Đậu đỏ, là loại đậu mà người Trung Quốc ví là đậu tương tư, tin rằng nhiều bạn Việt Nam đều biết đến. Còn khoảng hai tháng nữa là đến mùa đậu đỏ, tức là đậu tương tư sẽ chín, đến lúc đó, mặt đất dưới gốc cây đậu đỏ sẽ rụng đầy những hạt đậu đỏ tươi bóng.
Cây đậu đỏ tương tư là loại thực vật thân mây chất gỗ, gỗ của nó rất chắc và dẻo dai, có thể đóng thuyền và xe cộ.
Có lần chúng tôi xuống Quảng Tây phỏng vấn các bạn lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Dân tộc Quảng Tây, đúng vào lúc nhà trường khai giảng không bao lâu, xung quanh hồ Tương tư trong khuôn viên trường là những gốc cây đậu đỏ cao lớn, trên mặt đất dưới tán cây râm mát rơi đầy những hạt đậu đỏ tươi, nhiều bạn nữ sinh đi qua cúi nhặt những hạt đậu đỏ để cất giữ, hoặc xiên thành chuỗi đeo trên cổ, khung cảnh như vậy thật là nên thơ lãng mạn.
Thưa các bạn, vậy thì chương trình văn nghệ kỳ này, chúng ta cùng mạn đàm về những hạt đậu đỏ tương tư, với nội dung những bài thơ và ca khúc hạt đậu đỏ. Trước hết, mời các bạn thưởng thức ca khúc "Đậu đỏ" do giọng ca nổi tiếng Đặng Lệ Quân lúc sinh thời trình bày qua nghe trực tuyến:
Lời ca có đoạn:
Đậu tương tư, mọc trên đất Nam
Anh cho em hạt đậu đỏ
Hạt đậu đỏ ngày nào cũng ở bên em
Đậu đỏ bảo anh nhớ em
Trái tim anh, trái tim em
Anh một hạt, em một hạt,
Luôn tương tư, khi gặp nhau
Tình yêu đôi ta đã chín muồi....
Vì sao người Trung Quốc lại coi hạt đậu đỏ là đậu tương tư nhỉ? Cái tích này như thế nào?
Có hai truyền thuyết khác nhau. Truyền thuyết thứ nhất là, ngày xưa, có người đàn ông phải dấn thân nơi sa trường, người vợ ngày đêm đứng dưới gốc cây cao lớn trên núi hướng về nơi sa trường nhớ chồng và cầu nguyện cho chồng, vì quá nhớ chồng, những giọt nước mắt của nàng chảy xuống mặt đất dưới gốc cây cao này, sau khi nước mắt nàng đã cạn, trong khóe mắt nàng nhỏ xuống những giọt máu đỏ, máu đỏ ngưng tụ thành những hạt đậu đỏ, đậu đỏ nảy mầm, lớn dần thành gốc cây cao lớn, trên cây kết nhiều hạt đậu đỏ, từ đó mọi người coi những hạt đậu đỏ này là đậu tương tư.
Đây là truyền thuyết về hạt đậu đỏ, câu chuyện tình yêu cổ đại cảm động đến rơi nước mắt, thế còn một truyền thuyết khác về hạt đậu đỏ là như thế nào?
Một truyền thuyết nữa về hạt đậu đỏ tương tư không lãng mạn thương cảm như câu chuyện trên đây. Chủ yếu là căn cứ theo vỏ đậu bên ngoài màu đỏ mà đặt tên cho nó. Hạt đậu đỏ cứng như sắt và chắc như lim, màu vỏ đỏ tươi, hình hạt đậu như hình trái tim, đỏ bóng, không bao giờ bị sâu mọt, không bao giờ bị phai màu. Nếu như quan sát kỹ, bạn sẽ phát hiện, vỏ đậu màu đỏ tươi là từ bên trong đỏ dần ra bên ngoài, trong ruột hạt đậu đỏ có một chấm màu đỏ hình trái tim, cho nên hạt đậu đỏ hình trái tim từ trong ra ngoài, Trung Quốc có câu "tâm tâm tương ấn", có nghĩa là hai trái tim cùng in lên nhau. Do vậy mà mọi người coi hạt đậu đỏ chính là hạt đậu tương tư.
Ở Đài Loan Trung Quốc, hạt đậu tương tư cũng được coi như hạt ngọc vậy, rất có linh tính, được ví là may mắn cát tường: Nếu đôi bạn trẻ xác định tình yêu với nhau, bên này tặng bên kia một chuỗi hạt đậu đỏ tương tư để cầu cho mối tình may mắn; trong lễ cưới, trên cổ và trên tay cô dâu thường đeo chuỗi dây chuyền và vòng tay được xiên bằng hạt đậu đỏ, tượng trưng cho cô dâu chú rể sẽ ăn đời ở kiếp chung thủy với nhau cho đến tóc bạc da mồi; sau lễ cưới, dưới mỗi chiếc gối cưới của đôi vợ chồng trẻ đều để sáu hạt đậu đỏ tương tư đã được cầu nguyện, với mục đích là trái tim hai vợ chồng luôn in hình lên nhau, lục lục thuận lợi, trăm năm hòa hảo.
Một hạt đậu tương tư, đã gửi gắm biết nao nỗi niềm và nguyện vọng tốt đẹp. Thực ra, phong tục kết tình duyên bằng hạt đậu đỏ tương tư của người Trung Quốc, đặc biệt là các vùng miền nam Trung Quốc đã có lịch sử ngàn năm rồi. Tương tư, đây cũng chính là một bài thơ Đường mà hầu hết các bạn học sinh phổ thông Trung Quốc đều thuộc lòng. Sau đây là bài thơ "Tương tư" của Vương Duy, nhà thơ thời Đường rất nổi tiếng:
相思
作者 王维 唐
红豆生南国,
春来发几枝?
愿君多采撷,
此物最相思!
Tương tư
Tác giả Vương Duy thời Đường
Hồng đậu sinh nam quốc,
Xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thái hiệt,
Thử vật tối tương ti (tư).
Tương Tư ((Người dịch: Hải Đà)
Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình
Năm xưa đó, Vương Duy sáng tác bài thơ này để tặng nghệ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ tên là Lý Thu Niên. La Thành cảm thấy hơi lạ là, chẳng phải hạt đậu đỏ là để bày tỏ tình yêu đó sao? Mà sao lại tặng cho bạn bè nhỉ?
Thời nhà Đường, hàm ý của hạt đậu đỏ rất rộng, nó bày tỏ nghĩa tình sâu sắc, ví dụ như bày tỏ tình yêu, tình bạn, tình thân. Sau đây, xin kể tiếp với các bạn câu chuyện về bài thơ "Đậu đỏ" của nhà thơ Vương Duy.
Đường Huyền Tông là Hoàng đế của triều Đường, lúc còn trẻ, Đường Huyền Tông giỏi giang lắm tài, các hiền tài tướng lĩnh được vua Huyền Tông tuyển dụng đều là những người có tâm dốc sức vì nước, cho nước mạnh dân giàu, đã đưa Triều Đường đi lên "khai nguyên thịnh thế"-tức lớn mạnh nhất. Thế nhưng đến những năm cuối đời, vua Huyền Tông bắt đầu mê muội sắc đẹp, ông chiều chuộng Dương Quý Phi-một trong bốn phụ nữ đẹp nhất thời cổ Trung Quốc đến nỗi lơ là việc nước, khiến cho gian thần xưng oai, chia cắt đất nước, cuối cùng đã dẫn đến thảm hoạ "An sử chi loạn" trong suốt 8 năm nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Trong cuộc chiến loạn do các tướng cát cứ địa phương dẫn quân, không những vua Huyền Tông bị buộc phải rời khỏi kinh đô Tràng An, mà muôn vàn dân chúng cũng phải lũ lượt rời bỏ quê hương đi lánh nạn. Trong suốt 8 năm "An sử chi loạn" đã khiến triều Đường hưng thịnh trở nên suy thoái, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại của các triều đại sau.
Trong sự kiện "An sử chi loạn", nghệ nhân Lý Thu Niên bị lưu lạc đến miền Nam thường xuyên cất giọng ca bài "Tương tư" của nhà thơ Vương Duy tặng cho mình, những câu thơ mộc mạc chan chứa tình cảm khiến muôn vàn người dân tha phương cầu thực phải cảm động đến rơi nước mắt, mọi người như nhìn thấy khung cảnh quê hương thân yêu của mình hiện lên trong vần thơ và giai điệu của bài ca này.
Thật không ngờ, hạt đậu đỏ nho nhỏ lại là vật tượng trưng cho tình thân, tình bè bạn sâu sắc như vậy. Sau đây mời các bạn nghe ca khúc "Đậu đỏ", do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Vương Phi trình bày qua trực tuyến.
Lời ca có đoạn:
Hạt đậu đỏ trong nồi
Chưa đun nhừ cho anh
Để chữa lành viết thương
Rồi hai ta cùng nếm
Anh sẽ hiểu được rằng
Tương tư và ưu sầu
Đôi khi em tin rằng
Hết thảy lại từ đầu
Nhưng mà cũng có lúc
Em lựa chọn lưu luyến
Không đành lòng buông tay
Chờ đến khi nhìn thấu
Phong cảnh hiện trước mặt
Có lẽ anh cùng em
Ngắm nước chảy xuôi mãi
Thời cổ đại Trung Quốc, các văn nhân mặc khách thường miêu tả hạt đậu đỏ bằng những vần thơ. Sau đây, xin giới thiệu với các bạn bài "Trúc chi từ" tức là một thể loại dân ca thời nhà Minh chứ không phải từ, của văn nhân thời nhà Minh tên là Ngũ Đoan Long.
蝴蝶花开蝴蝶飞,鹧鸪草长鹧鸪啼。
庭前种得相思树,落尽相思人未归。
Nghĩa của bài "Trúc chi từ" là:
Đây là bài thơ đã thể hiện nỗi lòng nhớ nhung da diết của người phụ nữ đối với người yêu. Trong bài thơ này tác giả đã dùng bươm bướm, chim Chá cô và hạt đậu đỏ tương tư, đây đều là những thứ tượng trưng cho niềm thương nỗi nhớ. Chá cô là một loài chim thường thấy ở miền Nam Trung Quốc, thân hình nó giống con gà nhưng lại nhỏ như chim sẻ, tiếng kêu của nó rất độc đáo, na ná với câu "行不得也哥哥" có nghĩa là "sao đi nữa cũng là anh", do vậy mà các nhà thơ cổ đại Trung Quốc thường đưa chim Chá cô vào trong vần thơ của mình, để mô tả nỗi lòng nhớ chồng hoặc nhớ người yêu da diết của người phụ nữ
(Sưu tầm trên mạng)
Ghi chú: Tôi có tìm post lên 2 bản nhạc, "Đậu Đỏ" do Đặng Lệ Quân và Vương Phi trình bày. (LKH)
Ghi chú: Tôi có tìm post lên 2 bản nhạc, "Đậu Đỏ" do Đặng Lệ Quân và Vương Phi trình bày. (LKH)
1.Bài "Hồng Đậu" (紅豆) do Đặng Lệ Quân (鄧麗君) trình bày:
2. Bài "Hồng Đậu" (紅豆) do Vương Phi (王非) trình bày: