Một người họ Bàng 逢 nước Tần có người con, lúc còn nhỏ vô cùng thông minh, nhưng đến khi lớn lên lại mắc một chứng bệnh vô cùng kì quái. Nghe người khác ca hát, anh ta cho là đang khóc, nhìn thấy vật màu trắng, anh ta lại cho là màu đen; ngửi mùi thơm cho là mùi hôi; nếm vị ngọt lại cho là đắng. Tóm lại, những gì anh anh thấy, trời đất, bốn phương, nóng lạnh v.v… đều là điên đảo khác với người thường, lấy phil àm thị, cho thị là phi.
Một người họ Dương 杨 nói với người cha rằng:
Một người họ Dương 杨 nói với người cha rằng:
Nước Lỗ nhiều thuật sĩ, có lẽ sẽ có người chữa được chứng bệnh đó, tại sao ông không đi tìm thử?
Người cha liền đến nước Lỗ tìm thầy kiếm thuốc. Khi đi qua nước Trần, gặp được Lão Đam 老聃, người cha liền đem chứng bệnh của con mình nói cho Lão Đam biết. Lão Đam nói rằng:
Lẽ nào ông khẳng định con ông tinh thần thất thường sao? Hiện tại người trong thiên hạ đều nhân vì bị quan hệ lợi hại mê hoặc mà không rõ thị phi. Bởi mọi người đều đen trắng đảo điên, không rõ thị phi, cho nên rất ít người giác ngộ. Nếu chỉ là một người không giác ngộ, sẽ không nguy hại đến người một nhà; nếu một nhà không giác ngộ, sẽ không nguy hại đến người một làng; một làng không giác ngộ, sẽ không nguy hại đến người một nước; một nước không giác ngộ sẽ không nguy hại đến cả thế giới. Nhưng nếu người trên thế giới đều không giác ngộ, thì còn có gì nguy hại nữa đâu? Giả như người lúc thiên hạ ban sơ đều giống như con của ông, thế thì người thấy thị phi điên đảo không phải là con ông mà là ông. Những thứ như buồn vui, thanh sắc, mùi vị, thị phi, ai có thể nói rõ? Cho dù những gì tôi nói ở đây cũng chưa chắc không phải là những loại mê lầm, huống hồ mấy vị quân tử nước Lỗ càng mê lầm quá nặng, họ làm sao có thể giải được những mê lầm của mọi người? càng không thể trị được chứng thị phi điên đảo như của con ông. Lãng phí tiền đến nước Lỗ tìm những người vô dụng như thế chi bằng mau trở về đi.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Dịch từ nguyên tác Trung văn
THỊ PHI ĐIÊN ĐẢO
是非颠倒
Trong quyển
ĐẠO KINH CỐ SỰ
道经故事
Biên soạn: Dương Ngọc Huy 杨玉辉
Tứ Xuyên văn nghệ xuất bản xã, 2002.