"Kim ngư mỹ nhân” Lý Hương Lan nức tiếng một thời trên màn ảnh Trung Quốc thực chất là một gián điệp người Nhật.
Người phụ nữ này có tên thật là Yoshiko Yamaguchi, sinh ra tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc năm 1920. Năm 13 tuổi, cô đổi tên thành Lý Hương Lan. Mười năm sau, tức tới năm 1943, mang trong mình tình yêu với cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản và những kiến thức mới mẻ về cuộc sống, Lý Hương Lan tới Bắc Bình học tập với tên gọi Phan Thục Hoa.
Vẻ đẹp thiên phú, cách nói Hán ngữ lưu loát, trôi chảy và giọng hát ngọt ngào của Lý Hương Lan nhanh chóng giúp cô trở thành tâm điểm chú ý trong giới nữ sinh thời bấy giờ. Với sự hỗ trợ đắc lực của quân đội Nhật, tên tuổi Lý Hương Lan nổi như cồn khi hát những ca khúc “Ngư gia nữ”, “Mạnh Khương nữ”, “Dạ lai hương”. Sau đó, nữ ca sĩ xinh đẹp tiếp tục biểu diễn những bài hát có nội dung tuyên truyền cho quân đội Nhật Bản và tham gia các vai diễn nặng ký trong một số bộ phim ủng hộ Nhật. Những hoạt động này sẽ đem lại nhiều bất hạnh cho cuộc đời cô về sau.
Khi chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt, Lý Hương Lan lại càng dùng tiếng ca ngọt ngào, mê đắm của mình làm mềm lòng binh lính Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng và tiếng tăm của cô ngày càng vang xa. Cô được ví von là ngọc nữ Hollywood của châu Á, được người thời đó ca tụng là một trong “thất đại ca tinh”. Nhưng đằng sau ánh hào quang trải khắp sân khấu đại lục, Hong Kong, Nhật Bản, Lý Hương Lan còn là một “viên đạn bọc đường” đầy lợi hại của quân đội Quan Đông.
Thân phận thực sự của Lý Hương Lan hoàn toàn được giấu kín cho tới cuối thế chiến thứ hai. Chính phủ Trung Quốc bấy giờ kết tội cô là Hán gian với hai tội danh: phản quốc và thông đồng với Nhật. Cô buộc phải công khai trước dư luận huyết thống Nhật Bản của mình để chứng minh mình không hề phản quốc, bởi cô chưa từng là người Trung Quốc.
Từ bỏ nghệ danh quen thuộc bao năm, Lý Hương Lan lấy lại tên gọi Yoshiko Yamaguchi và trở về Nhật Bản. Nữ điệp viên có lúc nuôi ý định sang Hollywood phát triển sự nghiệp, nhưng về sau đành từ bỏ vì biến cố cá nhân.
Năm 1958, Yoshiko Yamaguchi chìm trong cuộc tình với một quan chức ngoại giao và đổi tên thành Yoshiko Otaka. Năm 1969, người đàn bà tài sắc này xuất hiện rực rỡ trong vai trò MC trên Fuji TV. Sau đó, bà trở thành một thành viên Quốc hội và phục vụ cho chính phủ Nhật Bản trong suốt 18 năm. Năm 1978, nữ gián điệp một thời trở lại Trung Quốc, thăm Bắc Kinh, Thượng Hải, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, những nơi ghi dấu tuổi thanh xuân và thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp ca hát của mình. Những năm về sau, người phụ nữ ấy thầm lặng theo dõi từng bước tiến tốt đẹp trong mối quan hệ ngoại giao Trung - Nhật. Năm 1992, sau khi người chồng qua đời, bà sống một mình và vẫn giữ vai trò Phó Chủ tịch Quỹ phụ nữ châu Á với hy vọng đóng góp một phần cho những số phận bất hạnh trong xã hội.
