Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Ðế hay mình Ðỗ Quyên
(Nguyễn Du)
Hoàng hậu nghe được tiếng kêu ai oán của chim Đỗ Quyên, thấy được máu tươi rỏ xuống mới biết đó là linh hồn của chồng mình hoá thành. Do quá đau buồn, ngày đêm gào lên: “tử quy, tử quy” nên cuối cùng cũng qua đời, linh hồn của bà hoá thành loài hoa Đỗ Quyên đỏ như lửa, nở đầy khắp núi đồi. Hoa Đỗ Quyên cùng chim Đỗ Quyên luôn gần nhau. Hoa Đỗ Quyên cũng còn được gọi là Ánh Sơn Hồng. Đây chính là điển cố chim Đỗ Quyên kêu rỏ máu, chim Tử Quy kêu ai oán.
Thục quốc tằng văn Tử Quy điểu,
Tuyên thành hoàn kiến Đỗ Quyên hoa. (1)
Tuyên thành hoàn kiến Đỗ Quyên hoa. (1)
蜀国曾闻子规鸟
宣城还见杜鹃花
宣城还见杜鹃花
(Nơi nước Thục từng nghe tiếng chim Tử Quy,
Nay ở Tuyên thành lại thấy hoa Đỗ Quyên)
Nay ở Tuyên thành lại thấy hoa Đỗ Quyên)
Loại hoa Đỗ Quyên và loài chim Đỗ Quyên suốt đời gắn bó trở thành câu chuyện truyền kỳ bất hủ chốn nhân gian.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Theo http://zh.wikisource.org/wiki hai câu này là hai câu đầu bài Tuyên thành kiến Đỗ Quyên hoa 宣城见杜鹃花 được chép trong Toàn Đường thi (tập Lý Bạch) quyển 184 bài số 24. Phần nhan đề có ghi “Nhất tác Đỗ Mục thi, đề vân Tử Quy” 一作杜牧诗, 题云子规 (có thuyết cho là thơ Đỗ Mục, nhan đề là “Tử Quy”).
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Trích dịch từ nguyên tác Trung văn
ĐỖ QUYÊN HOA
杜鹃花
(Sưu tầm trên mạng)
Cao Bá Quát có làm bài thơ liên hệ đến chim Đỗ Quyên như sau:
落花 - 高伯适
杜鵑聲裡雨濛濛,
一夜枝頭泣落紅。
春色可憐留不住,
笑他薄倖嫁東風。
Lạc hoa - Cao Bá Quát
Đỗ quyên thanh lý vũ mông mông,
Nhất dạ chi đầu khấp lạc hồng.
Xuân sắc khả liên lưu bất trú,
Tiếu tha bạc hãnh giá đông phong.
Hoa rụng (Dịch thơ: Nguyễn Tiến Đoàn)
Tiếng cuốc mỏi mòn trong mưa rây
Suốt đêm khóc rụng đoá trên cây
Đáng thương xuân sắc gìn không đặng
Mệnh bạc thôi đành cho gió bay.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Cao Bá Quát 高伯适 (1809?-1855) tự Chu Thần 周臣, sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức... Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu huỷ văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối.