứng ở góc độ là người bố thí mà nhìn, thì chỉ cần nhớ một câu tục ngữ: “Thi ân không cầu báo đáp”. Sự lương thiện chân thật, không cần phải nhận lấy sự báo đáp, không tính thiệt mất, nếu không thì sẽ trở thành kiểu người chỉ lấy thiện đối thiện, xem việc thiện như một cuộc giao dịch. Người ta trách bạn ham muốn lợi lộc, bạn hận người ta không biết đền ân, tâm tốt mà lại làm việc xấu, đến cùng là đôi bên đều thiệt.

Vô tư kính dâng là điều trân quý nhất, cho người khác ân huệ mà không cần sự báo đáp mới là vĩ đại nhất. Nếu như có một người cho người khác ân huệ nhưng lại cầu báo đáp, vậy thì người đó không phải là một người vô tư không vụ lợi, ý định ban đầu giúp đỡ người khác sẽ trở nên biến chất.

Chúng ta phải có được một trái tim bao dung từ bi, hành thiện với người, viện trợ giúp người. Chỉ khi từ bi với người, thì quan hệ giữa con người mới trở nên càng tốt đẹp hơn, thế giới sẽ trở thành một gia đình hòa thuận.

Có câu: “Tích đức không cần người thấy, hành thiện tự có trời biết”, cái thiện mà ta vô tình trồng được, sẽ có ngày ra hoa kết trái. Bạn chỉ cần tử tế, trời cao tự có an bài!

Tuệ Tâm (Theo SOH)

6 BÀI HỌC CHỐNG THAM NHŨNG TỪ SINGAPOUR

Trong các bảng xếp hạng, Singapore vẫn thường nằm trong tốp các nước ít tham nhũng nhất thế giới. Để có vị trí này, Singapore đã trải qua một quá trình chuyển hóa không ít khó khăn.


Khi đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền, họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát triển.

Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, ban đầu Singapore chưa thể làm gì với yếu tố lương bổng vì năm 1960, đây vẫn là nước nghèo với GNP trên đầu người chỉ là 443 USD. Vì vậy, chính phủ tập trung vào hai yếu tố tạo tham nhũng còn lại: giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường hình phạt.

Một luật chống tham nhũng mới ra đời, với 32 phần (thay vì 12 như hồi năm 1937). Có một số sửa đổi quan trọng như án phạt tăng lên năm năm tù, người nhận hối lộ phải trả lại hết tiền đã nhận. Văn phòng điều tra tham nhũng (CPIB) được tăng quyền hạn, với khả năng điều tra “mọi tài khoản ngân hàng” của những ai bị nghi có hành vi phi pháp.


Một người có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi người đó chưa nhận tiền hối lộ, vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội người này. Công dân Singapore phạm tội nhận hối lộ ở nước ngoài cũng bị xử như phạm pháp trong nước. Cả khi bị cáo qua đời, tòa áncũng có quyền ra lệnhtrưng thu tài sản có được từ tham nhũng.

Cho mãi tới thập niên 1980, khi đã phát triển kinh tế, Singapore mới đủ khả năng làm nốt phần còn lại trong chiến lược chống tham nhũng là tăng lương cho nhân viên. Tháng 3-1985, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố các lãnh đạo chính trị cần được trả lương thật cao để bảo đảm chính quyền trong sạch. Ông nói cách hay nhất chống tham nhũng là “đi cùng thị trường”, thay vì thói đạo đức giả đã tạo nên tham nhũng.

Theo giáo sư Jon S.T. Quah, khoa chính trị học ở Đại học Quốc gia Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước vì hoàn cảnh đặc thù và vì những chi phí chính trị và kinh tế của việc trả lương cao. Tuy nhiên, có sáu bài học có thể tham khảo.

Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ ai có hành vi tai tiếng.

Thứ hai, phải có các biện pháp chống tham nhũng đầy đủ, không có lỗ hổng và thường xuyên được xem lại để thay đổi, nếu cần thiết.


Thứ ba, cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Không nhất thiết phải có quá nhiều nhân viên, và bất kỳ thanh tra nào tham nhũng cũng phải bị trừng phạt và đuổi ra khỏi ngành.

Thứ tư, cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy cảnh sát.

Thứ năm, để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như hải quan, thuế vụ, công an giao thông, các cơ quan này phải thường xuyên kiểm tra và thay đổi qui định làm việc.

Thứ sáu, động cơ tham nhũng trong khối nhân viên nhà nước và quan chức có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp cho họ có tính cạnh tranh với khu vực tư nhân.

Và dĩ nhiên, mọi chiến lược đều trở thành công cốc nếu lãnh đạo chỉ nói suông và thiếu ý chí chính trị.


Trong một nghiên cứu ở Hong Kong, Ấn Độ và Indonesia, giáo sư Leslie Palmier (ĐHBath, Anh)xác định ba yếu tố chính tạo nên tham nhũng.

-Cơ hội (đặc biệt liên quan đến việc viên chức nắm giữ các vị trí “ngon ăn” hay kiểm soát các hoạt động hái ra tiền).

– Lương bổng. Khi lương của nhân viên quá thấp, họ dễ dàng dùng vị trí của mình để nhận hối lộ.

– Khả năng phát hiện và trừng phạt. Tham nhũng lan tràn ở Singapore trong thời thực dân là vì con người xem đây là hoạt động có rủi ro thấp, ít khả năng bị tù tội.


Theo: TRANPARENCY.ORG

NHÂN TÀI NHIỀU MÀ SAO QUỐC GIA KHÔNG KHÁ NỔI?

“Nhân tài là nguyên khí của quốc gia”. Ai cũng hiểu như vậy. Có nhân tài thì mới có nguyên khí để phát triển đất nước. Nhưng tại sao nhiều quốc gia không thiếu nhân tài nhưng vẫn èo uột không phát triển được?


Người Ấn Độ nổi tiếng thông minh, học giỏi. Nhiều người lãnh đạo các tập đoàn lớn nhất thế giới là người Ấn. Biết bao nhiêu kinh tế gia lỗi lạc trên thế giới là người gốc Ấn. Nhưng đến nay, sau bao năm giành được độc lập từ Anh quốc, nước Ấn Độ vẫn nghèo, vẫn lạc hậu?Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử của đất nước Việt Nam có nhiều người tài, có trình độ đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của họ như hiện nay. Trong nước, nhiều dịch vụ đào tạo chuyên môn tay nghề, khả năng quản lý… đã phát triển nhanh và đang hoạt động mạnh.

Số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng trong nước ở mức kỷ lục chưa từng có. Tuy chất lượng đào tạo chưa đồng nhất nhưng hầu như ai có ý chí thì muốn học gì cũng có thể học được. Mỗi năm, hàng ngàn du học sinh được đào tạo bài bản ở các nước có nền giáo dục tiên tiến về nước làm việc.

