Monday, January 31, 2022

CUỘC SỐNG GIỐNG LY TRÀ, PHẢI BIẾT THƯỞNG THỨC ĐÚNG CÁCH

Cuộc sống giống như ly trà, không những phải biết pha trà mà còn phải biết cách thưởng thức!


Đường đời giống như ván bài, mỗi người sẽ được chia một lá bài khác nhau. Dù lá bài tốt hay xấu, điều duy nhất bạn có thể làm là dùng lòng bàn tay úp quân bài xuống, không có bất kỳ lựa chọn nào khác.

Dục vọng của con người là thứ rất kỳ lạ. Nhiều lúc, chúng ta khát khao có được một vài thứ, có được rồi lại rất nhanh mất đi niềm vui thích ban đầu. Trong tay rõ ràng là có thứ mà người khác ngưỡng mộ, nhưng ta lại ngưỡng mộ những thứ có trong tay người khác.

Trên thực tế, mỗi chúng ta đều không ngừng cố gắng để thay đổi vận mệnh của mình. Có người cho rằng dù làm gì đi nữa thì cũng bị số phận trêu đùa, họ cũng thể nghiệm điều này một cách sâu sắc. Cho đến một ngày, con người có niềm tin của mình, tìm ra chân lý và ý nghĩa nhân sinh, sinh mệnh mới có cõi đi về.

Nhìn xa là phong cảnh, nhìn gần là đời người

Cuộc sống có những lúc không như ý, vạn sự không phải lúc nào cũng viên mãn. Học cách xem nhẹ, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng. Học cách buông bỏ, gánh nặng sẽ tiêu tan. Đôi mắt biết nhìn xa trông rộng, tâm trí tĩnh lặng thì sẽ hiểu thông suốt.

Cuộc sống va va chạm chạm, sẽ luôn có những điều hối tiếc, hãy để những điều đó ở lại với tháng năm. Đời người thăng thăng trầm trầm, rồi cũng có một vài lý tưởng, cần phải lãnh ngộ. Hồng trần vướng vướng mắc mắc, rồi cũng có một chút yêu hận, hằn lên những vết sẹo trong tim. Đời người chìm chìm nổi nổi, lúc lên thác lúc xuống ghềnh, lặn lội bôn ba, vất vả khó nhọc. Cuộc sống là một cốc vui, một cốc buồn, cứ thế bình thản mà nếm trải đắng cay.


Chúng ta nhìn về phương xa, nhưng phương xa lại là nơi mà người khác mệt mỏi. Có lẽ chỉ sau khi trải qua nhiều việc đời, chúng ta mới hiểu thứ trước mặt mới là thứ đáng trân trọng nhất. Bởi vì: Nhìn xa là phong cảnh, nhìn gần mới là đời người.

Trên thế giới này, không có nỗi đau nào chỉ dành cho riêng bạn

Nếu không thể quên đi quá khứ đắng cay ảm đạm, thì sẽ không có một tương lai ngập đầy ánh sáng. Rất nhiều người đã qua là sẽ không gặp lại, bởi vì họ chỉ là lữ khách qua đường, quên đi mới là ký ức đẹp nhất mà ta dành cho nhau.

Hãy tiếp nhận những chuyện đã xảy ra bằng thái độ trân trọng. Với trái tim rộng lớn hãy bao dung tất cả những người đã làm điều có lỗi với bạn. Mỗi ngày, mỗi thời khắc hãy sống hết sức mình, để sau này chúng ta có thể mỉm cười trong hoài niệm. Đời người quá ngắn, không có thời gian để tiếc nuối. Nếu không phải là chuyện sống còn, thì xin hãy nở nụ cười rồi bước qua, hà tất phải chứng minh điều gì đó với những ai không đáng? Nỗ lực để có được cuộc sống tốt hơn là vì chính bản thân mình.

Học cách làm chủ cuộc sống, cho dù cô đơn một mình cũng không phải là điều đáng sợ. Không buồn rầu, không mặc cảm, không phàn nàn, ngày qua ngày từng bước bước đi, niềm vui của hy vọng sẽ cho bạn thêm động lực để tiến bước.

Đời người giống như ly trà, phải biết cách thưởng thức

Thế gian hối hả, dòng người xô bồ, được ở bên nhau là điều trân quý nhất. Đôi khi “ngàn lời nói chi bằng không nói lời nào”, hai người chỉ cần tựa vai nhau, một cái nhìn, một cái ôm cũng đủ rồi.

Tình cảm phải xuất phát từ trái tim, không thể bắt ép, cũng không thể cưỡng cầu. Khi bạn không hiểu anh ấy, cái ôm của bạn chỉ là ràng buộc. Khi bạn hiểu anh ấy, một cái ôm hơn cả vạn lời.


Trong quan hệ giữa người với người, không có gì hơn một chữ ‘Duyên’. Trong tình yêu, không có gì hơn hơn một chữ ‘Phận’. Trong tình cảm, không có gì hơn một chữ ‘Tâm’. Đời người rồi cũng có lúc không như ý, cuộc sống không phải lúc nào cũng toại nguyện, sự nghiệp không phải vĩnh viễn đều huy hoàng.

Tình duyên cũng vậy, sẽ có đắng, cay, ngọt, bùi. Đừng cầu người khác, đừng đòi hỏi bản thân, đường không qua được thì học cách ngoặt rẽ, cửa không mở ra thì học cách khép lại, việc khi quá khó thì học cách buông tay, duyên khi xa dần thì học cách tuỳ ý.

Thế giới dù có lớn thế nào thì cũng không lớn hơn một tấm lòng. Đường đi có xa thế nào thì cũng chỉ là một giấc mơ.

Nếu không có kỳ vọng mù quáng, sẽ không có thất vọng não nề. Cuộc sống không phải chỉ có tưởng tượng và hồi ức, cuộc sống là để nỗ lực hết sức mình và cũng tận hưởng hết sức mình.

Đời người giống như ly trà, không những phải biết cách pha trà mà còn phải biết cách thưởng thức!

Ngọc Linh / ĐKN
Theo: Sound Of Hope

SỰ HIỂU BIẾT

Với những câu hỏi của người con gái mà người ba đã chỉ cho chúng ta rằng: Học ngoài việc để hiểu biết chúng ta còn phải biết nghiệm ra những điều từ những hiểu biết đó để trở thành người có học thức uyên thâm.


Con hỏi ba: Tháp Pisa nghiêng bao nhiêu độ?
Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?
Con trả lời để con đi thi “Ai là tỉ phú”.

Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con biết độ nghiêng để con nghiệm ra rằng trên đời này vẫn còn rất nhiều điều chông chênh, sai trái nhưng nếu trong tâm mình vẫn còn nằm trong vòng tay của gia đình thì dù có nghiêng nhưng nó sẽ không thể nào ngã.

Con hỏi ba: Ý nghĩa câu “qua cầu rút ván”?
Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?
Con trả lời để con đi thi “Trúc xanh”.

Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con muốn biết ý nghĩa câu đó để con nghiệm ra rằng mình sống ở đời phải có trước có sau.


Con hỏi ba: Đèn xanh đỏ có tự khi nào?
Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?
Con trả lời để con đi thi “Rồng vàng”.

Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con muốn biết để con nghiệm ra rằng cho đến lúc nào người đời mới hiểu được một quy luật hết sức đơn giản. Sống ở đời phải biết nhường nhau để có kết quả tốt hơn.


Con hỏi ba: Cái máy giặt giá bao nhiêu?
Ba mới hỏi: Con hỏi để làm chi?
Con trả lời để con đi thi “Hãy chọn giá đúng”.

Con gái ơi! Ba sẽ vui hơn nếu con muốn biết giá để con nghiệm ra rằng phải mất rất lâu mình mới dành dụm đủ tiền để mua cho mẹ cái máy giặt hoặc mặc giữ kỹ đồ hơn cho mẹ đỡ phải nhọc nhằn.
..........

