Sunday, December 31, 2023

"LÙI MỘT BƯỚC" LÀ MỘT LOẠI CẢNH GIỚI CAO THƯỢNG

Cổ nhân giảng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”, đây không phải là lời sáo rỗng dùng để an ủi những người bị thất ý, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm giữ trong lòng để được nhẹ nhõm bản thân. “Lùi một bước” thực sự là một loại cảnh giới tinh thần, một loại trí tuệ vượt xa người bình thường.


Trong tác phẩm nổi tiếng Hồng Lâu Mộng có câu rằng: “Sau lưng có đường lui nhưng không chịu buông tay, trước mắt muốn quay trở về cũng không còn lối.” Ý tứ của câu nói ấy thật sâu sắc, nhưng hỏi trên thế gian có bao nhiêu người tiếp nhận được?

Trong “Đồng thành huyền chí” có ghi rằng: Vào triều đại nhà Thanh những năm Hoàng đế Khang Hy tại vị, có một vị đại học sĩ tên là Trương Anh rất công minh và hiểu biết.

Một ngày nọ, Trương Anh nhận được lá thư ở quê nhà gửi đến. Trong thư kể rằng gia đình hiện đang vì ba thước đất làm tường mà phát sinh tranh chấp với gia đình hàng xóm. Sự việc kéo dài trong thời gian lâu mà vẫn chưa giải quyết được nên muốn ông sử dụng chức quyền của mình để giải quyết mối tranh chấp này.

(Ảnh minh họa: Andrey Armyagov, Shutterstock)

Vừa đọc đến đó, Trương Anh đã phá lên cười thản nhiên rồi dùng bút viết một phong thư gửi về quê nhà. Trong bức thư, ông ghi hai câu thơ, tạm dịch là:

Ngàn dặm viết thư chỉ vì tường, nhường họ ba thước có sao đâu?
Vạn Lý Trường Thành nay còn đó, nhưng Tần Thủy Hoàng nào thấy đâu.

Người nhà sau khi tiếp nhận lá thư, cảm thấy xấu hổ, hiểu được ý mà Trương Anh muốn nhắn nhủ nên đã chủ động nhường cho hàng xóm ba thước đất. Không ngờ, người hàng xóm thấy vậy cũng chủ động nhường ra ba thước đất. Cuối cùng hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước và ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước.

Câu chuyện “biến chiến tranh thành tơ lụa” này trở nên nổi tiếng và được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Có rất nhiều nhân vật khác trong lịch sử cũng nổi danh vì biết “lùi một bước”. Trương Lương, danh thần khai quốc nổi tiếng, sau khi giúp Hán Cao Tổ lập ra nhà Hán, thì lui về ở ẩn, an hưởng tuổi già, được sử sách lưu danh. Phạm Lãi trợ giúp Câu Tiễn diệt Ngô. Sau khi thành đại nghiệp, điều đầu tiên ông nghĩ tới cũng là buông tay, rút lui, thậm chí rời khỏi nước Việt. Trong lịch sử, có biết bao người từ giã sự nghiệp khi đang ở trên đỉnh vinh quang, rong ruổi khắp thiên hạ mà được lưu danh thiên cổ. “Lùi một bước” như vậy, không hề mất đi thứ gì, trái lại còn tích lũy thêm, làm phong phú thêm cho sinh mệnh, gia tăng trí tuệ cho bản thân.


Hàn Tín cùng thời với Trương Lương, nổi danh ngang hàng Trương Lương, nhưng cuối cùng chịu chết oan dưới tay Lưu Bang và Lã Hậu. Văn Chủng cùng thời với Phạm Lãi, nổi danh ngang hàng Phạm Lãi, nhưng không nghe Phạm Lãi mà cuối cùng bị Câu Tiễn ban kiếm tự sát.

Nội hàm của “lùi một bước” này thật vô cùng phong phú. Khi mâu thuẫn tới trước mặt, lùi một bước có thể tránh cho mâu thuẫn trở nên gay gắt và khuyếch đại tình trạng của sự việc, còn có thể khiến bản thân tỉnh táo tĩnh hạ xuống, từ đó mà thấy rõ được ngọn nguồn của sự tình, khiến sự tình được hóa giải. Khi đối diện với lợi ích trước mặt, lùi một bước thì có thể nhảy xuất ra khỏi sự tranh đoạt, có thể bồi dưỡng đức hạnh nhân nghĩa của bản thân, cuối cùng không phải chịu tổn thất gì.

Trong cõi hồng trần ồn ã này, nếu chúng ta thời thời khắc khắc ghi nhớ “lùi một bước”, thì hoàn cảnh khi xảy ra mâu thuẫn sẽ cải biến thành một trạng thái khác, một thế giới khác. Tranh tranh đấu đấu, cố chấp không buông tay, suy cho cùng cũng có được gì đâu? Danh lợi, chết không mang theo được, chỉ có gieo nhân nào là gặp quả ấy mà thôi.

Kỳ thực, “lùi”“tiến” có thể viên dung, hỗ trợ lẫn nhau, giống như âm và dương, cương và nhu, động và tĩnh, trên và dưới, thành và bại. Chỉ có âm thì không sinh ra được, chỉ có dương thì không lớn lên được. Cao ngạo thì sẽ có hối hận, chỉ biết tiến mà không biết lùi thì cuối cùng sẽ dẫn đến suy sụp, thương vong.


Người xưa nói: “Ta không biết rõ chân núi vì bản thân ta đang đứng ở trên núi”, “Người trong cuộc mê, người bên ngoài rõ ràng minh bạch”. “Lùi một bước” là khiến bản thân mình đi ra khỏi núi, đứng ở ngoài cuộc, như thế mới có thể thấy rõ chân núi, lý trí hiểu rõ được sự tình mà làm thành được sự nghiệp, thấu hiểu được nhân sinh.

Lùi một bước, nhìn xem tâm của mình vì sao mà bị kích động? Lùi một bước, nhìn xem con đường đời của mình là đang hướng lên hay thụt lùi xuống? Lùi một bước, suy ngẫm xem, rốt cuộc bản thân mình là sống vì điều gì? Lùi một bước, đồng thời cũng nên là phân rõ thiện ác chính tà; nếu biết việc bản thân làm là chính nghĩa thì hãy cứ kiên trì; nếu biết việc bản thân làm là hại nhân, tổn đức, không hợp với đạo thì cần thay đổi, sửa chữa, thoái lui.

Theo: Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

CA HÁT LÀ MỘT MÔN THỂ THAO?

Ca hát là một môn thể thao? Ai cũng biết ca hát có thể giúp con người giải tỏa căng thẳng. Nhưng ngày nay có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng ca hát còn là một môn thể thao.


Nhiều người thường thích ngâm nga và hát, điều này không chỉ mang lại niềm vui cho cuộc sống mà ngày càng nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng ca hát còn có thể giúp con người khỏe mạnh hơn và có 5 lợi ích chính như giảm cân và miễn dịch.

Ca hát có thể làm giảm căng thẳng, giảm đau và cải thiện khả năng miễn dịch

Khi con người ta mở miệng hát, có hai loại hormone trong cơ thể đang âm thầm tiết ra: Endorphin và Oxytocin.

Baishali Mukherjee, liên lạc viên Đông Nam Á của Liên đoàn Trị liệu Âm nhạc Thế giới, nói với BBC rằng ca hát là một bài tập thể dục nhịp điệu giúp giải phóng endorphin và oxytocin.

Endorphin, còn được gọi là endorphin, có thể giảm đau và hoạt động giống như thuốc giảm đau trong cơ thể. Ngoài ra, endorphin có thể làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc và đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng và lo lắng.

Mukherjee nói rằng tất cả những điều này đều liên quan đến khả năng giảm căng thẳng của endorphin. Cho dù chịu áp lực hay bất kỳ sự khó chịu nào về thể chất, bệnh tật, hoặc nỗi đau tâm lý, âm nhạc có thể ảnh hưởng đến cơ thể và tâm trí.

Oxytocin có tên như vậy vì nó là một loại hormone được tiết ra bởi các bà mẹ trong quá trình sinh nở, cho con bú và thiết lập mối liên kết chặt chẽ với em bé. Nhưng bất kể đàn ông và phụ nữ, làm một số hành động tử tế và ca hát trong cuộc sống hàng ngày có thể thúc đẩy sự bài tiết bên trong.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng oxytocin có thể giảm đau, trầm cảm và lo lắng, đồng thời có thể tăng cường chức năng miễn dịch. Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Pharmacological Reviews đã đề cập rằng oxytocin có thể tăng cường khả năng bảo vệ miễn dịch, ức chế viêm và giảm giải phóng hormone căng thẳng cortisol.


Ca hát là một môn thể thao giúp giảm cân lành mạnh

Ca sĩ nổi tiếng Đài Loan và giọng ca người Mỹ Su Liwen đã đề cập trong cuốn sách “Hát với cuộc sống” của cô rằng ca hát như là một môn thể thao. Nó là một bài tập toàn thân có thể được sử dụng để các cơ trên toàn cơ thể.

Hát một bài hát có thể đạt được hiệu quả giảm cân bằng cách chạy bộ trăm mét. Đối với một người nặng 60 kg, tốc độ tiêu hao năng lượng khi hát là 2 kcal mỗi phút, và 240 kcal có thể được tiêu thụ trong hai giờ hát (liên quan đến độ sâu của hơi thở).

“Tạp chí Y khoa Anh Quốc về Nghiên cứu Hô hấp Mở rộng” (BMJ Open Respiratory Research) đã có một nghiên cứu trên những người trưởng thành không phải là ca sĩ, kiểm tra phản ứng sinh lý của họ sau khi hát, và nhận thấy rằng tác dụng của ca hát tương đương với tập thể dục cường độ vừa phải, ví dụ: đi bộ nhanh.

Ca hát có thể được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị viêm phổi vành mới và cũng có thể mang lại lợi ích

Sau khi bệnh nhân viêm phổi vành mới được chữa khỏi rất dễ bị khó thở, bệnh viện National Opera và Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) hợp tác với các chuyên gia âm nhạc và y tế để giúp bệnh nhân điều trị thông qua các khóa đào tạo như hát và thở. Các triệu chứng như khó thở và lo lắng.

Hát opera bắt nguồn từ phương pháp thở đúng, sau khi 12 người tham gia được đào tạo trong 6 tuần, họ nhận thấy rằng nó thực sự có thể cải thiện các triệu chứng khó thở và lo lắng, đồng thời có tác động tích cực đến tình trạng thể chất và tinh thần.

Liệu pháp ca hát cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng tắc nghẽn phổi và chứng ngáy ngủ.

Một phòng karaoke đã được thiết lập trong Phòng khám Câu lạc bộ Thể dục Nanyuegu ở Nhật Bản để giúp những bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi tập hát để giảm các triệu chứng của họ.


Ca hát có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và xã hội

Sarah Wilson, một nhà tâm lý học thần kinh lâm sàng và là trưởng khoa Khoa học Tâm lý tại Đại học Melbourne, cho biết hành động ca hát sẽ kích hoạt một số chất trong cơ thể chúng ta, nhưng khi chúng ta hát cùng người khác, tác dụng của nó sẽ được cải thiện hơn nữa. Cô ấy nói, “Hát trong một nhóm người có thể nâng cao sự đồng cảm và kết nối xã hội của chúng tôi.”

Hợp xướng cũng có thể phục hồi sức khỏe tinh thần của con người, nâng cao giá trị bản thân và sự tự tin. Tất cả đều giúp nâng cao các hoạt động xã hội của mọi người.

Một nghiên cứu vào tháng 2 năm nay cũng cho thấy những người thường tham gia các hoạt động đồng ca có mối quan hệ giữa các cá nhân tốt hơn; những người hát hợp xướng hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực linh hoạt ngôn ngữ; những người chỉ mới tham gia các hoạt động đồng ca đã cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể của họ đáng kể hơn.

Nguồn: epochtimes

ẨM THỰC GIANG TÂY

Việc khám phá ẩm thực là một trong những “nhiệm vụ” không thể thiếu khi đi du lịch. Đặc biệt là đối với những người sành ăn và có kinh nghiệm mày mò, khám phá một vùng đất mới đặt chân đến. Hôm nay, ChineseRd sẽ giới thiệu đến bạn ẩm thực Giang Tây.

Giang Tây là một tỉnh nằm ở phía đông nam Trung Quốc, nơi đây có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Dưới đây là 10 món ăn nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Giang Tây, hãy lưu lại nếu bạn có dịp đến đây thưởng thức nhé!

Mì xào Nam Xương (南昌炒米粉)

Khi nhắc đến ẩm thực Giang Tây, không thể bỏ qua mì gạo. Mì xào Nam Xương vô cùng nổi tiếng với sợi mì trắng, mềm, dai, được xào cùng gừng, tỏi, dầu mè, nước tương, mỡ lợn, hành lá thái nhỏ, bột ngọt, ớt và hạt tiêu. Khi ăn có vị thơm cay, để lâu cũng không bị nhũn.

Để đáp ứng nhu cầu khẩu vị của nhiều người, cũng đã xuất hiện nhiều loại mì xào Nam Xương như mì xào thịt heo, mì xào bò, mì xào trứng, mì xào giá đỗ,…

Mì xào Nam Xương (南昌炒米粉)

Gà “ba chén” (三杯鸡)

Gà “ba chén” (三杯鸡) là món ăn truyền thống nức danh ở Ninh Đô, Giang Tây. Lịch sử ra đời món ăn này được gắn với vị anh hùng dân tộc nổi tiếng Văn Thiên Tường (文天祥). Đây là món ăn “kinh điển” của ẩm thực Giang Tây, được làm từ gà tam hoàng.

Gà “ba chén” sở dĩ có tên như vậy vì khi nấu không dùng nước mà chỉ dùng một chén rượu gạo, một chén mỡ lợn và một chén nước tương. Sau khi chế biến có mùi thơm nồng, vị mặn ngọt, đậm đà. 

Gà “ba chén” (三杯鸡)

Canh ninh trong nồi đất (瓦罐汤)

Đây là món canh được ninh bằng dụng cụ truyền thống dân gian là nồi đất. Món ăn được ninh bằng nước khoáng và ninh nhỏ lửa hơn bảy giờ bằng than. Cuối cùng được biến tấu thành một món ngon mang đậm tính dân gian truyền thống và đáp ứng được khẩu vị của tất cả mọi người.

Cái hay của gốm đất nung nằm ở chỗ mang tính chất âm dương, chứa công dụng của ngũ hành. Do đó, sau một thời gian dài ninh nhừ, vị ngọt và chất dinh dưỡng của nguyên liệu được hòa tan hoàn toàn trong nồi canh. Đây là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng dưỡng sinh và dưỡng nhan.

Canh ninh trong nồi đất (瓦罐汤)

Mì Nghi Xuân (宜春炒扎粉)

Mì Nghi Xuân là món mì xào vô cùng nổi tiếng ở Nghi Xuân, Giang Tây. Đồng thời cũng là món mì xào có lịch sử lâu đời, nổi tiếng thơm ngon, sợi mì dai. Đây cũng là món ăn mà người dân Nghi Xuân thích nhất. Khi nấu có thể cho thêm một lượng rau xanh thích hợp để tránh bị ngấy.