Lượng trí thức Việt kiều trong nhiều ngành chuyên môn kỹ thuật cũng rất lớn và không ít người đang muốn đóng góp cho sự phát triển đất nước. Nhưng tại sao năng suất trung bình của người lao động Việt Nam mới chỉ bằng 1/20 của Singapore, 1/6 của Thái Lan… và cũng chỉ xấp xỉ Lào và Campuchia?

Giải được bài toán nhân tài, cũng như bất cứ bài toán nào khác, cần phải hội tụ các điều kiện cần và đủ. Câu chuyện nhân tài chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh giá trị xã hội. Ngoài việc bản thân người tài có khả năng đóng góp được gì cụ thể cho xã hội, thì xã hội còn phải sẵn sàng tiếp nhận giá trị đóng góp cá nhân để tạo ra những giá trị cao hơn, đồng thời bản thân người đóng góp cảm thấy được đối xử công bằng và nhận được những giá trị tương xứng với đóng góp của họ.

Con người sinh ra ai cũng đã có những bản năng thiên phú cơ bản. Qua môi trường sống và theo thời gian lớn lên, tính cách con người, năng lực cá nhân (khả năng suy nghĩ phân tích phán xét) và kỹ năng chuyên môn được hình thành. Nói một cách khái quát, ai cũng có cái tài riêng và có khả năng đóng góp nhất định cho xã hội. Môi trường xã hội quyết định phần lớn giá trị của cá nhân, từ giáo dục của nhà trường lúc còn đi học, cho đến cơ chế làm việc và hòa nhập xã hội khi lớn lên đi làm.

Giá trị của một cá nhân là giá trị tổng hợp của cái đầu (năng lực), cái tay (kỹ năng làm được cái gì) và trái tim (cái tâm biết sống lương thiện, muốn cống hiến, phục vụ cho xã hội).


Cái tay được rèn luyện có thể tạo ra sản phẩm xã hội cần, cái đầu giúp cái tay biết làm khéo hơn. Cái đầu và cái tay quyết định giá trị cơ bản của cá nhân; trái tim với ý thức đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi riêng, biết làm gì cũng phải nghĩ đến người khác, đem lại giá trị ngày càng cao hơn cho các đối tượng phục vụ, thì đó là cái tâm tạo nên cái đức mà ông bà ta thường nhắn nhủ phải đi kèm với cái tài.

Cái tài là để được cần, được quý; cái tâm là để được yêu mến, để tạo đức. Đây là những điều kiện để tạo giá trị thương hiệu cá nhân, không khác với giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp (là tổng của các giá trị cá nhân trong doanh nghiệp), hay một thương hiệu quốc gia (là tổng của các giá trị cá nhân và tổ chức trong xã hội).

Từ cổ chí kim thời nào cũng có người tài. Người tài không bao giờ thiếu trong thời chiến cũng như thời bình để thỏa mãn nhu cầu của xã hội, nếu xã hội biết đặt vấn đề đúng với người có tài để họ có thể cung cấp những gì xã hội cần.

Người có tài cũng là một loại sản phẩm như các sản phẩm khác của xã hội mà thôi. Khi có cầu tất sẽ có cung. Cầu tăng thì cung cũng sẽ tăng theo, về cả phẩm lẫn lượng. Phẩm và lượng của cung (người có tài) chỉ còn tùy thuộc vào cái giá thích hợp để cung và cầu có thể gặp nhau ở một điểm tối ưu. Cái giá ở đây là tất cả những giá trị mà cầu (xã hội) phải thỏa mãn cho cung bao gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Ngay cả trong hoạt động nhà nước, người có khả năng, có tài, có tâm huyết muốn cống hiến cũng không thoát khỏi sự chi phối của luật cung cầu và giá trị thị trường của họ.

Để có được người tài và giữ được họ trong sạch, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã có chủ trương cán bộ nhà nước phải được bồi dưỡng tương xứng với khả năng và trách nhiệm của họ. Lương của Thủ tướng Singapore gấp năm lần lương của tổng thống Mỹ.

Nếu không như thế thì rõ ràng nhà nước thiếu trung thực với dân và người dân cũng không sòng phẳng với nhà nước (đòi hỏi dịch vụ tốt mà chi trả giá bèo). Từ đó sinh ra tiêu cực mà rồi chính người dân sẽ phải trả giá cho những tiêu cực đó. Với chủ trương này, Singapore đã thành công trong việc phát triển nhân tài, đưa đất nước của họ hôm nay trở thành một nước có mức độ minh bạch, ít tham nhũng và có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Đất lành chim đậu. Đất có lành thì chim tự tìm đến, đem lại muôn vàn hạt giống tốt, trăm hoa đua nở. Đất lành công tâm phục vụ mọi người, để mỗi người có điều kiện tự phát triển, góp phần làm cho đất ngày càng lành hơn.

Yếu tố quyết định để một xã hội có khả năng thu hút, phát triển con người để họ có thể trở thành những “nhân tài” có giá trị xã hội là điều kiện công bằng trong xã hội nói chung hay trong một tập thể nhỏ nói riêng, để mỗi cá nhân có lòng tin là sự đóng góp của mình sẽ được ghi nhận một cách sòng phẳng và được đền bù xứng đáng về mặt vật chất lẫn tinh thần. Được vậy thì tập thể mới có được sự đoàn kết, đem lại cái tổng giá trị lớn hơn từng giá trị của cá nhân đứng riêng lẻ cộng lại, và cá nhân họ sẽ “được” nhiều hơn là nếu chỉ nghĩ đến mình.


Con người ở bất cứ nơi đâu, nếu sống trong một điều kiện xã hội còn nhiều bất công thì sẽ khó sống trung thực. Từ đó sự tự trọng, tương kính (là điều kiện cần của đoàn kết) cũng sẽ không có.

Con người có thể học thành tài nhưng chưa hẳn đã thành nhân với bằng cấp. Trong một nghĩa hẹp, thành nhân đòi hỏi điều kiện biết sống hài hòa với những người chung quanh và có cái tâm đóng góp hữu ích cho xã hội. Ở các nước chậm tiến thì cái bệnh đòi “ăn trên ngồi trốc” là một căn bệnh trầm trọng. Ấn Độ nổi tiếng với những giai cấp (caste) xã hội phân biệt giàu nghèo, dòng tộc, tôn giáo, địa phương làm cho xứ sở này không cất cánh nổi, mặc dù người Ấn nổi tiếng là thông minh, cần cù, năng động.

Với mức độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp, điều kiện phát triển con người còn giới hạn, chắc chắn một thiểu số sẽ có nhiều điều kiện, cơ may thăng tiến hơn hẳn đa số còn lại kém may mắn hơn. Thiểu số này trở thành một tầng lớp có đặc quyền và từ đó họ nghĩ rằng mình xứng đáng đòi hỏi đặc lợi. Nếu như vậy, họ có thể sẽ không đóng góp được gì tích cực mà còn có khả năng trở thành một gánh nặng tiêu cực lớn cho xã hội.

Như vậy điều kiện “công bằng” có khả năng tạo nên cái “chất” quyết định được mức độ đóng góp của con người và “nhân tài” cũng từ đó mà ra. Đó là điều kiện tự nhiên được đa số chấp nhận một cách chính thống. Từ đó cái tâm muốn làm việc tốt bẩm sinh của con người sẽ được giải phóng và phát triển để cộng với cái tài của mỗi cá nhân thì xã hội vừa có được cái lượng (điều kiện cần) và cái chất (điều kiện đủ) đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội.

Theo TRẦN SĨ CHƯƠNG / DOANH NHÂN SÀI GÒN

BỨC ẢNH "NGẮM BIỂN" KHIẾN CẢ NƯỚC ÚC XÚC ĐỘNG

Mới đây, trên trang Facebook của Trung tâm cấp cứu thành phố Queensland (Úc) có đăng tải bức ảnh một nhân viên cứu hộ đẩy chiếc giường bệnh đứng bên bờ biển Queensland, người này quay lưng về phía máy ảnh, mặt hướng ra biển, yên lặng ngắm nhìn đại dương bao la.


Bức ảnh trông có vẻ hết sức bình thường này lại thu hút hàng ngàn người Úc yêu thích, chia sẻ và có hơn 5.000 người để lại bình luận chỉ trong một đêm.

Ngày hôm sau, truyền thông của Úc cũng chia sẻ bức ảnh này. Trong ảnh, người đàn ông có tên Graeme Cooper là một nhân viên của Trung tâm cấp cứu thành phố Queensland, còn người nằm trên chiếc giường bệnh là một bà cụ sắp qua đời.

Ngày hôm đó, anh Graeme cùng đồng nghiệp ở Trung tâm cấp cứu thành phố Queensland nhận được nhiệm vụ dùng xe cấp cứu đưa một cụ già đang hấp hối đến trung tâm chăm sóc.


Anh Graeme và đồng nghiệp hiểu rằng cụ bà mà họ phải đưa đi sắp rời xa thế gian, cuộc đời của bà đã đến điểm cuối cùng.

Cụ bà được anh Graeme và đồng nghiệp đón lên xe cứu thương, có thể bà cũng biết mình sẽ mãi mãi không thể quay về được nữa, bà quay đầu nhìn căn nhà của mình lần cuối và nói lời tạm biệt.

Trên đường, anh Graeme nhìn gương mặt trắng bệch mệt mỏi của bà cụ, trông bà như thể thở cũng khó khăn, anh rất muốn làm điều gì đó cho bà cụ sắp rời khỏi thế gian này. Thế nên anh đã hỏi bà: “Thưa bà, bà có còn nguyện vọng nào chưa hoàn thành hay không ạ? Chúng cháu hy vọng có thể giúp bà thực hiện”.

Không ngờ lời anh Graeme nói dường như đã chạm vào tim cụ bà, gương mặt bà hiện lên sức sống, ánh mắt bà như có hy vọng, bà thở nhẹ rồi nói: “Ta muốn đi ngắm biển một lần”.


Biết được yêu cầu này, anh Graeme và đồng nghiệp đồng ý ngay mà không cần suy nghĩ, bởi vì Queensland ở gần biển và có lẽ đây là lần cuối bà cụ được ngắm biển.

Anh Graeme nói rằng: “Chúng tôi phải hoàn thành mong muốn cuối cùng của bà”. Thế là chiếc xe cấp cứu quay đầu lại đến bờ biển tuyệt đẹp ở Hervey Bay, Queensland. Khi đến bờ biển, anh Graeme cùng đồng nghiệp, cô Daenielle đẩy chiếc giường của bà cụ đến bên bờ, tĩnh lặng ngắm nhìn biển lớn, khuôn mặt của cụ bà ánh lên niềm vui.

Anh Graeme chia sẻ: “Khoảnh khắc nhìn thấy biển, bà trở nên phấn chấn và vui vẻ hơn”. Bà tỉnh táo hơn và bắt đầu nói chuyện với họ, “Cậu biết không, năm đó vì tôi và chồng thích biển, nên đã chuyển đến Hervey Bay với niềm yêu thích ấy và sống cả đời. Ông ấy đi trước rồi, còn tôi cũng chưa hề quay lại ngắm biển, nay tôi cũng phải đi rồi nên muốn quay lại đây ngắm nhìn, ở đây có ký ức tuổi trẻ và tình yêu của tôi”.

Nghe đến đây, anh Graeme và đồng nghiệp buồn đến rơi nước mắt, tay của bà cụ run lên vì kích động, nhìn thấy cụ vui như thế, anh Graeme bỗng nảy ra ý nghĩ, chạy về xe lấy một cái túi rồi cho nước biển vào để cụ bà một lần nữa cảm nhận được nhiệt độ của nước biển. “Khi bà để tay vào trong nước, tôi có thể nhìn thấy lồng ngực bà phập phồng, nhịp tim của bà tăng nhanh. Tiếp đó bà nằm ngay ngắn lại, nhắm mắt, tay bà cũng không còn run rẩy nữa”.

Ngắm nhìn biển lớn, bà cụ nói rằng “Không có gì đẹp hơn thế này nữa đâu”. (Ảnh: Facebook)

“Khi tôi hỏi bà cảm thấy thế nào, bà nhìn biển và nói ‘Tôi cảm thấy rất thanh thản, không có gì đẹp hơn thế này nữa’”. Hình ảnh khó quên này đã được anh Graeme cùng đồng nghiệp ghi lại và chia sẻ lên trang Facebook của tổ chức cứu hộ, chỉ trong một đêm đã được chia sẻ khắp nước Úc, mọi người cảm động truyền đi tình yêu này khiến vô số người rơi nước mắt.

Việc làm của nhân viên trung tâm cứu hộ dành cho bà cụ sắp qua đời này đã khiến cả nước Úc xúc động, có lẽ đây chỉ là một việc nhỏ nhoi, nhưng đã thể hiện được một tình cảm đầy nhân tính, giống như lời bà cụ đã nói khi nhìn thấy biển: “Không có gì đẹp hơn thế này nữa!”.

Mọi người đều mong rằng khi các cụ già rời xa thế gian này đều có thể cảm nhận được sự ấm áp của con người, có thể hoàn thành được tâm nguyện, nhận được sự quan tâm cuối cùng.

