So sánh hình này qua hình nọ, bài này qua bài nọ, tôi đành phải lấy cái chung chung, "vả" là một cây thuộc họ "sung" nhưng trái to hơn trái sung và vị không chát như sung, trái fig cũng thuộc họ sung nhưng chắc chắn không phải là trái vả bình dân để làm gỏi, trái fig cũng rất mắc. Nhìn hình trên mạng thì vả và sung đúng là hai loại trái khác nhau, còn đem làm gỏi, trộn hay nộm thì ngon như thế nào ? Cái đó đợi đến khi ăn mới biết. Bây giờ giới thiệu cho các bạn chỉ với tính cách giới thiệu món mới để khi đến Huế tìm ăn thử. (LKH)
VẢ TRỘN
Với tôi, trái vả không xa lạ bởi có những tháng năm dài làm sinh viên trọ học trên đất Huế. Nhưng có một điều ngạc nhiên khi về Huế lần này là vào bất cứ hàng quán nào, những người bạn của tôi đều gọi món vả trộn. Thì ra, bây giờ trái vả không chỉ để ăn sống như ngày trước, mà nó đã trở thành một trong những món đặc sản, kịp có mặt ở các nhà hàng.
Cây vả thuộc họ sung nhưng trái to hơn, không chát, ăn ngọt bùi và chỉ có ở Huế. Vả thường mọc ở góc vườn, bốn mùa tươi tốt. Các o bán hàng thường lấy lá vả gói bánh, rau, dưa, tôm. Trái vả được chế biến thành nhiều món ăn như: xắt ăn kèm rau sống, muối chua ăn với các loại thịt, kho, luộc... Nhưng độc đáo nhất, ngon và mang phong vị riêng của vùng đất cố đô phải kể đến món vả trộn.
Theo lời cô chủ quán tại một quán khá nổi tiếng trên đường Hàn Mặc Tử thì cách chế biến món này khá công phu, gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên phải chuẩn bị trái vả tươi xanh, sau đó đun nước thật sôi rồi cho trái vả vào luộc chín mềm. Khi vả chín vớt ra rồi cho toàn bộ vào nước lạnh, để nguội, gọt vỏ. Dùng dao xắt dọc trái vả thành từng miếng, vắt khô hết nước chát rồi đựng vào dụng cụ sạch. Vả có thể trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, da heo... tùy theo sở thích. Dù trộn với gì đi nữa cũng không thể thiếu các loại gia vị như tiêu, mắm, muối, bột ngọt, ớt bột. Trộn xong đem trưng ra đĩa, bên trên thêm ít rau nêm, đậu phụng rang giã nát. Chỉ đơn giản vậy nhưng người ăn sẽ có một cảm giác thật ngon khi thưởng thức món này.
Từ một món ăn dân dã, trái vả đã chinh phục được sở thích của nhiều người và đã tạo được phong vị riêng cho đất Huế. Du khách khi đến Huế, ở bất địa điểm nào cũng đều có thể thưởng thức món vả trộn. Ăn vả trộn, uống ly rượu nồng, ngắm nhìn phong cảnh Huế, ta thấy được chút gì đó mà dường như từ lâu ta chưa hề bắt gặp bất cứ nơi đâu...
VẢ TRỘN
Với tôi, trái vả không xa lạ bởi có những tháng năm dài làm sinh viên trọ học trên đất Huế. Nhưng có một điều ngạc nhiên khi về Huế lần này là vào bất cứ hàng quán nào, những người bạn của tôi đều gọi món vả trộn. Thì ra, bây giờ trái vả không chỉ để ăn sống như ngày trước, mà nó đã trở thành một trong những món đặc sản, kịp có mặt ở các nhà hàng.
Theo lời cô chủ quán tại một quán khá nổi tiếng trên đường Hàn Mặc Tử thì cách chế biến món này khá công phu, gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên phải chuẩn bị trái vả tươi xanh, sau đó đun nước thật sôi rồi cho trái vả vào luộc chín mềm. Khi vả chín vớt ra rồi cho toàn bộ vào nước lạnh, để nguội, gọt vỏ. Dùng dao xắt dọc trái vả thành từng miếng, vắt khô hết nước chát rồi đựng vào dụng cụ sạch. Vả có thể trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, da heo... tùy theo sở thích. Dù trộn với gì đi nữa cũng không thể thiếu các loại gia vị như tiêu, mắm, muối, bột ngọt, ớt bột. Trộn xong đem trưng ra đĩa, bên trên thêm ít rau nêm, đậu phụng rang giã nát. Chỉ đơn giản vậy nhưng người ăn sẽ có một cảm giác thật ngon khi thưởng thức món này.
Để ăn vả trộn ngon, người dùng không cần đũa, chén mà thường bẻ bánh tráng nướng xúc. Vị bùi ngọt thơm của vả trộn, bánh tráng, gia vị ở đầu lưỡi có cảm giác kích thích trong dạ dày, hòa quyện tạo nên khoái thực riêng, ăn hoài không chán.
Từ một món ăn dân dã, trái vả đã chinh phục được sở thích của nhiều người và đã tạo được phong vị riêng cho đất Huế. Du khách khi đến Huế, ở bất địa điểm nào cũng đều có thể thưởng thức món vả trộn. Ăn vả trộn, uống ly rượu nồng, ngắm nhìn phong cảnh Huế, ta thấy được chút gì đó mà dường như từ lâu ta chưa hề bắt gặp bất cứ nơi đâu...