Nhạn Môn Quan, (雁門關) cửa ải của Vạn Lý Trường Thành (萬里長城) thuộc huyện Đại, tỉnh Sơn Tây. Sở dĩ cửa ải mang tên này vì nơi đó có rất nhiều chim nhạn. Nhạn Môn Quan nổi tiếng qua điển tích Chiêu Quân Cống Hồ (昭君貢胡).
NHẠN MÔN QUAN
雁門關
Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ (天龍八部) đã trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong (喬峰), một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu.
雁門關
Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ (天龍八部) đã trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong (喬峰), một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu.
Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn cho số phận của A Tử (阿紫), một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại (代县), cách thành phố Hân Châu (忻州市), tỉnh Sơn Tây (山西省) 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.
Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.
Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.
Hiện tại, cả 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây.
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất quan” (中華第一關).
(Sưu tầm trên mạng)