Thanh Trúc/Trithucvn
Link tham khảo:


Monday, August 30, 2021

4 BÍ MẬT ĐỂ BÌNH YÊN KHI VỀ GIÀ

Khi 20 tuổi cho rằng ai cũng nghĩ đến mình, 40 tuổi thì dường như không còn quan tâm nhiều đến chuyện người khác nghĩ gì nữa, đến 60 mới nhận ra sự thật là chẳng ai nghĩ gì đến mình cả…

(Ảnh: Shutterstock)

Vậy nên, con người sẽ thay đổi để thích nghi vào mỗi thời điểm nhất định trong cuộc sống. 60 tuổi được người đời đặt tên là “tuổi xế chiều”, “tuổi hoàng hôn”, phũ phàng hơn một chút thì gọi là “tuổi già”. Ở tuổi này, người ta thường sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm và suy nghĩ về những việc đã qua cũng như phần đời còn lại.

Dưới đây là chia sẻ của một ông lão 70 tuổi về 4 bí mật người cao tuổi nên biết để tránh tình trạng quạnh hiu lúc xế chiều.

(Ảnh: Shutterstock)

Đầu tiên là không vui mừng quá mức

Ông lão chia sẻ: “Nếu bạn nói quá nhiều, bạn sẽ thất bại.”

Khi một người có chuyện vui, họ sẽ muốn chia sẻ niềm vui của mình với những người khác. Đây là một chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu một người ở độ tuổi 60 trở lên không thể kiểm soát bản thân khi gặp chuyện rất vui, người ấy đi khắp nơi kể lể, hoặc thậm chí khoe khoang về bản thân, như vậy người đó sẽ bị đánh giá là thất lễ và thiếu sự chín chắn. Đồng thời khi nói quá nhiều, họ dễ dàng bị lỡ lời, hoặc có thể xúc phạm đến người khác.

Nếu một người ở tuổi 60 không giữ được một phong thái điềm tĩnh, nội liễm, thì sẽ dễ đánh mất đi bạn bè xung quanh. Và việc người ấy bị trở thành cô độc là điều không thể tránh khỏi. Do đó, “chỉ vui thôi đừng vui quá” chính là điều mà chúng ta phải ghi nhớ để tránh bị mọi người xa lánh khi về già.

(Ảnh: Shutterstock)

Thứ hai, đừng giận quá mất khôn


Khi con người đến tuổi 60, họ phải học cách “kiềm chế cơn giận”. Người xưa có câu nói: “Nộ tòng tâm đầu khởi, ác hướng đảm biên sinh”. Tức là khi một người quá tức giận, thì chuyện gì họ cũng đều dám làm. Khi một người cao tuổi không biết cách “kềm chế cơn giận” thì những gì họ biểu hiện ra bên ngoài sẽ là trạng thái rất xấu xí.

Đồng thời, khi họ tức giận thì một loạt các từ ngữ và hành động cực đoan cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể và tinh thần của họ, và thậm chí có thể gây ra một số căn bệnh nhất định. Nổi nóng sẽ làm tổn thương cơ thể, nhưng một khi đã cảm thấy khó chịu thì bạn vẫn sẽ giận dữ và không thể kiềm chế lại được. Trong thực tế, mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra những tổn thương vô cùng lớn và không thể phục hồi cho cơ thể mà không hề hay biết.

Một khi chúng ta bị sự tức giận của mình chi phối, thì dễ dàng xúc phạm đến người khác. Bạn sẽ dễ đưa ra những quyết định không sáng suốt, đánh mất tình cảm của bạn bè và người thân xung quanh. Khi mọi người rời bỏ chúng ta, thì lúc nằm trên giường bệnh chính là lúc chúng ta sẽ cảm nhận được sự thê lương cô độc không người thăm hỏi.

Do đó, cách tốt nhất để được an nhiên bình thản chính là hãy biết cách kiểm soát cơn tức giận của mình. Một người không bị cơn nóng giận chi phối là một người biết suy nghĩ trước sau, tâm bình khí hòa, chính là một người “đại trí”.

(Ảnh: Shutterstock)

Thứ ba, không bi thương quá độ

Khi con người đến tuổi 60, họ không chỉ phải học cách trở nên khiêm cung, bình tĩnh, học cách kiểm soát cơn tức giận – mà còn phải học cách bình tĩnh khi đối mặt với nỗi buồn và bi thương do những mất mát mang đến.

Khi một người phải đối mặt với sinh ly tử biệt sẽ khiến họ vô cùng buồn bã. Đặc biệt là khi tuổi già đến, cha mẹ, người thân và bạn bè xung quanh họ đều có thể rời bỏ họ mà đi trước. Chúng ta biết rằng “không có bữa tiệc nào là không tàn” – sinh, lão, bệnh, tử chính là quy luật tự nhiên bất biến mà không ai có thể thay đổi. Hãy học cách sử dụng sự bình tĩnh để đối mặt với bi thương. Đừng để những nỗi buồn này hủy hoại thể chất và tinh thần của chúng ta.

(Ảnh: Shutterstock)

Thứ tư, đừng để dục vọng quá mạnh mẽ

Chúng ta đều hy vọng có thể sống hạnh phúc, nhưng trong dòng chảy của cuộc đời đôi khi chúng ta bị xô lệch đi mà không hề hay biết. Sẽ có lúc ta tưởng rằng hạnh phúc chính là phải có nhiều tiền, vật chất đầy đủ, đôi khi vì tiền mà đấu tranh kịch liệt, sống trong những toan tính và những dục vọng mạnh mẽ. Khi con người có quá nhiều ham muốn, họ sẽ khổ sở vì những dục vọng của bản thân và không bao giờ cảm thấy đủ.

Cổ nhân có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi”. Khi chúng ta đến tuổi 60, nếu vẫn còn bị ám ảnh bởi danh tiếng, sự giàu có và những xung đột vật chất, thì phần còn lại của cuộc đời chúng ta sẽ rất vô vị. Ở tuổi này, chúng ta cần biết cách bình tĩnh, giảm bớt những ham muốn, đơn giản hóa cuộc sống và cố gắng làm cho phần còn lại của cuộc đời chúng ta bình yên tĩnh lặng như nước mùa thu. Hãy nhớ rằng: “Dục vọng càng mạnh thì càng dễ mất mát”, chúng ta mới có thể tránh được cảnh thê lương của tuổi già.

(Ảnh: Pixabay)

Những kinh nghiệm được đúc kết này rất có ý nghĩa đối với mỗi người chúng ta. Người ngoài 60 tuổi họ đã sống hơn nửa thế kỷ. Ở tuổi này, họ biết cách chăm sóc sức khỏe tốt, nghĩ về tương lai của chính mình và tìm cách làm cho mình hạnh phúc và thanh thản cho đến cuối đời. Trải qua nhiều thăng thầm đời người, nhiều tâm của họ đã lắng xuống. Nếu trong lòng có một vết thương, thì đến bây giờ sẹo cũng đã liền. Chuyện quá khứ như đá mòn trong nước, như gió thổi mây bay, có lẽ đều đã xem nhẹ. Vật chất, dục vọng chỉ làm nặng gánh, những mưu cầu vô nghĩa, ham muốn mạnh mẽ, hãy để sang một bên. Bởi vì, bỏ xuống hết những gánh nặng này là sự bảo đảm tốt nhất để chúng ta được bình yên khi về già.