Mì Nghi Xuân (宜春炒扎粉)

Thịt viên Hồ Bà Dương (鄱阳湖狮子头)

Đây là món ăn rất nổi tiếng ở Nam Xương và là món ăn nhất định phải nếm thử khi đi du lịch Giang Tây. Hầu hết các nhà hàng đều có món ăn này trong thực đơn. Thịt viên Hồ Bà Dương được làm từ thịt lợn, khoai môn, giăm bông, sò điệp, trứng trộn cùng tinh bột khô, xì dầu, muối và hạt tiêu. Sau đó hấp trong nồi trong vòng hai giờ. Thịt viên là món dễ ăn nên rất được trẻ em ưa chuộng.

Thịt viên Hồ Bà Dương (鄱阳湖狮子头)

Lòng già hấp ống tre (竹筒粉蒸肠)

Lòng già hấp ống tre là món ăn nổi tiếng của người Hán ở Giang Tây. Phương pháp chế biến là bỏ lòng già vào trong ống tre và đậy nắp lại. Sau đó cho vào lồng và hấp trên lửa lớn trong thời gian dài cho đến khi lòng chín giòn. Trước khi đặt lên bàn ăn thì đổ dầu ớt lên trên.

Lòng già hấp ống tre (竹筒粉蒸肠)

Thịt xông khói xào rau cần (藜蒿炒腊肉)

Thịt xông khói xào rau cần là một món ăn dân tộc Hán ở Nam Xương, Giang Tây, nguyên liệu chính là thịt xông khói và rau cần. Trong đó, rau cần là thực phẩm được trồng ở Hồ Bà Dương. Thịt xông khói xào rau cần là món ăn dân dã, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Thịt xông khói xào rau cần (藜蒿炒腊肉)

Ốc xào (炒螺蛳)

Ốc xào là món ăn vặt ở Nam Xương. Nam Xương nằm bên bờ Cám Giang, phía bắc có Hồ Bà Dương, bao quanh là các hồ ao lớn, nhỏ và ruộng lúa, tạo điều kiện cho các loài ốc sinh sôi. Cũng giống như ở Việt Nam, nếu có dịp đến du lịch vào mùa hè, bạn sẽ thấy mỗi tối mọi người ngồi trước các quán ốc hàn huyên cùng đĩa ốc xào và vài chai bia lạnh.

Ốc xào (炒螺蛳)

Mì gạo hấp thịt (米粉蒸肉) – Ẩm thực Giang Tây

Vào đầu hè hàng năm, người Nam Xương thường có thói quen hấp mì thịt. Tương truyền rằng, vào đầu hạ ăn mì thịt hấp sẽ phòng tránh rôm sảy. Cách chế biến là xào mì cùng hồi, quế rồi xay thành bột; thái thịt ba chỉ thành lát dày, ướp với dầu ớt, nước tương; cho thêm đường, rượu, mì chính. Sau đó đổ bột mì vừa xay vào trộn đều và xếp vào lồng hấp cho đến khi chín.

Có nhiều nơi cho thêm đậu Hà Lan vào trong thịt để món ăn có mùi thơm hơn.

Mì gạo hấp thịt (米粉蒸肉)

Bánh đường trắng (白糖糕) – Ẩm thực Giang Tây

Có bánh đường trắng Giang Tây và bánh đường trắng Quảng Đông, đây là hai món ăn vặt hoàn toàn khác nhau. Bánh đường trắng Giang Tây là một loại bánh truyền thống phổ biến của người dân Giang Tây, có nguồn gốc từ Nam Xương vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Đến thời Trung Hoa Dân Quốc, loại bánh đường trắng này đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các buổi trà chiều. Bạn có thể bắt gặp món bánh này ở bất kỳ đường lớn hay ngõ nhỏ ở Nam Xương (Giang Tây).

Bánh đường trắng (白糖糕)

Trên đây là những giới thiệu về ẩm thực Giang Tây. Ngoài những món ăn ở trên, Giang Tây còn rất nhiều món ăn đặc sắc khác. Nếu có dịp đến đây thì đừng quên nếm thử những món ăn nức tiếng trên nhé!

Nguồn: chinesrd (中文路)



QUÁ KHÔN NGOAN, TÍNH TOÁN, THƯỜNG LÀ NGƯỜI RẤT KÉM MAY MẮN

Nhà tâm lý học người Mỹ William cho rằng, những người quá khôn ngoan, hay so đo, toan tính thì thực ra rất kém may mắn, thậm chí là hay ốm yếu và có đời sống ngắn ngủi.

Sự đố kị thường xảy ra khi một người không có những phẩm chất, thành tựu hoặc sở hữu những thứ mình muốn, trong khi họ lại thấy điều đó ở người khác và nảy sinh cảm xúc khó chịu. (Ảnh: Shutterstock)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hơn 90% những người hay tính toán thường mắc các chứng bệnh về tâm thần. Cảm nhận của họ về sự cấp bách, vội vã, và áp lực tâm lým cao gấp nhiều lần so với những người không giỏi tính toán.

Nói cách khác, mặc dù họ có thể tính toán, nhưng họ không có “ngày tốt lành”.

Người quá so đo, toan tính thường là người quan tâm đến mọi thứ. Dù ngoài mặt có thể hiện hào phóng đến đâu, thì tận sâu trong lòng họ cũng bất an không nguôi.

Bản thân sự hơn thua, toan tính trước hết đã khiến người ta mất đi sự bình an và rơi vào vòng xoáy của chuyện nọ, chuyện kia. Và một người thường xuyên bất an, nói chung sẽ cảm thấy áp lực hơn, không chỉ không vui mà còn chịu nhiều đau khổ hơn.
Rất khó để một người toan tính có được sự cân bằng và hài lòng trong cuộc sống. Ngược lại, họ sẽ cảm thấy bất mãn, oán hận với mọi người do so đo quá mức. Họ rơi vào trạng thái thường xuyên cãi vã với người khác, bất đồng liên tục và trong lòng đầy mâu thuẫn.
Những người thích so đo thường bị tắc nghẽn trong tâm trí, và chỉ có thể sống trong những việc cụ thể mỗi ngày. Họ chỉ có thể hướng tầm mắt vào hiện tại mà không xem xét lâu dài.

Điều nghiêm trọng hơn là trên thế giới này có muôn vàn thứ, và những người thích tính toán không phải chỉ tính toán một việc, họ đã quen tính toán mọi thứ. Quá nhiều toan tính, so đo chôn chặt trong lòng, cứ thế tích lũy lại thành nỗi lo lớn. Làm sao họ có thể có cuộc sống tốt đẹp đây?

Những người thích so đo thường bị tắc nghẽn trong tâm trí, và chỉ có thể sống trong những việc cụ thể mỗi ngày. (Ảnh: wpengine)

Người có thể tính toán quá nhiều cũng là người ham muốn quá nhiều, người muốn quá nhiều cũng khó sống dễ dàng. Họ sẽ phải luôn chú ý đến những “mặt tối”, luôn tìm ra vấn đề và sai lầm, lo lắng về mọi thứ, ép buộc mọi thứ, và trái tim họ luôn xám xịt.

Những người quá giỏi tính toán luôn tỏ ra nghi ngờ, và thường đặt mình vào thế đối lập, đây thực sự là một điều bất hạnh lớn. Suy cho cùng, họ vẫn là những kẻ tham lam tận xương tủy. Sở hữu nhiều ý tưởng hơn trở thành suy nghĩ vẩn vơ cho những tính toán, mọi thứ đè nặng trong lòng như núi. Cuộc sống trở nên “vô màu”.

Mọi người đều muốn trở nên thông minh, và cho rằng càng thông minh càng tốt. Thực ra, những người “khờ một chút” sẽ có ít quyền lực hơn, nhưng họ cũng ít vị lợi hơn và không phải lo lắng, cuối cùng họ cũng có thể đạt đến mục tiêu theo cách ung dung hơn.

Người khôn ngoan ngoài mặt thì thực ra bên trong lại ngốc nghếch và rối bời. Trong xã hội hiện đại thay đổi nhanh chóng, nếu toan tính quá nhiều thứ sẽ khiến cuộc sống nặng nề thêm. Chi bằng “vô tư” một chút, chẳng phải cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn sao?

Lan Thanh / Theo: ntdtv

Saturday, December 30, 2023

BÍ MẬT CỦA DUYÊN PHẬN

Duyên phận có nghĩa là gặp được người nên gặp. Còn phúc phận có nghĩa là có thể chia sẻ vui buồn trong cuộc sống với người mình có duyên.

(ảnh: Tybh)
 
Duyên phận

Người có duyên phận nông cạn dù gặp được nhau nhưng sẽ lướt qua nhau. Người có duyên phận sâu sắc đã gặp nhau sẽ không rời xa nhau. Nhưng dù duyên phận ra sao, dài hay ngắn, cũng không thể tách rời hai chữ trân trọng.

Như Lão Tử đã nói, đức tính của nước là tốt nhất. Nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh. Nước không tránh chỗ thấp, âm thầm làm sạch, tưới mát và nuôi dưỡng vạn vật, cuối cùng chảy ra biển lớn. Điều này cũng thể hiện sự kiên trì và là sự cống hiến của nước. Cũng như vậy, nếu bạn sẵn sàng làm điều tốt, không cầu báo đáp, kiên định với lý tưởng, bình thản, trong suốt và khiêm tốn bạn cũng có thể tốt như nước.

Trên đời này, mọi việc không thể đều thuận buồm xuôi gió, mọi chuyện cũng không nhất định sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, mọi người bạn gặp không phải ai cũng là duyên lành với bạn, mà sẽ luôn tồn tại những rắc rối và phiền muộn. Khi những điều khó chịu thường xuyên xảy đến chúng ta nên đối mặt với chúng như thế nào?

(ảnh: Tapchinghiencuuphathoc).
 
Ứng xử với duyên phận

Có câu nói: “Hãy thích nghi với hoàn cảnh, và những rắc rối sẽ biến mất”. Kỳ thực, thuận theo duyên phận là một lối tư duy tiến bộ. Đây cũng là hành vi của người khôn ngoan. Nhưng thế nào là sống thuận theo duyên phận?

Thuận không có nghĩa là ai thương ta, ta thương họ, ai ghét ta, ta sẽ ghét họ. Thuận ở đây là không oán giận, không nóng vội, không truy cầu, không thái quá, không ép buộc, không tùy tiện, không bi quan, không cứng nhắc, không băn khoăn, không nghi ngờ, trân trọng mọi duyên phận và nếu nó đi, hãy để nó đi thật tự nhiên.

Cuộc sống đòi hỏi sự thỏa hiệp và bao dung

Cuộc sống có nhân quả, nhưng không phải theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Làm người có lương tâm và lòng trắc ẩn, có bao dung và đề cao sự tu dưỡng. Một chút thỏa hiệp và bao dung khiến cuộc sống trở nên mềm mại, dễ chịu.

Có những người sống theo chủ nghĩa cứng rắn, mực thước. Kỳ thực cứng rắn cũng có ưu điểm của cứng rắn. Người cứng rắn thường sống rất quy tắc vì vậy không thể nói người cứng rắn là xấu. Rất nhiều người theo chủ nghĩa này có cuộc sống sung túc và êm đềm. Họ cũng ít gặp rắc rối, bởi họ sẽ không kết giao với những người không cùng tần số. Họ rất không dễ chấp nhận những người sống không có mục tiêu, không có phép tắc, quy củ.

Người sống khoan dung có ưu điểm của người khoan dung. Họ có thể chấp nhận mọi thứ, đón nhận mọi thứ theo xu hướng “thuận”.

Về cơ bản, người sống theo chủ nghĩa nào, họ cũng gặt hái được thành công theo mong muốn và hài lòng với cuộc sống của mình. Do đó, rất khó khi có tranh cãi giữa cứng rắn và thỏa hiệp, tính cách nào mang lại hiệu quả cuộc sống tốt hơn. Bởi vì nó cũng không tuyệt đối. Người cứng rắn sẽ ít khi tỏa ra thỏa hiệp, nhưng không phải không bao giờ họ chịu thỏa hiệp và bao dung; còn người dễ thỏa hiệp và bao dung cũng không hẳn là họ sống không nghiêm túc.

(ảnh: Tybh).

Nhưng mọi người đều biết, con người chúng ta đề cao lòng bao dung hơn cả. Một chút thỏa hiệp không có nghĩa là yếu đuối, bao dung cũng không nhất thiết là kém cỏi. Bởi vì có thể sống hòa hợp là quý giá nhất.
 
Bao dung là một loại trí tuệ

Niềm vui và nỗi buồn của cuộc sống phụ thuộc vào trái tim mỗi người. Chất lượng cuộc sống và giá trị của sinh mệnh cũng như vậy, cũng tùy thuộc vào tâm tính và cách ứng xử của mỗi người.

Hãy trân trọng những người xung quanh chúng ta; đối xử với họ bằng tấm lòng chân thành; thực hiện bổn phận bằng trách nhiệm; nhìn lại lỗi lầm của mình bằng sự khiêm tốn. Tuân theo những lý tưởng đúng đắn, hợp với đạo trời.

Với tấm lòng rộng lượng, bạn có thể bao dung cho những người đã làm điều sai trái với bạn.

Với tấm lòng biết ơn, bạn có thể cảm ơn vì những gì bạn đã nhận được từ cuộc sống.

Với trái tim bình thản, bạn có thể chấp nhận sự thật đã xảy ra.

Với sự tùy duyên đến đi, bạn có thể đối mặt với điều khó buông bỏ nhất.

(ảnh: Tybh).

Khi giao tiếp với một ông già, đừng quên lòng tự trọng của ông ấy.

Khi giao tiếp với một người đàn ông, đừng quên thể diện của anh ấy.

Khi giao tiếp với một người phụ nữ, đừng quên cảm xúc của cô ấy.

Khi giao tiếp với cấp trên, đừng quên phẩm giá của họ.

Khi giao tiếp với giới trẻ, đừng quên sự bộc trực của họ.

Khi giao tiếp với trẻ em, đừng quên sự ngây thơ của họ.

Nếu bạn nhìn nhận thế giới bằng một thái độ quá cứng nhắc, chắc chắn bạn sẽ gặp trở ngại ở mọi nơi. Thích ứng các biện pháp với điều kiện và những con người khác nhau, bạn sẽ rất dễ sống. Bạn càng biết ơn, bạn càng có thể vươn ra thế giới. Đây chính là bí mật của duyên phận.

Nguồn: Aboluowang (Vương Hòa)

GÒ MỐI Ở AUSTRALIA GIỐNG VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG SAGRADA FAMILIA Ở BARCELONA, TÂY BAN NHA

Một gò mối ở Australia được xây dựng mà không qua bàn tay kiến trúc sư hay bất kỳ bản vẽ nào nhưng lại giống vương cung thánh đường Sagrada Familia đến kinh ngạc, khiến ai thấy cũng phải thốt lên: Thiên nhiên thật kỳ diệu!