Kiến thức là một tài nguyên quý giá, biết nhiều là một điều tốt. Nhưng biết nhiều đó mới chỉ là người có trí nhớ tốt mà trí nhớ con người hiện đã thua xa những thiết bị nhớ của máy vi tính, điện thoại di động.


Còn việc nghiệm ra những điều từ những gì mình biết thì đó mới là những người có học thức uyên thâm mà việc nghiệm ra thì chưa và sẽ không có con CPU nào qua được bộ óc con người.

(Sưu tầm trên mạng)

CYBER MONDAY LÀ NGÀY GÌ?

Cyber Monday là gì? Ngày này có gì đặc biệt hay có ý nghĩa gì đặc biệt hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.


Cyber Monday là ngày gì?

Cyber Monday hiện nay được xem ngày mua sắm trực tuyến ở Mỹ với các ưu đãi và giảm giá rất hấp dẫn. Ngày Cyber Monday được diễn ra vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn và Ngày Black Friday ở Mỹ.


Nguồn gốc ngày Cyber Monday

Ngày Cyber Monday là một sáng kiến tiếp thị vào năm 2005 của trang bán hàng trực tuyến là shop.org. Ngày này được tạo ra để cho phép khách hàng mua sắm trực tuyến. Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm giảm giá để đặt mua. Với Internet phát triển như hiện nay, thì việc đặt hàng trở nên dễ dàng có thể từ bất kỳ nơi đâu như ở nhà, văn phòng, ở quán cafe....

Ngoài ra do ngày lễ Tạ ơn là ngày gia đình xum vầy bên nhau. Do đó, có khi họ không thể có mặt ở các thành phố vào ngày Black Friday để tham gia các chương trình khuyến mãi do đang ở xa quá xa không thể về kịp, hoặc do họ không thích chen chúc. Do vậy ngày Cyber Monday đã được tạo ra như là một cách để khuyến khích khách hàng như vậy để mua sắm mà không cần phải chen vào cửa hàng đông đúc vào ngày Black Friday nữa.

Cyber Monday ra đời vào năm 2005.

Cyber Monday ngày nay trở thành 1 thuật ngữ tiếp thị quốc tế được sử dụng ở các nhà bán lẻ online trực tuyến tại Argentina, Canada, Chi-lê, Trung Quốc, Colombia, Đan Mạch, Đức, Ireland, Uganda, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Na Uy và Anh.

So sánh Cyber Monday với ngày Black Friday

Nếu so sánh với ngày Black Friday thì Cyber Monday có sự khác biệt là ở việc giảm giá ưu đãi các mặt hàng ở trên các trang bán hàng online trực tuyến. Còn Black Friday thì chủ yếu là giảm giá các mặt hàng ở tại cửa hàng, siêu thị. Do đó người mua phải đến tận nơi và để giành mua.

Cyber Monday có sự khác biệt là ở việc giảm giá ưu đãi các mặt hàng ở trên các trang bán hàng online trực tuyến.

Bởi vậy ngày Cyber Monday có thể xem như là một phiên bản của ngày Black Friday nhưng khác ở chỗ là hoạt động online trực tuyến. Nếu bạn là người không thích bon chen giành giật, thì hãy đợi ngày Cyber Monday để mua hàng online nhé. Chỉ cần vài cú click chuột là bạn đã có thể đặt mua hàng giảm giá dễ dàng.

Giờ đây việc mua được “hàng chất giá hời” dịp khuyến mãi Black Friday hay Cyber Monday đều trở nên cực kì thuận tiện và nhanh chóng, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm giảm giá từ việc đặt mua trực tuyến mà không cần phải chen chúc giành giựt món đồ yêu thích tại các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại…Song song đó, bạn có thể thực hiện việc đặt hàng và giao dịch tại bất cứ nơi đâu có Internet như ở nhà, văn phòng hay quán cafe,…Vì lẽ đó mà khách hàng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi mua sắm mà vẫn có được sản phẩm với giá hời.


Bên cạnh đó, theo truyền thống của người dân Mỹ, mọi người thường trở về quây quần bên gia đình của mình trong ngày Lễ Tạ ơn nên có thể sẽ vắng mặt ở thành phố, nơi diễn ra ngày hội Black Friday sôi động. Do vậy, Cyber Monday cũng là một giải pháp thiết thực cho những người vừa bỏ lỡ dịp Black Friday.

Lưu ý là ngày Cyber Monday diễn ra ở Mỹ. Và đa số các web bán hàng ở Mỹ không ship hàng về Việt Nam. Do đó bạn nên tìm mua hộ hoặc nơi nhận ship hàng Mỹ về Việt Nam nhé.

Năm nay, ngày Cyber Monday là ngày thứ Hai, 29-11-2021.

Theo: ngoinhakienthuc



Sunday, January 30, 2022

VÌ SAO CÓ TÊN GỌI CÀ PHÊ CAPPUCCINO?

Nhắc đến Ý, thức uống đầu tiên được nhiều du khách nhắc đến chính là cappuccino.


Sự ra đời của cái tên cappuccino có rất nhiều câu chuyện, trong đó phổ biến nhất là liên quan đến Marco da Aviano. Ông là một tu sĩ dòng Capuchin người Ý, được Giáo hoàng cử đến Vienna, Áo năm 1683. Ngay khi đến nơi, ông đã được phục vụ một tách cà phê. Nhà sư thấy đồ uống đắng quá nên xin thêm sữa. Sữa và cà phê hòa vào nhau tạo ra một màu nâu nhạt, giống với màu áo của các tu sĩ dòng Capuchin. Và từ đó cái tên cappucino ra đời.

Một giai thoại khác liên quan đến một cựu chiến binh tên là Franciszek Jerzy Kulczycki. Người đàn ông này trở về khi chiến tranh kết thúc, mang theo những bao cà phê do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại trên chiến trường. Anh ấy mở một cửa hàng bán đồ uống ở Vienna. Chính Kulczycki đã đặt tên cho loại cà phê mà ông bán là kapuziner, sau khi thêm sữa, mật ong và các loại gia vị khác để làm ngọt thức uống. Không ai biết chính xác Kulczycki mở cửa hàng khi nào. Nhưng từ đầu những năm 1800, trong các quán cà phê ở Áo, kapuziner đã được hiểu là cà phê với kem và đường.

Ý là quốc gia tiêu thụ cappuccino lớn nhất thế giới và đây cũng được coi là thức uống thượng hạng của quốc gia hình chiếc ủng này. Ảnh: Mẹo hình nền

Các loại cà phê được đề cập trong các giai thoại trên đều được pha chế bằng phương pháp sữa không trắng như cappuccino ngày nay. Công thức pha cà phê cappuccino hiện tại có từ đầu những năm 1900, khi Luigi Bezzera người Ý được cấp bằng sáng chế cho một máy pha cà phê espresso cải tiến. Và từ đó, trào lưu uống espresso (cà phê nguyên bản) trở nên phổ biến. Theo sự phát triển của văn hóa cà phê Ý, người ta bắt đầu sáng chế ra nhiều phiên bản đa dạng hơn, dựa trên nguyên liệu cơ bản là cà phê espresso. Một trong số đó là cappuccino được nhiều người yêu thích. Một cappuccino điển hình sẽ bao gồm 1/3 cà phê espresso, 1/3 sữa và 1/3 bọt sữa.

Nhiều người Áo vẫn tự hào rằng thức uống nổi tiếng thế giới này có nguồn gốc từ quê hương của họ. Nhưng chính người Ý đã biến nó thành một phong cách sống, một cái tên nổi tiếng trong giới đồ uống. Ngày nay, ở đất nước hình chiếc ủng, nó được ưa chuộng hơn cả cà phê espresso vì nó có vị ngọt hơn. Nó cũng là một trong những đại diện của ẩm thực Ý.

Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng về thức uống này đó là “Người Ý uống cappuccino đến 11 giờ sáng”. Việc mọi người không bao giờ ăn sau bữa trưa có thể chỉ là một giai thoại, hoặc một tin đồn. Tuy nhiên, tin đồn này được cho là khá chính xác. Rất ít người Ý uống cappuccino buổi chiều vì họ cho rằng thức uống trắng đục này sẽ làm no bụng, không tốt cho tiêu hóa. Theo truyền thống, họ sẽ uống một ly cappuccino vào buổi sáng để có một khởi đầu mới tràn đầy năng lượng.

Cappuccino phong cách Ý truyền thống (phải) và cappuccino trang trí ở các nước khác. Ảnh: 43 đạt yêu cầu

Sự khác biệt lớn nhất giữa cappuccino kiểu Ý truyền thống và các nước khác là hình thức của lớp bọt sữa bên trên. Theo phong cách truyền thống của Ý, cappuccino bao gồm bọt sữa trắng ở trên cùng của ly, và một vòng màu nâu (chính là cà phê) xung quanh viền của ly. Đối với các quốc gia còn lại, cappuccino thường được các bartender tỉ mỉ vẽ những hình nghệ thuật lên lớp bọt.

Anh minh (Theo dõi Pizza cà phê cappuccino)
Link tham khảo:



CÁCH TÍCH ĐỨC TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

Ông bà ta thường nόi: “Cό đức mặc sức mà ᾰn”. Câu nόi ấy vừa là đề cao tầm quan trọng cὐa đức, cῦng là muốn rᾰn dᾳy rằng, con người dὺ làm gὶ cῦng phἀi coi trọng đức, tίch đức. Vậy làm thế nào để tίch đức ngay cἀ khi không cό điều kiện vật chất?

(Hὶnh minh họa: Qua thefunbank)

Trἀi qua hàng ngàn nᾰm, cổ nhân đᾶ đύc kết ra những bài học quу́ giά và lưu truyền lᾳi cho hậu thế. Dưới đây là 20 cάch tίch đức mà ngay cἀ khi không cό điều kiện vật chất, mỗi người vẫn cό thể làm được:

1. Khẩu đức (Tίch đức từ lời nόi)

Cό câu: “Lời nόi chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nόi cho vừa lὸng nhau”. Lời nόi cần phἀi thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khάc.

Ngay cἀ khi cần nόi thẳng, chύng ta vẫn nên xuất phάt từ thiện у́ thὶ người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận hσn. Trước khi nόi lời “lᾳnh như bᾰng”, chύng ta hᾶy hâm nόng nό lên một chύt. Trước khi nόi lời phê bὶnh người khάc, chύng ta hᾶy chύ у́ cân nhắc đến lὸng tự tôn cὐa người nghe.

Lời nόi là cό sức mᾳnh vô cὺng, nό cό thể cἀi biến một con người. Bởi vậy mà cổ nhân vẫn dᾳy, một lời khen ngợi đύng lύc cό giά trị ngàn vàng.

2. Chưởng đức (Tίch đức từ đôi tay)

Trong cuộc đời, mỗi người đều cần tiếng vỗ tay tάn thưởng cὐa người khάc. Bởi vὶ ὐng hộ, khen ngợi người khάc đύng lύc sẽ tᾳo ra một động lực, một sức mᾳnh vô cὺng lớn cho người tiếp nhận.

Người cό thể học cάch ca ngợi, vỗ tay tάn thưởng người khάc cῦng là người độ lượng, rộng rᾶi. Ngược lᾳi, người không biết vỗ tay, khen ngợi người khάc thὶ cuộc đời người ấy thực sự sẽ rất nhὀ hẹp.

Vào rất nhiều thời điểm, chύng ta sẽ thể nghiệm được rằng, cho người khάc tiếng vỗ tay kỳ thực cῦng là cho chίnh bἀn thân mὶnh.

3. Tίch đức từ việc giữ thể diện cho người khάc

Trong cuộc sống, dὺ ở phᾳm vi nhὀ như gia đὶnh hay lớn như ở ngoài xᾶ hội thὶ ở vào một số tὶnh huống, việc “không nể mặt” là một thάi độ vô lễ lớn nhất.

Người phưσng đông rất xem trọng thể diện vὶ vậy ở bất cἀ thời điểm nào cῦng nên giành cho người khάc một “lối thoάt”, không nên đẩy họ đến đường cὺng.

Người trί tuệ và độ lượng khi nhὶn thấy rō một người họ sẽ không chỉ thẳng ra mà lựa lύc phὺ hợp mới nόi. Trong lịch sử, cό rất nhiều trường hợp vὶ làm tổn thưσng thể diện cὐa người khάc mà nhận phἀi hậu quἀ khôn lường.

Trong một số tὶnh huống, vᾳch trần người khάc là một cάi tội đẩy người ta đến đường cὺng.

4. Tίch đức từ việc tίn nhiệm người khάc

(Hὶnh minh họa: Qua kknews)

Người xưa nόi: “Đᾶ nghi ngờ người thὶ không kết giao, đᾶ kết giao thὶ không nên nghi ngờ người.” Cổ nhân đύc kết ra rằng, người cό tίnh đa nghi trời sinh thὶ rất khό cό được người bᾳn chân thành. Được người khάc tin tưởng, tίn nhiệm là một loᾳi hᾳnh phύc. Người cό bao nhiêu tίn nhiệm thὶ sẽ cό bấy nhiêu cσ hội thành công.

5. Tίch đức từ việc cho người khάc sự thuận lợi

Kỳ thực, cho người khάc được lợi cῦng chίnh là làm lợi cho mὶnh. Suy nghῖ cho người khάc cῦng chίnh là suy nghῖ cho bἀn thân mὶnh. Cho nên, ở vào thời điểm người khάc cần chύng ta nhất, hᾶy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nưσng tựa.

6. Tίch đức từ việc giữ lễ tiết

Người cό lễ tiết đi khắp thiên hᾳ cῦng khό cό người trάch mắng, không ưng у́. Người hiểu biết lễ tiết cho dὺ ở nσi nào cῦng sẽ thể hiện ra sự nho nhᾶ, lịch thiệp và khiến người tiếp xύc cἀm thấy đάng tin cậy. Người đάng tin cậy thὶ luôn cό nhiều cσ hội thành công trong cuộc đời.

7. Tίch đức từ tίnh cάch khiêm nhượng

(Hὶnh minh họa: Qua wanhuajing)

Người xưa nόi: Người kiêu cᾰng ngᾳo mᾳn, thίch thể hiện tài nᾰng thὶ đi đâu cῦng cό kẻ địch, kiêu cᾰng ngᾳo mᾳn chiêu mời họa. Vὶ vậy, hᾶy:

Trάnh khoe khoang tài nᾰng cὐa bἀn thân mὶnh mọi lύc mọi nσi.

Buông bὀ kiêu cᾰng, giἀm bớt tự kỷ.

Không nên ở trước mặt người đang thất у́ mà đàm luận về đắc у́ cὐa mὶnh.

Làm người, trước là đừng khoa trưσng tὺy tiện, sau đừng đắc у́, nên khiêm nhượng một chύt mới là cάch tốt.

8. Tίch đức từ việc hiểu người khάc

Trong cuộc sống hay trong công việc, mọi người, ai cῦng mong muốn người khάc hiểu và thừa nhận mὶnh.