Minh Nguyệt
Nguồn: trithucvn

YOSHOKU: NÉT TÂY TRONG ẨM THỰC NHẬT

Theo Hiệp hội Yoshoku Nhật Bản, Yoshoku là ẩm thực phương Tây được bản địa hóa độc đáo và thường được ăn với cơm. Có thể nói, Yoshoku chính là bước đầu của tiếp việc tiếp cận ẩm thực phương Tây của người Nhật. Ngày nay, các món Yoshoku xuất hiện nhiều trong thực đơn hằng ngày của người Nhật và thường được viết bằng chữ Katakana.

Omuraisu

Yoshoku là gì?

Yoshoku (洋食) là khái niệm chỉ những món ăn phương Tây được đổi mới theo phong cách của người Nhật và có nguồn gốc từ thời Minh Trị. Cùng với Washoku, Yoshoku là một hình thức khác của ẩm thực Nhật Bản, góp phần làm phong phú các món Nhật. Các món Yoshoku thường có tên phương Tây và được viết bằng Katakana.

Theo Hiệp hội Yoshoku Nhật Bản định nghĩa: “Yoshoku là ẩm thực phương Tây được bản địa hóa độc đáo và thường được ăn với cơm.” Yoshoku có thể được ví von là bước đầu của việc tiếp cận ẩm thực phương Tây của người Nhật và Yoshoku đã từng chút một bén rễ vào chế độ ăn uống của người Nhật.

Yoshoku là ẩm thực phương Tây được bản địa hóa độc đáo (ảnh: livejapan.com).

Nguồn gốc của Yoshoku

Vào thời Minh Trị (1868-1912), hoàng đế đã khuyến khích người dân sử dụng các nguyên liệu phương Tây trong chế độ ăn của người Nhật vì cho rằng nó có ích cho sự tiến bộ của dân tộc.

Thời đại này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, trong khi nhiều quốc gia châu Á bị đô hộ bởi các cường quốc phương Tây, Nhật Bản đã mở cửa biên giới và tích cực giao lưu các nước phương Tây. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và quan hệ đối ngoại mà còn ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực và phong tục của Nhật Bản.

Cũng trong thời gian này, nhiều người phương Tây đã đến Nhật để sinh sống, họ mang theo văn hóa ẩm thực của mình và từ chối dùng các món ăn truyền thống Nhật Bản. Từ đó, nhiều đầu bếp cũng bắt đầu học cách nấu các món Âu và cho ra đời những món ăn có sự giao lưu tiếp biến giữa hai nền ẩm thực. Có thể nói, văn hóa ẩm thực phương Tây đến Nhật Bản để hòa nhập chứ không hòa tan, nghĩa là các món Yoshoku được khơi nguồn cảm hứng từ các món Âu chứ không phải hoàn toàn là các món Âu. Đây được xem là một biểu hiện của ẩm thực kết hợp.

Yoshoku - Nét Tây trong ẩm thực Nhật (ảnh: emunoranchi.com).

Lịch sử của Yoshoku bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1868, thời điểm mà Nhật Bản nhìn về phương Tây như một hình mẫu để hiện đại hóa đất nước dưới ngọn cờ “Văn minh và khai sáng”. Trong thời kỳ này, xã hội bắt đầu phân biệt giữa Nhật Bản và phương Tây, ví dụ như Wafuku là quần áo Nhật Bản và Yofuku là quần áo phương Tây, hay Washitsu là nhà kiểu Nhật và Yoshitsu là nhà kiểu phương Tây.

Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, Nhật Bản trong nhiều thế kỷ đã cấm giết động vật để làm thực phẩm, bao gồm cả việc giết mổ gia súc. Đồng thời, Nhật Bản là một quốc đảo nên những lệnh cấm như vậy cũng giúp Mạc phủ Edo hạn chế quyền tiếp cận của dân thường đối với những thứ xa xỉ như thịt. Tuy nhiên, từ thời Minh Trị Duy Tân, chính phủ mới đã coi việc tiêu thụ thịt bò, thịt lợn và gia cầm là đặc điểm của một xã hội khai sáng, thúc đẩy sự thay đổi trong chế độ ăn uống truyền thống. Đối với Nhật Bản, quốc gia bị buộc phải ký các hiệp ước thương mại bất bình đẳng với các cường quốc phương Tây, việc ăn thịt đã trở thành một cách để củng cố quốc gia và giúp người Nhật có thể chất như người châu Âu.

Chính vì bối cảnh đó mà ngành chăn nuôi Nhật Bản đã phát triển các giống bò trong nước thành các thương hiệu Wagyu nổi tiếng như thịt bò Kobe và thịt bò Yonezawa. Thịt bò Nhật Bản nổi tiếng với độ mềm và có vân mỡ cẩm thạch đặc biệt.
 
Một số món ăn Yoshoku phổ biến

Cơm cà ri (カレーライス)

Karee raisu (カレーライス) không hẳn là một món ăn phương Tây. Mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ, món ăn này đã đến Nhật Bản thông qua người Anh vào cuối những năm 1800. Cà ri thường được nấu với hành tây, cà rốt và khoai tây và rưới lên cơm trắng. Nó cũng có thể ăn kèm với thịt heo hoặc gà tẩm bột (katsukare) hoặc mì (kareudon).

Karee raisu (ảnh: oyakata.com.pl).

Nanbanzuke

Người Bồ Đào Nha đến Kyushu vào thế kỷ XVI, mang theo những thứ hàng hóa như súng ống. Mặc dù họ đã thất bại trong mục tiêu chính là truyền đạo Công giáo và thuộc địa hóa Nhật Bản, nhưng họ đã thành công trong việc ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực địa phương. Ví dụ như Nanbanzuke, món này được chế biến lại theo món hải sản Escapebèche của Bồ Đào Nha. Món ăn bao gồm cá trắng được chiên giòn rồi tẩm ướp. Mặc dù được nêm nếm bằng nước tương để phù hợp với sở thích của người Nhật, nhưng phương pháp chuẩn bị cho cả Nanbanzuke và Escapebèche về cơ bản là giống nhau.

Nanbanzuke cá hồi (ảnh: justonecookbook.com).

Pan (パン)

Yoshoku đã tiếp tục phát triển trong thời kỳ sau chiến tranh, chịu ảnh hưởng phần lớn từ Mỹ. Năm 1946, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng đã khiến các nhóm tổ chức cứu trợ tình nguyện người Mỹ gốc Nhật gửi một lượng lớn viện trợ đến Nhật Bản. Các lô hàng bao gồm sữa bột và lúa mì. Để cải thiện chế độ ăn uống của trẻ em Nhật Bản, những ổ bánh mì nhỏ, thuôn dài, được gọi là koppepan, làm từ lúa mì quyên góp bắt đầu được phục vụ như một phần của bữa trưa ở trường.