Gò mối trong ảnh chụp của giáo sư Richard Dawkins và vương cung thánh đường Sagrada Familia. (Ảnh: Richard Dawkins / iStock)

Hôm 23/11, Giáo sư Richard Dawkins, một nhà sinh vật học tiến hóa hàng đầu thế giới, đã chia sẻ trên mạng xã hội Twitter ảnh chụp một công trình ấn tượng do những con mối xây dựng.

Nhiều người đã bất ngờ trước sự giống nhau đến kỳ lạ giữa công trình phức tạp của đàn mối và vương cung thánh đường Sagrada Familia ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Gò mối giống nhà thờ này được xây dựng bởi 2 loài mối, một là loài magnetic termite (Amitermes meridionalis) và loài còn lại là cathedral termites (Nasutitermes triodiae). Công trình ra đời từ hỗn hợp phân, bùn và gỗ, tạo thành chất liệu giống đất sét bền chắc và chống thấm nước.

Gò mối trong ảnh chụp của giáo sư Richard Dawkins

Matt Shardlow, giám đốc tổ chức Bugs Life ở Peterborough, Anh, nhận xét màu gò mối trong bức ảnh của Dawkins khá sẫm, điều thường thấy ở tổ của loài mối magnetic termite ở phía Bắc Australia, nơi bức ảnh được chụp.

“Chúng xây dựng những tổ mối lớn dọc hướng Bắc – Nam, thẳng hàng với cực từ. Có vẻ như tổ mối đặc biệt này từng bị phá hủy vài lần, và những tháp hình chóp là nỗ lực của đàn mối nhằm xây dựng lại và trở lại chiều cao cũ nhanh hết mức có thể“, Shardlow giải thích.

Đàn mối sống dưới lòng đất, cần nguồn cung cấp oxy, và các gò đất có tác dụng giống hệ thống điều hòa không khí, dẫn khí xuống tổ mối bên dưới. Công trình cũng giúp ích cho các trang trại nấm mà loài mối chăm sóc để lấy dưỡng chất.

Tại các bang Northern Territory, Western Australia và Queensland của Australia, mối đã xây nên những công trình khổng lồ cao tới 8m. Các gò đất này là nhà của hàng triệu con mối, và là một đặc trưng nổi bật ở vùng đất khô cằn.

Vương cung thánh đường Sagrada Familia.

Trong một nghiên cứu xuất bản hồi tháng 2 của Đại học Sydney, các chuyên gia nhận định gò mối là một thành tựu kỹ thuật khó tin. Họ cho rằng, gò mối thậm chí còn ấn tượng hơn cả tòa nhà nhân tạo cao nhất trên Trái Đất, tháp Burj Khalifa ở Dubai.

“Trong điều kiện một con mối thợ chỉ cao 3mm, nếu so với con người, những gò mối này tương đương với 4 tòa tháp Burj Khalifa xếp chồng lên nhau“, phó giáo sư Nathan Lo ở Trường khoa học đời sống và môi trường thuộc Đại học Sydney, so sánh.

Tú Văn / Theo: Tinh Hoa
Link tham khảo:

KHÁM PHÁ MÓN ĂN CÓ MẶT TRONG MỌI BỘ PHIM CỦA HÀN QUỐC

Nếu bạn gặp một ai đó nói rằng họ yêu thích món ăn Hàn Quốc, rất có thể họ đang nói tới món thịt nướng. Các món thịt nướng là một hình ảnh gắn bó với văn hóa Hàn và gần như có mặt trong mọi bộ phim của xứ kim chi.


1. Samgyeopsal

Samyeopsal là một loại thịt nướng nổi tiếng hơn cả trong không gian thịt nướng ở Hàn Quốc. Theo nghĩa đen Samyeopsal là “ba lớp thịt”, ám chỉ trên miếng thịt có thấy rõ ba lớp, hay thịt ba chỉ theo cách gọi quen thuộc của người Việt Nam. Thịt ba chỉ được ướp cùng một chút gia vị và phục vụ tươi ngay tại bàn, thực khách sẽ nướng thịt trên vỉ, ăn kèm với rau diếp, nước sốt và kim chi… Người xứ Hàn không bao giờ quên gọi một chai Soju bên cạnh lò thịt nướng, có vẻ như một chút rượu sẽ càng làm cho hương vị món thịt nướng thêm đậm đà.


Cách phân biệt các loại thịt nướng cũng là một điều vô cùng thú vị đối với thực khách khi đến với nhà hàng thịt nướng Samyeopsal. Bạn đừng nên chần chừ mà hãy dành ra vài phút để tìm hiểu qua các món ăn thường xuất hiện trong men. Có nhiều loại Samgyeopsal khác nhau và điểm phân biệt giữa chúng chính là độ dày của miếng thịt.

Samgyeopsal: Đây là loại thịt ba chỉ điển hình theo quy chuẩn của món thịt nướng. Thịt có độ dày vừa phải, các lớp thịt tương đương nhau

2. Debaksamgyeopsal

Món Debaksamgyeopsal

Debaksamgyeopsal: là một loại thịt được cắt rất mỏng, mỏng hơn nhiều so với samgyeopsal. Đôi lúc, bạn còn có thể thấy miếng thịt còn lạnh nguyên để đảm bảo độ mỏng khi cắt. Debaksamgyeopsal ít béo hơn samgyeopsal, nhưng cần cẩn thận hơn một chút khi nướng bởi thịt quá mỏng nên dễ bị khô, sẽ làm mất cảm giác dai, mềm, thơm ngon cùa từng lớp thịt.

3. Ogyeopsal

Món Ogyeopsal

Ogyeopsal: có nghĩa là “năm lớp da”, ý nói miếng thịt có thêm một lớp mỡ dày và thịt mỏng hơn. Trái ngược với debaksamgyeopsal, Ogyeopsal có hàm lượng mỡ và chất béo cao nhất.

4. Byotjip Samgyeopsal

Món Byotjip Samgyeopsal

Byotjip Samgyeopsal: là loại thịt nướng được cắt dày nhất, trên bề mặt có nhiều vết cắt nông, tạo thành các đường đan chéo nhau để thịt vẫn có thể chín và ngấm đều gia vị, hình dạng của miếng thịt khá to và dài nên bạn luôn được phục vụ một chiếc kéo và kẹp giữ để cắt nhỏ khi thưởng thức.


Thịt được nướng trên vỉ than hoặc chảo đặt giữa bàn ăn, mọi người vừa nướng thịt cho nhau, vừa trò chuyện vui vẻ. Khi thịt chín vàng đều hai mặt, hãy nhanh tay nhặt một tấm rau diếp vừa vặn, đặt vào đó một miếng thịt, tỏi, kim chi rồi gói lại thật gọn, sau đó chấm nước sốt tương ớt, muối và dầu mè rồi đưa lên miệng, thưởng thức cùng với rượu soju. Nếu chưa no, bạn có thể gọi thêm cơm hoặc rau hầm tương.


Samyeoposal được xếp vào hàng các món đồ ăn bình dân và phổ thông nhất tại Hàn Quốc. Nguyên liệu dễ kiếm, cách chế biến đơn giản, hương vị thơm ngon là những đặc điểm nổi bật khiến Samyeoposal trở nên phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày.

Sẽ thật khó để tìm kiếm một người không bị món ăn này “khuất phục” ngay từ lần đầu tiên. Có hiểu biết nhất định về Samyeoposal sẽ khiến hình ảnh bản thân bạn đẹp hơn trong mắt bạn bè Hàn Quốc. Ẩm thực Hàn Quốc có nhiều nét đặc sắc, và người Hàn Quốc rất tự hào khi các nét độc đáo ấy được bạn bè quốc tế biết đến và ưa thích.