Cuộc đời chìm nổi của bà đã trở thành những câu chuyện truyền kỳ với người dân Nhật Bản và Trung Quốc. Giới hâm mộ ngày nay vẫn luôn nhớ tới bà như một minh tinh, một ca sĩ cháy hết mình trên sân khấu nghệ thuật.
Vẻ đẹp thiên phú, cách nói Hán ngữ lưu loát, trôi chảy và giọng hát ngọt ngào của Lý Hương Lan nhanh chóng giúp cô trở thành tâm điểm chú ý trong giới nữ sinh thời bấy giờ. Với sự hỗ trợ đắc lực của quân đội Nhật, tên tuổi Lý Hương Lan nổi như cồn khi hát những ca khúc “Ngư gia nữ”, “Mạnh Khương nữ”, “Dạ lai hương”. Sau đó, nữ ca sĩ xinh đẹp tiếp tục biểu diễn những bài hát có nội dung tuyên truyền cho quân đội Nhật Bản và tham gia các vai diễn nặng ký trong một số bộ phim ủng hộ Nhật. Những hoạt động này sẽ đem lại nhiều bất hạnh cho cuộc đời cô về sau.
Khi chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt, Lý Hương Lan lại càng dùng tiếng ca ngọt ngào, mê đắm của mình làm mềm lòng binh lính Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng và tiếng tăm của cô ngày càng vang xa. Cô được ví von là ngọc nữ Hollywood của châu Á, được người thời đó ca tụng là một trong “thất đại ca tinh”. Nhưng đằng sau ánh hào quang trải khắp sân khấu đại lục, Hong Kong, Nhật Bản, Lý Hương Lan còn là một “viên đạn bọc đường” đầy lợi hại của quân đội Quan Đông.
Thân phận thực sự của Lý Hương Lan hoàn toàn được giấu kín cho tới cuối thế chiến thứ hai. Chính phủ Trung Quốc bấy giờ kết tội cô là Hán gian với hai tội danh: phản quốc và thông đồng với Nhật. Cô buộc phải công khai trước dư luận huyết thống Nhật Bản của mình để chứng minh mình không hề phản quốc, bởi cô chưa từng là người Trung Quốc.
Từ bỏ nghệ danh quen thuộc bao năm, Lý Hương Lan lấy lại tên gọi Yoshiko Yamaguchi và trở về Nhật Bản. Nữ điệp viên có lúc nuôi ý định sang Hollywood phát triển sự nghiệp, nhưng về sau đành từ bỏ vì biến cố cá nhân.
Năm 1958, Yoshiko Yamaguchi chìm trong cuộc tình với một quan chức ngoại giao và đổi tên thành Yoshiko Otaka. Năm 1969, người đàn bà tài sắc này xuất hiện rực rỡ trong vai trò MC trên Fuji TV. Sau đó, bà trở thành một thành viên Quốc hội và phục vụ cho chính phủ Nhật Bản trong suốt 18 năm. Năm 1978, nữ gián điệp một thời trở lại Trung Quốc, thăm Bắc Kinh, Thượng Hải, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, những nơi ghi dấu tuổi thanh xuân và thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp ca hát của mình. Những năm về sau, người phụ nữ ấy thầm lặng theo dõi từng bước tiến tốt đẹp trong mối quan hệ ngoại giao Trung - Nhật. Năm 1992, sau khi người chồng qua đời, bà sống một mình và vẫn giữ vai trò Phó Chủ tịch Quỹ phụ nữ châu Á với hy vọng đóng góp một phần cho những số phận bất hạnh trong xã hội.
Cuộc đời chìm nổi của bà đã trở thành những câu chuyện truyền kỳ với người dân Nhật Bản và Trung Quốc. Giới hâm mộ ngày nay vẫn luôn nhớ tới bà như một minh tinh, một ca sĩ cháy hết mình trên sân khấu nghệ thuật.
Theo: Báo Đất Việt