Mỹ tiếp tục chiến lược xuất khẩu lúa mì thặng dư sang Nhật Bản, một chính sách dần dần thay đổi chế độ ăn của người Nhật. Từ đó, bên cạnh việc bánh mì đã trở thành món ăn phổ biến thì các món Yoshoku từ lúa mì như mì Ý và bánh Pizza cũng trở nên gần gũi với người Nhật hơn.

Pan (ảnh: sej.co.jp).

Naporitan (ナポリタン)

Một trong những món ăn đáng chú ý khác có thể kể đến là Naporitan. Naporitan là món mì Ý kiểu Nhật. Nếu ở Ý, món ăn này được chế biến bằng cách thêm các nguyên liệu như giăm bông và hành tây vào mì spaghetti nấu chín sau đó được trộn đều với sốt cà chua thì ở Nhật, món mì Ý nổi tiếng nhất chính là mì Ý Tarako. Trong món mì Ý Takaro, mì sẽ được trộn với nước sốt có trứng cá tuyết muối tẩm bơ, muối, tiêu đen và trang trí bên trên là những cọng nori thái nhỏ. Công thức pha chế Nhật Bản này được phát minh bởi Kabe no Ana, một nhà hàng mì Ý nổi tiếng ở Shibuya.

Naporitan (ảnh: erecipe.woman.excite.co.jp).

Hambagu (ハンバーグ)

Thịt băm (thịt bò hoặc hỗn hợp thịt bò và thịt heo) được trộn đều với hành tây băm nhỏ, vụn bánh mì và trứng sau đó được nướng hoặc chiên chín. Hambagu được phục vụ với nhiều loại nước sốt, từ nước sốt Demi-glace đến nước tương kiểu Nhật hay nước sốt Daikon bào.

Hambagu (ảnh: justonecookbook.com).

Tonkatsu (トン)

Năm 1899, Motojiro Kida, người sáng lập Renga-tei, một nhà hàng ẩm thực phương Tây ở Ginza, đã bổ sung thịt heo cốt lết vào thực đơn. Lấy ý tưởng từ món Tempura, thịt lần lượt được tẩm trong bột mì, trứng và vụn bánh mì, sau đó được chiên giòn, ngập dầu. Món ăn khi bày ra được trang trí thêm bắp cải.

Katsudon (ảnh: PIXTA)

Korokke (コロッケ)

Korokke lấy cảm hứng từ món Croquettes, là món khoai tây luộc hoặc hấp được nghiền nhuyễn, trộn với các nguyên liệu khác như hành tây băm nhỏ và thịt băm, sau đó nặn thành những viên tròn. Những viên khoai tây được phủ một lớp bột mì, lòng đỏ trứng và vụn bánh mì trước khi chiên giòn. Ngoài ra còn có Kurimu Korokke, là bánh mì kem được làm từ sốt Béchamel và các thành phần khác, điển hình là hải sản như tôm và cua. Công thức này được cho là do một đầu bếp người Anh truyền lại khi đến Nhật.

Korokke (ảnh: thespruceeats.com).

Omuraisu (オムライス)

Omuraisu là một món ăn có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng tên có nguồn gốc chữ "オム" là từ オムレット (Omelette) trong tiếng Pháp và "ライス" là rice trong tiếng Anh. Omuraisu là một trong ba món chính được phục vụ tại các nhà hàng Yoshoku Nhật Bản, cùng với Kare-raisu (cà ri với cơm) và Hayashi-raisu (thịt bò băm với cơm). Món Omuraisu điển hình nhất được chế biến bằng cách xào cơm với thịt gà, hành tây và các loại rau khác, nêm hỗn hợp này với tương cà. Sau đó, cơm được bọc trong trứng tráng mỏng và phủ thêm tương cà.

Omuraisu (ảnh: yumtamtam.de).

Thảo Trần
Nguồn tham khảo: nippon.com
Link tham khảo:



10 CÔNG TRÌNH "BÁT QUÁI" NỔI TIẾNG VIỆT NAM

Con số 8 và hình bát giác luôn gợi liên tưởng tới “Bát quái”, một biểu tượng linh thiêng trong thuật phong thủy phương Đông.


Khám Chí Hòa là một nhà tù tại số 1 đường Hòa Hưng Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch. Cũng có ý kiến cho rằng kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh.


Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là ngôi chùa có từ thời Lý, được xây ở làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc phong thủy của chùa là nhà bát giác ở giữa sân chùa, với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút, uốn lượn rất thanh thoát. Đỉnh nóc được đắp họa tiết 4 con phượng đang múa uyển chuyển. Tầng mái bên trên đắp 8 con rồng cuộn tượng trưng cho sự tồn tại của 8 triều vua nhà Lý. Ảnh: Phạm Ngọc Quyết.


Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, ở trung tâm TP HCM. Công trình được xây dựng vào cuối thập niên 1960, đầu 1970 với một hồ phun nước hình bát giác lớn, có 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim. Theo các giai thoại, hồ Con Rùa là một công trình trấn yểm long mạch Sài Gòn của chính quyền Sài Gòn trước 1975. Ảnh: Hoàng Trần Nghị.


Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ và Cố đô Huế. Tháp bảy tầng, hình bát giác, cao 21m, xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng. Đây là ngọn tháp được coi là tháp bát giác cổ cao nhất ở Việt Nam. Ảnh: Flickr.


Trong công viên Phan Thiết có một công trình kiến trúc độc đáo, đó là Tháp nước Phan Thiết – biểu tượng của thành phố biển Phan Thiết. Tháp được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào năm 1934, do Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995) của Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang, thiết kế. Tháp cao 32 m, hình trụ bát giác gồm phần lầu đài và phần chân. Ảnh: Lê Duy Khang.


Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM, ban đầu là Bảo tàng Blanchard de la Brosse được xây dựng trong trong một khu vườn rộng lớn (sau này là Thảo Cầm Viên Sài Gòn) vào cuối thập niên 1920. Phần giữa công trình có một khối bát giác gợi nhớ quan niệm về bát quái Kinh Dịch với 2 nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Ảnh: Rongcoithit.


Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất) được xây dựng lại từ năm 1962 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã (Grand Prix de Rome). Bênh cạnh các khu nhà bề thế và vuông vức, ở góc trái Dinh còn có một nhà bát giác nhỏ nhắn và thanh thoát với mái ngói cong cổ kính, được xây làm nơi hóng mát, thư giãn. Ảnh: Ngọc Viên.


Nhà kèn ở Hà Nội được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 tại vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm để làm nơi diễn tập thổi kèn. Đây là công trình có hình bát giác với vườn hoa bao quanh tạo ra khung cảnh thoáng đãng, thanh bình. Ảnh: Poorest Hanoian.


Nhà kèn tại Hải Phòng là công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng cùng thời điểm xây dựng với Nhà kèn Hà Nội để làm nơi binh lính tập chơi kèn vào chiều thứ bảy, sáng chủ nhật hàng tuần. Cả nhà kèn ở Hà Nội và Hải Phòng đều được thiết kế để âm thanh vang rất to dù không hề có tường bao. Bí quyết nằm ở thiết kế trần nhà. Ảnh: Quang Dần.


Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 ở phía Nam kinh thành Thăng Long, ngày nay là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. Trong vườn cây phía bên trái của khu di tích là một lầu bát giác có kiến trúc rất đẹp. Ảnh: Đăng Định.

Theo: Kiến Thức

4 SAI LẦM KHI DÙNG NƯỚC MẮM

Nước mắm thường được dὺng như loᾳi gia vị không thể thiếu từ tẩm ướp cho đến nêm nếm. Tuy nhiên nước mắm lᾳi cό những quy tắc riêng để làm nổi bật nguyên liệu chίnh, bᾳn đᾶ biết những sai lầm chύng ta thường gặp là gὶ không?


Cάch dὺng nước mắm trong cάc mόn ᾰn

Với mόn thịt luộc, cά hấp nên dὺng nước mắm nguyên chất để chấm, không pha loᾶng, chỉ cho thêm ớt hoặc hᾳt tiêu, chanh hay tắc.

Trong cάc mόn canh, nên nêm nước mắm sau cὺng rồi bắc ra ngay. Nếu bᾳn nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp thὶ mόn ᾰn sẽ mất ngon do hưσng vị nước mắm bị biến đổi.

Với những mόn kho như thịt, cά, chỉ cần ướp nguyên liệu với đường, hành tiêu và một ίt muối. Khi thịt, cά gần mềm thὶ mới thêm nước mắm vào rồi tắt bếp.

Không sử dụng mắm để ướp thịt

Cό đến 90% cάc chị em thường mắc phἀi sai lầm này khi sử dụng nước mắm. Nước mắm sẽ làm thịt bị cứng và khô hσn so với khi sử dụng muối, đường để ướp.

Nước mắm nên được cho vào trong quά trὶnh nấu. Bᾳn chỉ nên nêm nước mắm trước khi tắt bếp khoἀng 1 phύt để nguyên liệu mόn ᾰn không bị άt đi hưσng vị đặc trưng và giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong nước mắm.


Không nên đun nước mắm quά lâu

Với những mόn canh, rim hoặc kho, bᾳn nên cho mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Nếu cho nước mắm ngay từ đầu thὶ mὺi mắm sẽ không cὸn giữ nguyên nếu bị đun lâu. Đồng thời những vitamin cό trong nước mắm sẽ bốc hσi hết nếu bị đun quά lâu.

Không dὺng nước mắm cho trẻ dưới một tuổi

Cάc chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cάo, trẻ dưới 1 tuổi không nên ᾰn nước mắm. Lу́ do bởi độ mặn trong nước mắm không tốt cho thận đang cὸn khά non nớt cὐa trẻ. Ngay cἀ những sἀn phẩm cό chất điều vị khάc như mỳ chίnh, hᾳt nêm cῦng không tốt cho sức khὀe cὐa trẻ dưới 1 tuổi.


Trong nước mắm cό chứa hàm lượng muối rất cao, vὶ vậy người bệnh thận, xưσng khớp, cao huyết άp, tiểu đường, tim mᾳch nên hᾳn chế sử dụng nước mắm hoặc sử dụng theo chỉ định cὐa bάc sῖ bᾳn nhе́!

Theo: afamily

Sunday, August 29, 2021

KHÔNG SANG TRỌNG HAY CẦU KỲ NHƯNG NHỮNG MÓN KHÔ MIỀN TÂY NÀY VẪN KHIẾN THỰC KHÁCH ME MẪN

Ẩm thực miền Tây tuy dân dã mộc mạc nhưng lại khiến những ai từng thưởng thức đều nhớ mãi không quen, và một trong những món đặc sản thể hiện rõ được điều đó chính là các loại khô miền Tây.


Khô cá lóc đồng

Nếu như bạn đã quá quen thuộc với món cá lóc nướng trui của ẩm thực miền Tây thì có thể thử sang khô cá lóc đồng, một phiên bản khác này cũng ngon không hề kém cạnh của loại cá này.

Với đặc trưng là miền sông nước nên lượng cá lóc đồng ở đây rất nhiều, vì thế người dân nơi đây đã nghĩ ra cách chế biến nên món khô miền Tây này để có thể có thể bảo quản và sử dụng lâu dài.

Khô miền Tây đầu tiên có thể kể đến là khô cá lóc đồng. Ảnh: dacsansenhong

Khô cá lóc làm không khó, nhưng làm như thế nào để khô ngon mà không bị mất hương vị thì không phải ai cũng biết làm. Khô cá lóc đồng ngon đúng chuẩn thì thịt phải chắc, dai, có vị ngọt tự nhiên.

Khô cá lóc làm không khó, nhưng làm như thế nào để khô ngon mà không bị mất hương vị thì không phải ai cũng biết làm. Ảnh: dacsansenhong

Từ loại khô miền Tây này, người ta đã chế biến nên vô vàn món ăn ngon như khô cá rang me, khô cá kho thơm, khô cá nấu canh chua,… Nhưng có lẽ, trong số đó được ưa chuộng nhất vẫn là các món gỏi như gỏi xoài, gỏi sầu đâu, gỏi bông súng, gỏi dưa leo, khô cá trộn bưởi,… mang vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn vô cùng.

Khô cá sặc

Một loại khô miền Tây quen thuộc trong mỗi bữa cơm của người dân miền sông nước nữa chính là khô các sặc. Dù đến tỉnh nào bạn cũng sẽ dễ dàng tìm mua món khô cá này, tuy nhiên nổi tiếng hơn cả vẫn là khô cá sặc ở Bạc Liêu và Cà Mau.

Một loại khô miền Tây quen thuộc trong mỗi bữa cơm của người dân miền sông nước nữa chính là khô các sặc. Ảnh: bachhoaxanh

Khô cá sặc muốn ngon thì quan trọng nhất là phải biết cách chọn những con cá to bằng bàn tay, vẫn còn tươi sống là tốt nhất. Ngoài ra, một công đoạn quan trọng khác là phơi cá.

Sau khi đã làm sạch cá và tẩm ướp các gia vị xong, người ta sẽ đem phơi trong khoảng 4 đến 5 ngày, nhưng trong suốt quá trình đó phải canh để trở cá liên tục thì cá mới khô đều và ngon được.