Dinh Nguyen / Theo: bloganchoi

ĐỘC ĐÁO MỨT BIỂN TIẾN VUA Ở NAM Ô

Mứt biển - một đặc sản mà người xưa từng dùng để tiến vua ở làng Nam Ô không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.


Một tháng trước Tết nguyên đán, người dân làng Nam Ô, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng lặn lội ra các gành đá ở chân núi Hải Vân hay chèo thuyền đến chân núi Sơn Trà để hái mứt biển. Theo người dân làng này, nhiều vùng biển ở các tỉnh trên cả nước cũng có món mứt biển, tuy nhiên, ở Nam Ô mứt biển được cho là ngon nhất bởi từng được dùng là món ăn tiến vua. Người dân Nam ô còn gọi mứt biển chính là lộc trời bởi mỗi ngày đi hái rong mứt có thể kiếm được bạc triệu.


Vừa lấy tay đảo lớp mứt biển trên nia cho được nắng, bà Huỳnh Thị Huệ (SN 1973, người làng Nam Ô) cho hay từ khi lên 10 tuổi, bà đã bắt đầu theo mẹ, theo bà đi hái mứt biển trên các bãi đá gần nhà. Theo bà Huệ, mứt biển hay còn gọi là rong biển ở Nam Ô thường xuất hiện vào mùa lạnh thường là dịp tháng 10 và 11 âm lịch.

Người dân Nam Ô khi xưa hái mứt về dùng làm món ăn cho gia đình, xào, làm gỏi hay nấu canh đều rất ngon miệng. Khi số lượng mứt hái ra được nhiều, người dân ở đây đã nghĩ ra cách phơi khô để trữ lại và dùng dần. Khoảng 7 đến 8kg mứt tươi sau khi phơi nắng thành 1kg mứt khô.


Bà Trần Thị Ninh (SN 1940, ngụ làng Nam Ô) cho hay, mứt biển ở Nam Ô vốn có rất nhiều điểm khác lạ so với các loại rọng biển ở nơi khác.

"Thứ nhất, khi ăn thì thực khách sẽ thấy rất rõ vị ngọt tự nhiên, vị thơm đặc biệt dù được chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Thử nhấm nháp một miếng mứt khô đang phơi này cũng cảm nhận được rất rõ điều đó" – bà Ninh lý giải.


Chính vì lẽ đó mà mứt biển Nam Ô được dân sành ăn khó tính ở khắp mọi miền đất nước tìm mua. "Mùa này, giá 1 kg mứt khô khoảng 2,8 triệu đồng còn mứt tươi thì khoảng 300 ngàn đồng/1kg. Nhiều thương lái họ tìm mua nhưng số lượng mứt trong làng cung cấp không bao giờ là đủ" – bà Ninh nói.

Không những ngon mà theo bà Ninh, mứt biển Nam Ô còn là đặc sản vô cùng bổ dưỡng. "Người bệnh, trẻ em hay người lớn tuổi đều phù hợp để ăn món này. Người ta thường nấu canh mứt để ăn cho thanh mát cơ thể, giải độc"- bà Ninh nói thêm.


Bà Hiền cho biết, đối với mứt tươi khi mới hái về, có thể đem ngâm rồi rửa sạch. Nhanh nhất là trộn gỏi hoặc nấu canh, xào với thịt ba chỉ đều được. Còn đối với mứt khô thì chỉ khác ở chỗ đem ngâm một ít vào nước chừng vài tiếng, mứt sẽ nở ra lại và giống hoàn toàn với mứt tươi.

Dân làng Nam Ô nấu theo cách dân dã nhất là xào một ít mứt với thịt ba chỉ. Dân dã hơn nữa là nấu canh mứt với thịt ba chỉ. Một tô canh mứt cũng đủ năng lượng sau một ngày mệt mỏi, còng lưng hái mứt trên gành đá.


Bà Hiền cũng cho hay cách đây vài trăm, vì tiếng tăm của mứt Nam Ô nên một đoàn khách Nhật đã đến làng để bày tỏ mong muốn được đặt một nhà máy sản xuất rong biển tại đây. Ngụ ý của đoàn khách trên là muốn có một dây chuyền khép kín từ khâu hái mứt đến khâu chế biến và phơi khô, đóng gói đều sẽ được thực hiện bởi chính người dân làng Nam Ô.

"Tuy nhiên, chúng tôi, những người đã làm mứt theo nghiệp cha truyền con nối hiểu rằng, mứt biển vốn phụ thuộc vào thời tiết. Năm nào trời lạnh thì mứt được mùa và ngon hơn. Năm nào ít lạnh thì mứt mất mùa.


Vì thế, người dân lâu nay chỉ đi hái mứt một cách tự phát, chế biến rồi bảo quản theo cách riêng mà bấy lâu nay vẫn làm, không hương vị công nghiệp nào pha lẫn. Muốn đặt một nhà máy thì rất khó bởi nguyên liệu không phải khi nào cũng dồi dào" – bà Hiền giãi bày.

Theo ghi chép của Th.S Lưu Anh Rô, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử TP Đà Nẵng, các đầu bếp ở cung đình triều Nguyễn đã chế biến món mứt để tiến vua. Việc chế biến món này dựa trên sự tư vấn của ngự y. Một tô canh mứt có thể khiến người ăn phục hồi được khứu giác, vị giác sau những chai lì bởi các món cao lương mỹ vị. Không những thế, canh mứt còn có thể giúp người ăn có một giấc ngủ ngon.


Mứt biển, nghe chừng dân dã như thế nhưng lại là món ngon không thua kém bất cứ sơn hào hải vị nào, Người dân Nam Ô, làng chài nhỏ nép mình dưới chân núi Hải Vân lại có đến ba đặc sản nổi tiếng mà đã ăn một lần thì nhớ mãi. Ngoài món mứt biển ra, hai món còn lại là gỏi cá Nam Ô và nước mắm Nam Ô.


Tháng 9-2019, một trong ba món ngon Nam Ô là nước mắm được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người dân Nam Ô tự hào hơn bởi miền biển tuy nhỏ nhưng chứa đựng nhiều bản sắc văn hóa rất riêng biệt.

Theo: Bích Vân - Quang Luật 
(Người Lao Động)



Friday, December 29, 2023

GIẢI NGHĨA 12 CHỮ HÁN ĐỂ THẤU HIỂU TRIẾT LÝ NHÂN SINH

Văn hóa Trung Hoa có nội hàm vô cùng sâu sắc, thông qua việc giải nghĩa chữ Hán, chúng ta có thể hiểu được triết lý nhân sinh ẩn chứa bên trong.

Trong mỗi chữ Hán đều ẩn chứa nội hàm rất sâu sắc (ảnh minh họa NTDVN)

Mỗi chữ Hán đều hàm chứa trí tuệ sâu sắc của ngươi xưa và những triết lý nhân sinh phong phú. Thông qua việc lý giải chữ Hán, chúng ta có thể học được cách đối nhân xử thế và thể ngộ những đạo lý trong nhân sinh. Dưới đây là 12 từ tiếng Trung được lựa chọn, ý nghĩa của chúng rất đáng để chúng ta tìm hiểu cẩn thận.

1. Đình – 停 (dừng lại)

Khi chữ Nhân – “人” (con người) và chữ Đình – “亭” (đình để nghỉ chân) đi với nhau, chúng trở thành chữ Đình – “停” (dừng lại).

Những con đường chuyển thư thời Trung Quốc cổ đại, ở mỗi khoảng cách nhất định sẽ có một cái đình để con người tạm dừng chân trong lúc mệt mỏi. Nhờ đó, họ có thể phục hồi thể lực và lấy lại tinh thần trong quá trình nghỉ ngơi, để chặng đường phía trước có thể đi thoải mái và nhanh chóng hơn.

Vì vậy, Đình – “停” (dừng lại) là để tiến về phía trước tốt hơn, đó là trí tuệ nhân sinh trong chữ Đình – “停” (dừng lại).
 
2. Liệt – 劣 (kém)

Cấu tạo của chữ Liệt – “劣” (kém) rất có ý nghĩa.

Chữ Liệt – “劣” (kém) là gì? Theo nghĩa mặt chữ, Liệt – “劣” (kém) có nghĩa là Thiểu – “少” (kém hơn) những người khác về Lực – “力 (khả năng).

Kém không phải vì sinh ra kém cỏi, mà là bản thân dần dần lười biếng, buông thả mà tạo nên (ảnh minh họa Kenhphunu)

Lý do bạn tệ hơn người khác không nhất thiết là do bạn sinh ra đã tệ hơn, mà ở một khả năng lớn hơn, đó là kết quả của việc bạn ngày càng buông thả, lười biếng và không sẵn lòng nỗ lực nhiều hơn người khác.
 
3. Lộ – 路 (con đường)

Bên trái chữ Lộ – “路” (con đường) là Túc – “足” (chân), bên phải là Các – “各” (mỗi), con đường đời chính là nằm dưới “各” (mỗi) bước “足” (chân) của chúng ta. Cái gọi là “hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân” chính là nói đạo lý này.

Vì vậy, mỗi người đều có thể tìm được con đường nhân sinh cho riêng mình. Nhưng con đường này bạn phải tự mình bước đi và không thể trông cậy vào người khác.

4. Thư – 舒 (thong thả)

Bên trái của chữ Thư – “舒” (thong thả) có nghĩa là sẵn lòng Xả – “舍” (buông bỏ), và bên phải là chữ Dữ – “予” có nghĩa là “cho đi”.

Cái gọi là “舒” (thong thả) có nghĩa là “nếu bạn sẵn sàng cho người khác mà không hề đắn đo thì bản thân có thể nhận lại được niềm vui”.
 
5. Phúc – 福

Bên trái của chữ Phúc – “福” là Y – “衣” (quần áo), bên phải có nghĩa là “一口田” (Nhất khẩu điền). Vì vậy, nhiều người cho rằng một người có quần áo để mặc và có cơm ăn chính là Phúc – “福”. Trên thực tế, nội hàm của chữ Phúc – “福” không chỉ có vậy.

Từ chữ Phúc – “福” trong Giáp cốt văn, góc trên bên trái là “酉”, là một bình rượu, và bên dưới là một đôi tay, góc trên bên phải là “示”, là đài linh thạch nơi đặt đồ cúng lễ từ xa xưa, có nghĩa là dâng bình rượu, cầu xin phù hộ trước mặt Thần linh, đây mới là nghĩa gốc của từ “福” (phúc).

Về sau, chữ Phúc – “福” trong Kim văn đã lược bỏ đôi tay cầm vò rượu, chuyển “示” qua bên trái và “畐” sang bên phải. Nghĩa gốc của “畐” là “满” (đầy), nghĩa là đầy rượu. Vì “畐” là bầu rượu hình bầu bĩnh, trông như người đầy đặn, có nghĩa là người có tướng phúc. Bởi vậy, chữ Phúc – “福” còn được mở rộng với ý nghĩa phú quý, tướng phúc.

Vì vậy, xét từ nghĩa gốc và nghĩa diễn sinh của chữ Phúc – “福”, kỳ thực chữ Phúc – “福” đến từ sự bảo hộ của Thần. Điều kiện tiên quyết là con người phải kính trời tín Thần, tuân theo thiên lý, chỉ khi đó mới có thể có được Phúc – “福” chân chính.

6. Đạo – 道

Chữ Đạo – “道” (con đường) do chữ Tẩu – “走” (đi) và chữ Thủ – “首” (đầu tiên) cấu thành. Điều này cho chúng ta biết rằng, nếu chúng ta muốn bước đi trên Đạo – “道” (con đường) nhân sinh, điều đầu tiên là phải bắt đầu bước đi.

Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân (ảnh minh họa Phunutoday)

Lý tưởng, niềm tin, nghị lực, kiên trì và cơ hội là những điều rất quan trọng… Nhưng nếu bạn không hành động và rèn luyện thì tất cả những điều đó đều không có ý nghĩa gì cả.

7. Hoạn – 患 (lo lắng)

Chữ Hoạn – 患 (lo lắng) có Xuyến – “串” (chuỗi) ở trên và Tâm – “心” ở dưới, chúng cùng nhau tạo thành một chuỗi tâm, nghĩa là có quá nhiều tâm.

Một người không thể chuyên tâm làm việc, điều gì cũng muốn làm, làm việc một cách nửa vời, thì làm sao có thể hoàn thành được việc gì?

Có quá nhiều tâm cũng không phải là điều tốt.

Một người không thể chuyên tâm đối đãi với được mất, cái gì cũng muốn có, cái gì cũng sợ mất, làm sao có thể không cảm thấy lo lắng?

Một người không thể chuyên tâm đối đãi với người khác, lúc nào cũng đa nghi, ngờ vực người khác thì làm sao có thể trở thành chính nhân quân tử được?

8. Khoa – 誇 (khoa trương)

Chữ Khoa – 誇 (khoa trương) gồm có Đại – “大” (lớn) ở trên và Khuy – “亏” (thiệt thòi) ở dưới, có thể lý giải, một người kiêu căng tự đại cuối cùng sẽ phải chịu tổn thất lớn.

Người tự cao tự đại thường dùng sự kiêu ngạo của mình để che đậy sự vô tri và kém cỏi của bản thân.

Một người không biết dùng hành động để thay đổi sự thiếu hiểu biết, kém cỏi của mình, mà lại dùng sự kiêu ngạo để che đậy, thì người đó chỉ có thể ngu dốt và kém cỏi mãi mãi. Cuối cùng vì sự nông cạn và lỗ mãng của bản thân sẽ phải chịu tổn thất lớn.

9. Đồ – 途 (đường đi)

Chữ Đồ – 途 (đường đi) gồm có Tẩu – “走” (đi) và Dư – “余” (dư thừa) cấu thành, có thể hiểu như sau: Nhường cho người khác một ít khoảng trống thì bản thân mới có đường đi.

Nhường cho người khác một ít khoảng trống thì bản thân mới có đường đi (ảnh minh họa vndoc)

Một số người thích tính toán thiệt hơn, có thù thì nhất định phải báo. Vậy thì người đó sẽ làm cho các mối quan hệ ngày càng tồi tệ hơn, khi làm việc gì thì cũng gặp khó khăn trắc trở.

10. Hải – 海 (biển)

Chữ Hải – “海” (biển) bắt nguồn từ Mỗi – “每” (các, mỗi) và Thủy – “水” (nước). Nó là từng giọt từng giọt nước, ngưng tụ lại thành một đại dương bao la.

Để thành tựu đại dương cuộc đời, bạn phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt như “một giọt nước”. Chỉ khi làm tốt những điều nhỏ nhặt đó, bạn mới có thể đạt được sự vĩ đại trong cuộc sống.

Ngược lại, sở dĩ biển rộng lớn bao la, là vì nó có thể chứa đựng “từng giọt nước”. Nếu là một ao nước nhỏ thì lượng nước nó chứa được sẽ có hạn. Đây là nguyên tắc “khoan dung dẫn đến vĩ đại”, cho chúng ta biết đạo lý rằng, chỉ khi khiêm tốn và bao dung thì mới đạt được sự vĩ đại.
 