Hiểu người khάc cῦng chίnh là một cάch đem lᾳi lợi ίch cho người khάc. Vὶ vậy, hᾶy đổi vị trί cὐa mὶnh cho người, đứng ở vị trί cὐa người khάc để hiểu họ. Đό là thể hiện cὐa một nhân cάch cao đẹp và rộng lượng.

9. Tίch đức từ việc tôn trọng người khάc

(Hὶnh minh họa: Qua healthplus)

Ai cῦng cό lὸng tự tôn, tự trọng cὐa bἀn thân mὶnh. Vὶ vậy, trong cάch đối nhân xử thế, chύng ta nên đặt lὸng tự tôn cὐa người khάc ở vị trί cao nhất. Luôn cố gắng để người khάc cἀm nhận thấy sự tôn nghiêm cὐa bἀn thân mὶnh.

Tôn trọng người yếu kе́m hσn mὶnh càng là một phẩm đức đάng quу́. Người trί tuệ hiểu rằng, ở địa vị càng cao thὶ càng không thể khinh thường người khάc.

10. Tίch đức từ việc trợ giύp người khάc

Ở vào thời khắc quan trọng trong cuộc đời, ai mà không hy vọng cό người trợ giύp mὶnh?

Cổ nhân giἀng rằng, “vὶ người khάc” sẽ luôn luôn chiến thắng “vὶ mὶnh”. Lὸng tốt sẽ luôn luôn được người khάc khắc sâu và nhớ kў. Cho nên, nếu gặp việc thiện hᾶy làm ngay, đừng chần chừ. Nhưng giύp đỡ người khάc cῦng phἀi xuất phάt từ thiện lưσng, không tίnh toάn, vụ lợi. Khi giύp đỡ người khάc cῦng phἀi tὶm cάch để đối phưσng vui vẻ mà tiếp nhận.

Người xưa cό câu: “Hành thiện tối nhᾳc” (у́ nόi làm việc thiện là vui sướng nhất). Lὸng người thật vô cὺng kỳ lᾳ, khi chύng ta làm bất kể việc gὶ không tốt thὶ trong lὸng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cῦng không thể thoἀi mάi.

Trάi lᾳi, nếu như một người tuyệt đối làm việc thiện không vὶ điều kiện gὶ, trợ giύp người khάc, làm việc cό lợi cho người khάc thὶ trong lὸng người ấy chắc chắn sẽ vô cὺng vui vẻ hᾳnh phύc. Đây chẳng phἀi chίnh là cάi phύc, đức mà ai ai cῦng cό thể ngay lập tức cἀm nhận được mỗi khi làm việc thiện sao?

An Hὸa biên dịch

RAU BÔNG TUYẾT LÀ RAU GÌ?

Lâu lắm rồi có xem một clip giới thiệu về ẩm thực của TVB-HK, chương trình do "Má Mập" (肥媽) điều khiển. Khi ra chợ mua rau cải, bà này cầm lên một cọng rau như dính tuyết, rất tươi và bỏ vào miệng ăn sống rất ngon lành. Bà ta hỏi người bạn diễn biết là rau gì không thì người này không biết Bà cho biết tên của nó là "Băng thái 冰菜" trồng ở Trung Quốc đưa xuống HK bán. Giá cả thì cũng không đắt lắm.


Bẵng đi một thời gian, thật tình cờ trong một bữa ăn sáng lúc đi Trung Quốc, tôi đi loanh quanh chọn thức ăn, khi ngang qua quầy sà lách, tôi thấy một thau rau thật lạ. Đến gần nhìn làm tôi sực nhớ tới cái clip của bà "Má Mập" nên tôi tìm xem cái bản tên món ăn thì đúng là "冰菜-Crystal Ice plant". Tôi gắp một dĩa rồi về bàn ăn thử. Nó thật giòn, tươi, không mùi vị nhưng ngon miệng. Nếu trộn thêm loại sốt thì chắc ngon hơn nhiều lắm, không biết nếu xào lên thì mùi vị sẽ như thế nào. Nhưng cũng chỉ ăn được lần đó vì hôm sau chúng tôi đi nơi khác. Những lần đi Trung Quốc sau này, lần nào lúc đi ăn sáng trong khách sạn, tôi đều dõi mắt tìm xem có thấy loại "băng thái" này không nhưng chưa hề gặp lại.


Hôm nay đọc được một tài liệu cho biết về món rau mà tôi nghĩ đúng là "băng thái" khi nhìn những tấm ảnh trong bài mà hiện đang có bán ở Việt Nam. Các bạn tìm xem và ăn thử nhé. (LKH)

Rau bông tuyết là rau gì?

Có lẽ cái tên rau bông tuyết còn khá xa lạ, rất nhiều người chưa biết đến vì còn khá mới mẻ đối với người Việt Nam chúng ta. Nhưng đây là một loại rau được những người sành ăn tại nhiều nước săn lùng. Vậy thì loại rau này có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Rau bông tuyết được biết đến là một loại rau đặc biệt với thân hình mọng nước

Rau bông tuyết còn có tên gọi khác là rau kim cương. Đây là một loại rau đặc sản mọng nước mà ít người biết đến. Loại rau này có xuất xứ từ vùng sa mạc Namid của Nam Phi. Gọi là rau kim cương để thấy được độ quý và hiếm của rau. Hơn nữa giá bán của sản phẩm cũng khá cao, do đó không phải ai cũng ăn được loại rau này. Phần lớn xuất hiện tại các bữa ăn đắt tiền tại các nhà hàng sang trọng chứ không có mặt trong mâm cơm của người bình dân.

Rau bông tuyết được biết đến là một loại rau đặc biệt với thân hình mọng nước, rau có vị mặn, có độ giòn. Trên bề mặt lá và thân của cây rau này có các hạt lấp lánh như những giọt nước còn đọng lại.

Đây là loại rau mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng mà không phải loại rau nào cũng có. Trong thành phần dinh dưỡng của rau có giàu chất canxi, magie, kali cũng như đầy đủ các loại khoáng, vitamin A, E,… carotene và pinitol là chất giúp cơ thể cải thiện các rối loạn chức năng gan, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và giúp giảm hàm lượng đường máu. Ngoài ra còn chứa các chất chống oxi hóa và chống ung thư.

Rau bông tuyết không chỉ là loại rau hiếm mà còn được trồng bằng công nghệ hữu cơ nên sạch, an toàn với sức khỏe người dùng, lại còn có nhiều chất dinh dưỡng ngăn ngừa một số bệnh nên rất được săn lùng.

Rau bông tuyết có tác dụng gì?

Rau bông tuyết là một loại rau đặc biệt có hương vị đặc trưng là hơi mằn mặn, có độ giòn tan. Khi ăn, những tinh thể nước bao quanh bề mặt lá, thân như tan ra đem lại cho người dùng cảm giác ngon miệng mà không loại rau nào có được.Vậy thì ngoài đặc điểm đó, rau bông tuyết có tác dụng gì không?

Như đã phân tích bên trên về thành phần dinh dưỡng có trong rau, các chất khoáng, vitamin hay các chất chống ung thư, ngăn ngừa lão hóa có tác dụng tích cực đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Chất Pinitol có trong rau giúp cải thiện tình trạng xơ cứng động mạch và gan nhiễm mỡ.

Hàm lượng kali có trong thành phần rau giúp phòng chống cao huyết áp rất tốt.

Chất Pinitol có trong rau còn giúp cải thiện tình trạng xơ cứng động mạch và gan nhiễm mỡ, giúp ngăn chặn quá trình sừng hóa của tóc, da, giúp bảo vệ màng nhầy và hệ hô hấp.

Ngoài ra còn kích thích bài tiết qua thận và chống phù nề, kích hoạt các enzym, truyền xung thần kinh, hỗ trợ co cơ nên rất tốt cho người bị táo bón.

Chất myoinositol giúp ngăn ngừa trầm cảm, chứng rối loạn hoảng sợ.