Khô cá sặc muốn ngon thì quan trọng nhất là phải biết cách chọn cá. Ảnh: dacsanvina

Tương tự như khô cá lóc, món khô cá miền Tây này cũng rất dễ ăn. Bạn có thể kho, chiên hoặc nướng rồi xé nhỏ ra chấm với mắm me hay trộn gỏi với xoài hoặc sầu đâu ăn cũng rất ngon. Chiều chiều mà có đĩa mồi kèm thêm lon bia hay chai rượu bên cạnh nữa thì còn gì bằng.

Tương tự như khô cá lóc, món khô cá miền Tây này cũng rất dễ ăn. Ảnh: monngonqueviet

Khô cá đuối

Một loại khô miền Tây chẳng cần tẩm ướp quá nhiều gia vị nhưng vẫn có thể mang đến những món ăn hấp dẫn đó là khô cá đuối. Cá đuối có khá nhiều loại và thường sống tập trung nhiều nhất ở khu vực Kiên Giang và Cà Mau, trong số đó được ưa chuộng và đánh giá cao nhất là khô cá đuối đen.

Một loại khô miền Tây chẳng cần tẩm ướp quá nhiều gia vị nhưng vẫn có thể mang đến những món ăn hấp dẫn đó là khô cá đuối. Ảnh: takifood

Với món khô miền Tây này bạn có thể chế biến thành những món ăn chính hay ăn chơi để thưởng thức vào bất cứ lúc nào cũng được. Phổ biến nhất thì phải kể đến khô cá đuối nướng chấm mắm me, ngoài ra còn có khô cá rang me, cá đuối trộn gỏi xoài,… Món nào cũng ngon và mang hương vị hấp dẫn riêng.

Với món khô miền Tây này bạn có thể chế biến thành những món ăn chính hay ăn chơi đều được. Ảnh: sendo

Khô cá kèo

Nhắc đến các món khô của ẩm thực miền Tây mà không nhắc đến khô cá kèo thì quả thật là một thiếu sót lớn. Bên cạnh các món đặc sản miền Tây mùa nước nổi như lẩu cá kèo bông điên điển, canh chua hay cá kèo nướng muối ớt thì món khô cá kèo cũng được người dân và khách du lịch cực ưa chuộng.

Nhắc đến các món khô của ẩm thực miền Tây mà không nhắc đến khô cá kèo thì quả thật là một thiếu sót lớn. Ảnh: dacsanmuicamau

Để làm các món ăn từ loại khô miền Tây này rất dễ, bạn chỉ cần đem ngâm nước trước khoảng 15 phút để khô mềm rồi đem đi nướng hoặc chiên giòn ăn kèm với chén mắm me hoặc tương ớt cay cay là đủ ngon rồi. Nếu bạn muốn cầu kỳ hơn thì có thể đem trộn gỏi dưa leo hoặc xoài để mâm cơm của gia đình thêm hấp dẫn hơn.

Để làm các món ăn từ loại khô miền Tây này rất dễ. Ảnh: dienmayxanh

Khô rắn An Giang

Khô rắn là một món đặc sản An Giang mà có lẽ ít du khách biết và cũng không phải ai cũng dám thử. Tuy nhiên với người dân An Giang và các tỉnh thành lân cận thì đây lại là món ăn chơi khoái khẩu của họ.

Khô rắn là một món đặc sản An Giang mà có lẽ ít du khách biết đến. Ảnh: hoamaifood

So với các loại khô miền Tây khác thì khô rắn làm khó hơn nhiều vì muốn có khô ngon phải trải qua lắm công đoạn, lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ làm khô. Đầu tiên là việc lựa chọn nguyên liệu sao cho tươi ngon, thường người ta sẽ chọn loại rắn nước hoặc rắn bông súng để làm khô.

So với các loại khô miền Tây khác thì khô rắn làm khó hơn nhiều. Ảnh: thuocthang

Tiếp đó là các khâu sơ chế, tẩm ướp gia vị, rồi phơi khô và cuối cùng đóng gói sản phẩm, tất cả phải được thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh và quan trọng nhất là giữ trọn được hương vị của món khô. Khô rắn có thể làm ra vô vàn món ăn, nhưng gỏi xoài khô rắn và khô rắn nướng than là hai món ăn được không chỉ cánh mày râu mà hội chị em cũng rất yêu thích nhất.

Khô nhái

Khô nhái hay còn có một tên gọi vô cùng độc lạ khác là “vũ nữ chân dài” là món khô quen thuộc của người dân miền Tây. Nếu như bạn có thể dễ dàng tìm thấy các món khô cá khác ở các cửa hàng đặc sản tại các tỉnh thành miền Tây thì món khô nhái này thuộc hàng hiếm thấy, khó tìm.

Khô nhái hay còn có một tên gọi vô cùng độc lạ khác là “vũ nữ chân dài”. Ảnh: cattour

Có lẽ cũng chính vì thế mà giá cả của loại khô miền Tây này rất cao, trung bình có thể cao hơn 500.000đ/kg. Đắt đỏ là thế nhưng nhiều du khách khi du lịch miền Tây vẫn săn lùng cho bằng được đặc sản này để trải nghiệm hương vị đặc biệt của nó.

Đây là món khô quen thuộc của người dân miền Tây. Ảnh: vnexpress

Theo một số người sành ăn chia sẻ, khô nhái ngon nhất là chỉ đem chiên với dầu và không cần thêm gia vị gì. Khô nhái giòn tan, thơm phức, chấm cùng chém mắm me hay tương ớt thì đảm bảo là khó ai cưỡng lại được.

Khô cá dứa một nắng

Một món khô miền Tây nữa mà bạn cũng không nên bỏ qua là khô cá dứa một nắng. Loài cá dứa này có ở nhiều nơi nhưng ngon và đánh giá cao nhất vẫn là ở Cần Giờ và Cà Mau. Thịt cá ở đây có vị ngọt tự nhiên, săn chắc, ít béo lại trắng hồng hơn hẳn những nơi khác nên rất được lòng thực khách bốn phương.

Một món khô miền Tây nữa mà bạn cũng không nên bỏ qua là khô cá dứa một nắng. Ảnh: zingnews

Tuy nhiên, thời gian gần đây số lượng cá dứa không còn nhiều như trước nên giá cũng có phần cao hơn các loại khác, dao động từ 400.000đ đến 450.000đ/kg. Khô cá dứa một nắng có thể chế biến nên nhiều món ăn ngon, trong số đó đặc sắc nhất là món cơm cháy cá dứa chấm mắm me.

Khô cá dứa một nắng có thể chế biến nên nhiều món ăn ngon. Ảnh: chodokho

Du lịch miền Tây nếu bạn không biết mua gì về làm quà cho người thân và bạn bè của mình thì những món khô này sẽ là gợi ý vô cùng lý tưởng đấy!

Theo dulichvietnam