11. Phạ – 怕 (sợ hãi)

Chữ Phạ – “怕” (sợ hãi) bao gồm Tâm – “心” (trái tim) và Bạch – “白” (màu trắng, trống không) cấu thành.

Ai là người sợ hãi và khiếp sợ? Đó là những người có Tâm – “心 (trái tim) trống rỗng, cũng là những người có nội tâm trống rỗng.

Vậy làm sao mới có thể không sợ hãi và khiếp sợ? Khi người đó không ngừng lấp đầy nội tâm mình bằng việc học tập, lý tưởng, niềm tin và tình yêu, để xua đi những điều trống rỗng trong nội tâm và làm giàu cho bản thân thì tự nhiên sẽ không còn sợ hãi hay khiếp sợ nữa.
 
12. Mang – 忙 (bận rộn)

Chữ Mang – “忙” (bận rộn) có nghĩa là Tâm – “心” Vong – “亡” (mất), ý chỉ rằng khi một người bận rộn thì tâm đã mất đi rồi.

Khi bạn bình tĩnh và để “tâm” quay trở lại, bạn sẽ bình yên, bình tĩnh và sáng suốt (ảnh minh họa Phunutoday)

Một người thần thái vội vàng thường là người vô tâm.

Khi bận rộn thường dễ mắc sai lầm và rối loạn, là do lúc đó tâm bạn đã không còn ở tại đó nữa rồi.

Một người không đặt tâm vào việc đang làm thì sao có thể không mắc sai lầm và rối loạn?

Khi một người lo lắng, nóng nảy, bất an, vội vàng là những lúc dễ dàng đánh mất “tâm” của mình nhất. Chỉ khi bình tĩnh và để “tâm” quay trở lại, thì người đó mới có thể an định, và mọi chuyện mới có thể hanh thông.

Theo: Vision Times

NGƯỜI VÔ TƯ THÌ TÂM KHÔNG SỢ HÃI

Trong cõi thế gian này, có người khi phải lựa chọn thủ giữ lương tâm hay phục tùng điều sai trái thì nhát gan sợ hãi mà thuận theo điều xấu; có người lại phóng khoáng tự nhiên, dũng cảm bảo hộ lương tri, chống lại cái sai cái ác. Sở dĩ có sự khác biệt ấy là bởi vì người ta có cái tâm vô tư vô ngã hay không.


Người quân tử thời xưa đều có một đặc điểm chung là vô tư chính trực. Bởi vì vô tư chính trực, không vụ lợi, nên họ không sợ sệt. Bởi vì nội tâm vô tư nên họ sống đường đường chính chính, quang minh lỗi lạc. Cũng bởi vì tấm lòng thản đãng nên thế giới của họ rộng lớn, có thể nói hết mọi điều với người khác, đồng thời thản nhiên đối mặt với mọi hoàn cảnh. Một người không có tư tâm, không có tham niệm, không tính toán được mất cá nhân thì trong tâm không có chút sợ hãi nào.

Trong cuộc sống hiện thực, nhiều người không muốn đánh mất quyền lợi của mình, sợ bị mất mát khi đứng trước lựa chọn giữa lợi ích và lương tâm, vì vậy họ đã khuất phục trước cái ác. Người chân chính vô tư sẽ không vì lợi ích mà bán đứng lương tâm của mình, do đó dù ở bất kể thời điểm nào họ cũng không sợ hãi cái ác. Tấm lòng vô tư, không vụ lợi, không sợ hãi là thể hiện của sự cao thượng.

Bao Chửng thời nhà Tống là điển hình cho tấm gương thanh liêm cương trực, không khuất tất trong lòng, không sợ hãi trong tâm. Có được những phẩm chất ấy là bởi vì Bao Chửng có thể vô tư vô ngã, không vụ lợi mà chấp pháp.

“Tống sử” chép rằng: Con người thế gian thấy được tiếng cười của Bao Chửng thì khó như thấy nước sông Hoàng Hà biến thành trong vắt. Thanh danh của ông vang khắp nơi, từ trẻ con đến người già đều biết. Ông chấp pháp cương chính nghiêm minh khiến cho mọi người đều kính nể.


Sử sách ghi lại rằng Bao Chửng là người Hợp Phì, Lư Châu. Lúc trẻ, ông vì hiếu kính cha mẹ nên từ quan không làm. Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Chửng giữ đạo hiếu một thời gian lâu rồi mới ra làm quan. Trong suốt thời gian làm quan, Bao Chửng xử án như Thần, thanh liêm chính trực, không thiên vị, không vì tình riêng mà làm việc trái pháp luật.

Khi Bao Chửng làm quan giám sát ngự sử, ông đã thỉnh cầu triều đình bãi bỏ tất cả những ân sủng không chính đáng cho quan lại. Ông còn thường xuyên dâng tấu lên Hoàng đế, kiến nghị Hoàng đế cho bắt và xét xử những vị quan lại lộng quyền, ức hiếp dân chúng, lấy đó làm gương cho người khác. Không chỉ vậy, Bao Chửng còn khuyến nghị Hoàng đế phải sáng suốt lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các hạ thần, phân biệt rõ người kết bè kết phái, quý trọng người tài đức, không nên cố chấp…

Sau khi đảm nhận chức Phủ doãn phủ Khai Phong, Bao Chửng đã hủy bỏ quy định “Mọi cáo trạng không được trực tiếp gửi đến quan thự”. Thay vào đó Bao Chửng cho mở cửa chính của quan phủ để người khiếu nại có thể trực tiếp đến gặp ông phân trần đúng sai, đồng thời để cấp dưới không dám lừa dối cấp trên.

Thời ấy, một số quan viên trong triều và một số gia đình quý tộc đã tự ý xây dựng các lâm viên lầu gác, xâm chiếm lòng sông Huệ Dân, làm cho con sông bị tắc nghẽn. Khi kinh thành bị ngập lụt, Bao Chửng không e sợ trước quyền thế mà kiên quyết cho phá bỏ tất cả các lâm viên lầu gác ấy. Đồng thời, ông cũng cho người nạo vét lòng sông để khai thông dòng chảy. Có người còn khai man đất vườn của gia đình bằng sổ giả, Bao Chửng đã kiểm tra nghiêm ngặt, sau khi biết được đó là giả, ông lập tức thượng tấu lên trên. Chính sự nghiêm khắc của Bao Chửng đã khiến cho một số hoàng thân quốc thích và quan lại lạm dụng quyền lực phải e dè, bớt phóng túng.

Sau khi Bao Chửng được thăng lên làm Gián nghị đại phu, quyền Ngự sử trung thừa, ông đã lần lượt luận tội các trọng thần triều đình như Tống Kỳ, Trương Phương Bình, Trương Khả Cửu. Ngay cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá là cha đẻ của Trương quý phi được vua Tống Nhân Tông rất sủng ái cũng bị Bao Chửng nhiều lần buộc tội, cuối cùng bị mất chức.


Khi đánh giá về Bao Chửng, nhà văn đời Tống, Âu Dương Tu, đã dành cho ông những lời bình luận: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.

Trong suốt cuộc đời của mình, Bao Chửng không bao giờ dùng lời nói và sắc mặt để làm vui lòng người khác. Tuy rằng Bao Chửng quyền cao chức trọng nhưng ông sống rất giản dị, những vật dụng mà ông dùng cũng như việc ăn uống đều giống như một người dân thường. Chính tấm lòng thiết diện vô tư, không vụ lợi đã khiến ông không e sợ trước quyền thế, vật chất, từ đó mà phụng sự triều đình, làm lợi cho dân chúng. Đó cũng là điều khiến người đời sau ngưỡng mộ và kính trọng ông, danh tiếng được lưu giữ muôn đời.

Theo: Trithucvn