Như vậy có thể thấy rau bông tuyết có rất nhiều tác dụng đối với người sử dụng. Ngoài là một món ăn ngon, lạ miệng, giúp đẹp da thì loại rau này còn giúp ngăn ngừa bệnh, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Thật không quá khó hiểu khi đây là một loại rau quý, dù giá thành cao nhưng vẫn được nhiều người săn lùng.

Theo: cpfood



THẾ NÀO LÀ NGŨ PHÚC LÂM MÔN?

Trong số năm phước lành này, "Hảo đức" là điều quan trọng nhất, bởi vì “đức” là căn nguyên của phúc, là cơ sở của hạnh phúc nhân sinh, “Hảo đức” là căn bản của may mắn và hạnh phúc, chỉ có "Đức" mới có thể nuôi dưỡng và làm sinh sôi bốn phúc kia. Nếu không có đức thì tứ Phúc kia sẽ không có, mà dẫu có một chút thì nó cũng sẽ không lâu dài.


“Ngũ Phúc lâm môn” tức năm phước lành vào cửa mà mọi người thường nói đến là gì? Làm thế nào "Ngũ Phúc" này vào cửa?

Trước tiên hãy nói về ngũ Phúc.
 
- Thứ nhất là “Trường thọ”,
- Hai là “Phú quý”,
- Ba là “An khang”,
- Bốn là “Hảo đức” (đức hạnh, đạo đức tốt),
- Năm là “Thiện chung” (chết yên lành, chết già, biết trước ngày quy tiên).


“Trường thọ” là ai cũng muốn sống lâu thậm chí là sống lâu trăm tuổi.

“Phú quý” là ai cũng đều hy vọng đạt được phú quý vinh hoa - tiền tài dư dả, địa vị tôn quý, ít nhất cũng không phải lo lắng chuyện ăn mặc, trong tay không thiếu tiền tiêu vặt.

“An khang” là mong có một cơ thể khỏe mạnh, cả đời thân tâm bình hòa yên ổn.

“Thiện chung”, là dù trăm năm sau có quay đầu nhìn lại cũng toại nguyện, dù chết đi cũng là quay về với cõi tốt lành, không bị đọa địa ngục đau khổ. Đây đều là là những mong muốn cả đời của đời người.

Những thứ vật chất nói trên còn chưa đủ, mà còn phải có "Hảo đức" (đức tốt, đức hạnh), nghĩa là có một môi trường tâm lý tốt, phương diện tinh thần tốt đẹp, có một quan niệm đạo đức tốt và được mọi người tôn trọng, trong nội tâm không có tà niệm, tâm trạng bình tĩnh trong cuộc sống. Chỉ như thế mới được tính là một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc.

Những thứ vật chất nói trên còn chưa đủ, mà còn phải có "Hảo đức" (đức tốt, đức hạnh). (Ảnh: Shutterstock)

Trong số năm phước lành này, "Hảo đức" là điều quan trọng nhất, bởi vì “đức” là căn nguyên của phúc, là cơ sở của hạnh phúc nhân sinh, “Hảo đức” là căn bản của may mắn và hạnh phúc, chỉ có "Đức" mới có thể nuôi dưỡng và làm sinh sôi bốn phúc kia. Nếu không có đức thì tứ Phúc kia sẽ không có, mà dẫu có một chút thì nó cũng sẽ không lâu dài.

Người xưa đã tóm tắt "Đức" thể hiện thành tám đức tính, đó là hiếu 孝, đễ 悌, trung 忠, tín 信, lễ 禮, nghĩa 義, liêm 廉, sỉ 恥 (hiếu thảo với cha mẹ, kính thuận anh em, trung thành với vua, thành thực, lễ nghi, đúng đạo nghĩa đạo lý lẽ phải, liêm khiết trong sạch, hổ thẹn). Tám đức tính này được gọi là “Bát Đức”, còn được gọi là “Bát Đán” (tám điểm sáng), là tiêu chuẩn làm người.

Trong cuốn “Luận ngữ” của Khổng Tử đã tóm tắt những hành vi thể hiện của "Hảo đức" trong năm phương diện: Ôn 温, Lương 良, Cung 恭, Kiệm 儉, Nhượng 讓 (ôn hòa, lương thiện, cung kính, cần kiệm, khiêm nhường).


Ôn là ôn hòa, dịu dàng, ý tứ. Một tâm tính ôn hòa có thể giữ cho tâm trí luôn khỏe mạnh.

Lương là nhân từ thiện lương, là người tốt bụng và từ thiện. Bởi vì là người nhân từ luôn thể hiện lòng tốt, nên có thể trường thọ thiện chung.

Cung, tức là cung kính thủ lễ, giữ lễ đối với người, không gây tai họa, lúc nào cũng có thể giữ bình tĩnh và an bình.

Kiệm, chính là tiết kiệm, cần cù. Tiết kiệm là ý nghĩa của sự đạm bạc và chăm chỉ, sự đạm bạc và chăm chỉ có thể mang lại sự giàu có và thân thể khỏe mạnh.

Nhượng, chính là khiêm tốn nhún nhường, nhượng làm cho ôn, lương, cung, kiệm tỏa sáng rạng ngời.

Trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, chúng ta thường thấy rằng những người có đức tính tốt và việc tốt thường gặp những điều tốt đẹp bất ngờ, đôi khi gặp rắc rối thì họ lại biến những điều xấu thành điều lành. Đồng thời, cả đời sẽ có vô tận phúc báo, sẽ không bao giờ nghèo khó thiếu thốn. Đây là phước lành mà một người "đức hạnh" xứng đáng có được, đó cũng chính là "Ngũ Phúc".

Thiện Tâm
Theo Newsancai.com

NEW ZEALAND - GIẤC MƠ CỔ TÍCH KỲ DIỆU

Được xem là xứ sở mây trắng, ẩn mình dưới nét đẹp quyến rũ của thiên nhiên, New Zealand luôn cuốn hút du khách bởi sắc màu kỳ vĩ, hoang sơ và một nét bình yên không nơi đâu tìm thấy.

Những cánh đồng cỏ xanh mướt – nơi chú cừu con thơ thẩn chạy nhảy bên hồ nước tĩnh lặng

Không có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga, cũng không quá ồn ào tấp nập như những thành phố hiện đại, New Zealand mang trong mình nét đẹp hiền hoà, nên thơ. Hành trình du lịch New Zealand: Christchurch – Mount Cook – Queenstown – Auckland – Waitomo – Rotorua (8 ngày 7 đêm), VYC Travel (Công ty Cổ phần du lịch Thanh Niên Xung Phong) sẽ đưa du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hai miền Bắc – Nam của xứ sở Kiwi.

Thành phố Christchurch xinh đẹp với kiến trúc hài hòa với thiên nhiên

Đến với New Zealand, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những khu vườn thơ mộng tại thành phố Christchurch được xem là thành phố lớn nhất ở đảo Nam. Dừng chân tại Hồ Tekapo - thiên đường của những nhiếp ảnh. Nơi có các ngọn núi hùng vĩ bao quanh hồ nước trong xanh tĩnh lặng cùng với những nhà thờ nhỏ cổ kính và huyền bí. Đến Queenstown du khách sẽ được tham quan và thử thách sự can đảm cùng trò chơi nhảy Bungy tại cầu treo Kawarau.

Đến hồ Tekapo bạn sẽ đắm chìm trước khung cảnh đẹp tựa như tranh

Nếu bạn là người can đảm và thích thử thách hãy thử trò nhảy Bungy

Bên cạnh đó, du khách còn được ghé thăm “thành phố của những cánh buồm” – Auckland và cũng là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên quả địa cầu.


Một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua là khám phá động Waitomo Glow-worm – động đá vôi nổi tiếng trên thế giới. Là nơi sinh sống của rất nhiều loài đom đóm khác nhau.

Khi đến Waitomo Glow-worm du khách sẽ vô cùng ngỡ ngàng trước những luồng ánh sáng lấp lánh, tưởng chừng như đang đi giữa bầu trời đầy sao dưới lòng đất

Du khách sẽ được thưởng thức chương trình biểu diễn nổi tiếng thế giới Agrodome Farm Show, nơi có đủ các tiết mục vui nhộn với những chú cừu ngộ nghĩnh và nhiều loài động vật khác.

Và thưởng thức chương trình biểu diễn của những chú cừu vô cùng đáng yêu

Hành trình khám phá hai đảo Bắc – Nam New Zealand chắc chắn sẽ đem đến cho du khách nhiều điều thú vị và mới lạ. Những ai thích sự yên tĩnh, yêu thiên nhiên và muốn khám phá chắc chắn sẽ không bỏ qua hành trình này.

Theo: VYC Travel

Saturday, January 29, 2022

DẠO VÒNG THẾ GIỚI NẾM VỊ CÀ RI

Chắc chẳng còn ai xa lạ với vị cà ri thơm lừng và cuốn hút, nhưng liệu cà ri ở đâu cũng giống nhau ư? Hãy cùng Wanderlust Tips nếm thử hương vị món ăn này ở nhiều nơi trên thế giới nhé.

ẤN ĐỘ – QUÊ HƯƠNG CỦA LOẠI GIA VỊ NỔI TIẾNG

Nhắc đến cà ri chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới Ấn Độ, quê hương của loại gia vị độc đáo này. Cà ri xuất hiện trên bàn ăn của mọi người dân từ già tới trẻ, giàu hay nghèo. Loại gia vị này được người dân chế biến thành đủ loại món ăn hấp dẫn khác nhau như cà ri trứng, hải sản, gà, bắp cải khô hay cà ri rau củ… Tất cả đều mang theo hương vị đặc trưng của nền ẩm thực Ấn Độ độc đáo: cay nồng quyến rũ kết hợp cùng chút ngậy của sữa và cả sự phong phú của các loại gia vị nào quế, hồi, nghệ…

Món ăn đặc trưng: Murgh makhani (Gà hầm bơ)

SRI LANKA CÙNG NHỮNG MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG

Quốc đảo nhỏ Sri Lanka sở hữu nền ẩm thực pha trộn giữa Ấn Độ, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Vậy nên, không ngạc nhiên khi cà ri trở thành món ăn xuất hiện thường ngày của người dân nơi đây. Phong phú hơn nhiều quốc gia khác, các món ăn sử dụng loại gia vị này tại Sri Lanka có nhiều màu sắc bắt mắt từ vàng đặc trưng, đỏ tươi hấp dẫn tới nâu đậm kỳ lạ hay cả màu trắng mà hiếm khi ta nhìn thấy. Dẫu vậy nhưng các món ăn của Sri Lanka đều được sử dụng các nguyên liệu: nước cốt dừa, me, cá, ớt xanh, hạt mù tạt, rau mùi và thì là.

Món ăn đặc trưng: Cà ri Sinhalese

CÀ RI TẠI VÙNG BIỂN CARIBBEAN

Sau cuộc di cư của 1,5 triệu người Ấn Độ tới các nước thuộc đại Anh trước kia như Jamaica hay Trinidad… đã dần thay đổi văn hóa ẩm thực của vùng biển Caribbean. Tại Trinidad, cà ri đã trở thành biểu tượng cho nền ẩm thực khi người dân thường kết hợp loại gia vị này cùng tôm hùm, cua, thịt vịt, khoai tây và các món ăn thường đậm vị thì là, rau mùi hay thảo mộc. Còn tại đất nước Jamaica, đây cũng là món ăn phổ biến nhất khi hương vị còn được điểm thêm chút nước cốt dừa, tỏi, hành tây, ớt, húng tây, cà chua và rất nhiều bột nghệ cho một màu vàng nắng.

Món ăn đặc trưng: Cà ri cua

HƯƠNG VỊ MANG NÉT ẨM THỰC THÁI LAN

Ẩm thực Thái Lan vốn luôn cuốn hút bao người bởi sự phong phú, hấp dẫn khó cưỡng. Và cà ri cũng là món ngon bạn không nên bỏ qua để tận hưởng trọn vẹn nét văn hóa đặc sắc của xứ sở chùa Vàng. Cà ri Thái Lan luôn được chế biến cùng nước cốt dừa, nguyên liệu không thể thiếu trong mọi món ăn của quốc gia này. Nếm thử vị món ăn của Thái, bạn vẫn cảm nhận những đặc trưng nổi bật của loại gia vị này nhưng còn thích thú hơn khi có thêm chút chua, ngọt, mặn và cay nữa.

Món ăn đặc trưng: Cà ri xanh

CÀ RI NHẬT BẢN

Vốn không có xuất xứ từ Nhật Bản nhưng cho tới ngày nay, đây lại là món ăn phổ biến bậc nhất tại xứ sở hoa anh đào. Thậm chí, cà ri còn sánh ngang với món mì ramen để trở thành món ăn “quốc dân” tại đất nước này. Đến Nhật Bản, thực khách có thể dễ dàng tìm thấy các món ăn mang vị cà ri đặc trưng ở khắp mọi nơi, từ nhà hàng cao cấp đến cả quầy đồ ăn sẵn trong siêu thị. Đặc biệt, loại gia vị này còn được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và kỳ lạ như: mì udon, bánh mì, cơm… mang hương vị cà ri.

Món ăn đặc trưng: Cơm cà ri

Thu Hà
Wanderlust Tips | Cinet

QUÁN MÌ NÀO NGON NHẤT TẠI NHẬT BẢN?

Vẻ ngoài của quán Ide Shoten khá bình dị (Ảnh: Danielle Demetriou)

Trong khi Tokyo có một nhà hàng mì của Nhật được xếp hạng Michelin thì món mì luôn được bầu là ngon nhất đất nước lại nằm ở một quán nhỏ xíu do gia đình quản lý ở Thành phố Wakayama.

Tôi nhìn theo không chớp mắt theo 6 bàn tay múa thoăn thoắt: rưới nước tương, rắc gia vị, múc nguyên liệu, vẩy khô sợi mì. Động tác làm bếp thực hiện uyển chuyển được kết thúc trong vài giây trước khi chuyển bát mì đi và điệu múa tay tiếp tục lặp lại.

Tôi phải ép người vào cạnh quầy đăng ký ăn để nhìn vũ điệu này diễn ra trong nhà bếp nhỏ chật chội. Tuy nhỏ bé nhưng quán ăn tạo ra sản phẩm đáng nể là món mì sợi ngon nhất đất nước.

Được bán ở 24.000 nhà hàng trên khắp đất nước, mòn mì ngày càng được ưa chuộng vì cách nấu phức tạp, từ độ đậm đà của nước dùng đến độ dai của mì. Nó là hiện thân của sự hài hòa, vẻ đẹp và cân bằng. Và tháng 12/2015 món này được vinh danh khi Tsuta, một quán ăn mì trong ngách nhỏ thuộc quận Sagumo, Tokyo, nhận một sao Michelin.

Thực thà tôi chỉ làm công việc hàng ngày thôi mà” (Ảnh: Danielle Demetriou)

Nhưng sự bình chọn của người dân đối với món mì (luôn được các tạp chí, chương trình TV, các blog ăn uống hơn 10 năm nay gọi là món ăn ngon nhất) không ngờ lại được bỏ phiếu cho nơi ở rất xa thủ đô, ở một quán ăn nhỏ xíu do gia đình quản lý ở thành phố Wakayama.

Quán Ide Shoten được vinh danh lên đỉnh cao vào 1/1/1998. Trong số hàng vạn nhà hàng mì sợi, quán này được chọn là nhà hàng ngon nhất trong lần phát sóng Ngày Đầu Năm của chương trình TV Champion.

Việc công bố ở cấp cao này đã dọn đường danh tiếng cho nhà hàng (ngay cả ngày nay, khách phải xếp hàng 30 phút vào cuối tuần) và là do sự bùng nổ ăn mì trên khắp thành phố Wakayama .

Còn đối với bí quyết của việc được ưa thích thì rất nhiều: sự hòa quện của xương được ninh kỹ với nước tương; sự cân bằng các hương vị trong nước dùng; sợi mì nhỏ và thẳng; vị đậm đà của thịt heo quay.

Vì là người Tokyo thích ăn mì sợi nên sớm muộn gì thì tôi cũng tìm tới thành phố ở ven biển này, phía Nam Osaka , để thưởng thức.

Món đặt trưng nhất của quán Ide Shoten là tonkotsu-shoyu (Ảnh: Danielle Demetriou)

Tôi không phải là người đầu tiên tới Wakayama và chắc không phải là người cuối cùng. Tỉnh Wakayama với dẫy núi lởm chởm và đền chùa cổ kính từ lâu đã nổi tiếng là nơi mà hàng đoàn người tới hành hương.

Tuy nhiên các chuyến hành hương mì sợi đang phát triển thể hiện ở chỗ cơ quan du lịch còn in cả bản đồ các điểm ăn mì. Du khách thích mì sợi (ở đây gọi theo tiếng Trung Quốc là chuka-soba) muốn được lựa chọn. Có tới hơn 50 cửa hàng mì sợi trong thành phố, thật không tương xứng với dân số chỉ là 360.000.

Tôi tới ga Wakayama vào buổi sáng giá buốt với cái bụng lép kẹp sau khi đi 4 tiếng từ lúc mờ sáng ở Tokyo. Không cần bản đồ mì sợi vì Ide Shoten cũng dễ tìm, 10 phút đi thẳng từ ga, ta thấy ngay vì có đèn lồng đỏ và biển hiệu mầu đỏ và vàng.

Phía ngoài thoạt nhìn trông như một nhà kho cũ, phía trong cũng vậy. Với 10 ghế quầy đơn bao quanh một bàn nhỏ 8 chỗ, nơi này có sự ấm cúng và cổ xưa của các nhà hàng Nhật: quầy bằng nhựa đỏ, một đồng hồ giả cổ, một máy nước tự phục vụ ở gần cửa. Các rổ trứng luộc và sushi cá nục bọc nylon trên các bàn theo lối ở vùng này và trên tường có các thông điệp nhận xét của những người nổi tiếng.

Vào 11 giờ 30 quán đã đông khách. Tôi ngồi ở bàn giữa, xung quanh là những viên chức ăn mặc chỉnh tề, sinh viên đi lẻ và người Trung Quốc đến thưởng thức.

Ông Norio Ide mở quán cách đây 30 năm (Ảnh: Danielle Demetriou)

Tôi bắt đầu thấy thèm ăn thì chủ quán Norio Ide, 73 tuổi, tóc bạc ngắn, đeo kính, cười thân thiện tới chào đón tôi và ngồi cạnh để nói vài lời.

“Khi tôi còn nhỏ. tôi ghét mì sợi,” ông cười. “Mẹ tôi bán mì bằng xe đẩy, tôi thấy xấu hổ với bạn bè do vậy tôi ghét mì trong một thời gian dài.”

Tuy nhiên sau khi làm một số nghề, từ lái xe chở hàng đến đưa bình ga, cuối cùng ông theo nghề của mẹ và mở quán ăn này cách đây 30 năm.

Ngày nay nhờ giải thưởng và quảng cáo của truyền thông, ông bán từ 600 đến 1.000 bát mì một ngày, trong đó 70% là ngoài địa phương, từ Nam Okinawa tới Bắc Hokkaido và khắp Châu Á.

Phần lớn người tới ăn để ăn thử bát tonkotsu-shoyu (nước xương lợn và nước tương) hình tượng, là một trong 2 món chính của mì sợi Wakayama. (Món thứ hai, shoyu, có nước dùng là nước tương có vị thanh hơn).

Khi tôi dò hỏi về sự lừng danh của quán thì ông cũng khiêm tốn nói về kỹ thuật đã biến món nước dùng thông thường thành giấc mơ mì sợi.

“Vâng, chúng tôi tiếp tục cải tiến nước dùng hàng ngày sao cho thật ngon đậm,” ông nói. “Thực sự chỉ có thế thôi, đơn giản là tôi làm mì với cả trái tim.”


Ông cười khi tôi hỏi và dùng từ “dạng nghệ thuật”. “Việc này đơn giản hơn thế,” ông nói. “Đó là do may thôi. Thực thà tôi chỉ làm công việc hàng ngày thôi mà.”

Tiếng húp xì xụp thỏa mãn làm tôi thấy đói nên tôi gọi món. Thực đơn viết trên tường không thể nào đơn giản hơn: chuka-soba 700 yên, thêm 100-yên cho heo quay hoặc mì sợi.

Tôi chọn chuka-soba và chưa đầy một phút đã có ngay món mì sợi ngon nhất nóng hổi trong một bát sứ trắng.

Tôi ngạc nhiên ngay vì màu vàng nâu của nước dùng, nó có vị đậm và phong phú. Rõ ràng là nó đậm với các miếng thịt lợn ngon (thái mỏng hơn nhiều so với món mì 3 sao Michelin ở Tokyo), và phong phú nhưng không quá nhiều thịt.

Sợi mì săn dai làm tăng vị ngon. Có sự cân bằng vị giác với 3 miếng thịt heo quay thái mỏng, hành lá tươi cuộn tròn, một miếng bánh cá và dúm măng ngâm dấm.

Theo tư thế của những người ăn mì, tôi cúi đầu xuống bát mì và cầm đũa lên, và rồi trong 10 phút húp sùm sụp và thở khà khà thích thú tôi đánh chén hết món ăn ngon lành này.


Không phải chỉ có mình tôi tán thưởng. Shinichi Masuko, 49 tuổi, một viên chức từ Osaka mặc đồ vét ngồi cùng bàn nói “Tôi ăn ở đây 6 lần rồi. Có thể ông bảo tôi nghiện. Đây là món mì tôi thích nhất. Hương vị pha chế rất ngon.”

Tuy vậy biết còn nhiều người xếp hàng, tôi dừng nói chuyện, và sau khi chào từ biệt Ide tôi đi dưới mưa phùn với sự hân hoan sau khi ăn.

Nhưng trước khi lên tàu trở về Tokyo, tôi còn một việc nữa cần làm. Tôi đi xe đến Marina City, một tổ hợp bên sông và chợ thực phẩm, để mua một túi quýt ngon nổi tiếng và mua một kỷ niệm tối quan trọng, đó là túi mì sợi Ide Shoten gồm các gói mì mền và các gói bột nước dùng để lắp lại món ăn ước mơ tại nhà.

Cuối cùng tôi đến nhà tắm nước suối nóng (onsen). Tại đây, với cái bụng căng toàn mì, tôi ngâm mình trong nước nóng ở ngoài trời và thưởng ngoạn cảnh biển, có thể đó là cách tốt nhất để thưởng thức và tiêu hóa. Quả là một chuyến hành hương đến trung tâm của thế giới mì của Nhật Bản.

Bài & ảnh: Danielle Demetriou
Theo: BBC Travel

Link tiếng Anh:

http://www.bbc.com/travel/story/20160223-is-this-japans-best-ramen

HỌC TRÒ GIỎI KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI THÔNG MINH, AM HIỂU VÀ THUỘC BÀI NHẤT

Có một lời khen mà bậc thầy của các vị thầy năm xưa dành cho học trò mình tới nay vẫn còn nguyên giá trị…


Ngày nay mọi người thường xuyên tức giận với nhau, và thường coi cái đấy là một việc bình thường, vì thế nên ai cũng sẵn sàng đẩy những bực tức đó sang người khác để giải tỏa nộ khí đang ngùn ngụt trong lòng của mình.

Những kiểu người này trong công việc chúng ta gặp rất nhiều, có những người ra ngoài bị khách hàng mắng, hoặc bị lãnh đạo công ty phê bình, khi quay lại chỗ ngồi lập tức vứt đồ, đập bàn chửi người khác… Bản thân mình không vui, sao lại làm ảnh hưởng tới không khí, môi trường chung, làm tổn thương người khác. Đồng thời làm cho sự việc thêm phức tạp, làm cho tâm can của mình không thể bình tĩnh trở lại. Tại sao cứ phải đẩy tức giận sang người khác?

Khổng Tử và các học trò. (Ảnh: Epochtimes.com )

Xem lại tích xưa để thấy, những tính nết như vậy quả là đáng hổ thẹn. Nhan Hồi là một học trò cưng của Khổng Tử, có lối sống giản đơn, thanh đạm giống như Khổng Tử. Họ sống cuộc sống hết sức bình dị. Nhưng tiếc thay, Nhan Hồi đã qua đời khi chưa tới 30 tuổi, khiến Khổng Tử vô cùng thương xót.

Khi vị vua thứ 27 của nước Lỗ là Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử ai là học trò giỏi của ông? Khổng Tử trả lời: “Nhan Hồi là trò giỏi, trò này không cáu giận với người khác, khi mắc lỗi không bao giờ tái phạm, nhưng tiếc thay trò đã qua đời sớm”.

Nhan Hồi. (Ảnh: Public Domain )

Qua câu trả lời đó, Khổng Tử đã khẳng định rằng sự yêu quý của ông đối với học trò là vì tính tình điềm đạm, không nổi cáu với người khác, không lặp lại lỗi khi đã nhận ra, chứ không phải vì anh ta thông minh, hiểu biết xuất chúng. Nói cách khác, cái mà Khổng Tử thấy nổi trội ở học trò chính là những gì họ vận dụng được sau khi đọc sách, học chữ chứ không phải lý thuyết mà ai cũng có thể học được.

Không phẫn nộ với người khác trước tiên đã là tự tu luyện bản thân, đã tự đối đãi tốt với bản thân bởi cảm xúc của mình là do mình khống chế. Sau đó thì chính là đối tốt với người khác vì đã không làm tổn thương họ, vô lối, vô lý với họ. Thế nên kiềm chế tốt, chính là vừa tốt cho mình vừa tốt cho người, lại thể hiện được rằng mình đã thấm nhuần đạo học mà thực hành thành thục.

Người xưa nhìn người đã vậy, chẳng nhẽ chúng ta nay lại không thể học theo. Làm người, hơn người khác không phải ở chỗ biết nhiều, hiểu rộng, mở mồm là đã có lý lẽ thuyết phục; cũng không phải ở việc ai thành công và ít mắc lỗi lầm hơn. Mà đơn giản là ở việc bạn thể hiện đạo lý ra ở ngay chính những hành động nhỏ bé của mình hàng ngày như thế nào. Đánh giá người có giáo dưỡng và thông tuệ hay không, lại ở những việc giữ gìn tâm tính, cử xử có lễ nghĩa và biết sửa mình sau những lần thất bại, mắc lỗi lầm hay không.

eMagazine/ĐKN
Theo Forhuaren

BÁNH LÁ DỪA

“ Mời ai mua bánh lá dừa,
Bánh này em gói nếp mùa thật ngon
Ai mua về đãi bà con,
Bánh em nóng hổi, ngọt ngon hơn đường.”


Bánh lá dừa được bày bán nhiều ở các chợ vùng sông nước Cửu Long. Những chiếc bánh được lưu truyền như thế, đến nay cũng chẳng một ai xác định được bánh lá dừa có từ bao lâu, chỉ phỏng đoán chắc cả trăm năm rồi.

Bánh lá dừa miền Tây

Ngọt ngon bánh lá dừa miền Tây

Bánh lá dừa là món ăn dân dã quen thuộc khắp vùng đồng bằng Nam Bộ mình. Cũng chưa có ai đi tìm hiểu rằng cái gốc gác, xuất xứ của bánh lá dừa có phải khởi phát từ “xứ dừa” Bến Tre hay ở tỉnh nào trong lục tỉnh. Chỉ có điều chắc chắn nó ngầy ngậy, đậm đà “hương vị miền Tây” của vùng châu thổ mênh mông, dồi dào nguyên liệu cho văn hóa ẩm thực nơi này.

Nguyên liệu chính để làm bánh lá dừa được tương truyền lại bao gồm nếp dẻo Phú Tân (An Giang), dừa khô, đậu xanh hoặc đậu đen, chuối xiêm và lá dừa nước non. Nếp làm bánh phải chọn loại thật dẻo thì bánh mới có hương vị thơm ngon, đặc trưng. Nếp sau khi gút sạch cho vào thúng để khô, rưới nước nhiều lần cho nếp thật mềm. Dừa khô nạo lấy lớp mềm trên mặt, sau đó băm nhuyễn trộn vào nếp cùng với đường và muối,. Bánh lá dừa nhưn đậu thì có đậu xanh hoặc đậu đen, nhưn chuối thì dùng chuối xiêm chín lột vỏ bổ đôi mới đúng…

Làm bánh lá dừa

Kỹ thuật gói bánh lá dừa tuy đơn giản nhưng rất cần sự khéo léo. Cho nếp vào gần nửa nòng bánh (hình trụ ống) sau đó cho đậu hoặc chuối vào rồi bẻ miệng cho vừa và đủ nòng, cuối cùng dùng dây gân buộc chặt vừa phải theo chiều dọc của bánh. Buộc chặt quá khi hấp nếp không nở đủ độ, bánh sẽ khô và sượng. Còn siết không chặt khi hấp nước nong vào, bánh nhão.

Bánh lá dừa ngon cần đôi bàn tay khéo léo của người gói bánh

Bánh gói xong được cột lại thành chùm. Lúc nấu lấy lá dừa lót thành lớp mỏng dưới đáy nồi vừa lấy được thêm hương dừa vừa tránh bánh bị cháy khét. Xếp bánh vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh, phủ thêm một lớp lá dừa trên bề mặt, sau đó đậy kín rồi nổi lửa nấu bánh từ 2-3 giờ đồng hồ là bánh chín. Có thể đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa.Muốn bảo quản lâu, khi vớt ra phải nhúng bánh qua nước lạnh cho hết nhựa, treo lên, để ráo.

Nấu bánh từ 2-3 giờ đồng hồ là bánh chín

Được lưu truyền như thế, đến nay cũng chẳng một ai xác định được bánh lá dừa có từ bao lâu, chỉ phỏng đoán chắc cả trăm năm rồi. Nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng (Sáu Trọng) hơn 80 tuổi ở Bình Thủy có 3, 4 lò bánh tét nổi tiếng đất cần Thơ trước từng làm bánh lá dừa cũng xác định vậy.

Và ngày nay, những chiếc bánh lá dừa ngọt bùi, thơm mùi lá, đã trở thành món quà quê quen thuộc cho nhiều du khách ghé du lịch miền Tây!

Tổng hợp theo tác phẩm: Ai ăn bánh lá dừa hôn…(Nhà văn Vũ Thống Nhất, đăng trong sách Hương vị Bánh Miền Tây.)

Phan Thùy Linh (Nắng)