Lần thứ hai đi Tasmania, tàu lớn nhưng vẫn say ngầm, nhứt đầu kinh khủng muốn chạy mà không biết phải đi đâu và rồi những chuyến du lịch bằng du thuyền vừa lớn vừa sang thì lại không bao giờ có tôi trong đó.
Tuy vậy lần đi Tasmania tôi lại có một trải nghiệm mới. Tàu cập bến Launceston và có xe đưa chúng tôi về Hobart. Trên đường qua những thị trấn những cánh đồng hoa bạt ngàn thật đẹp, đủ màu, trắng có, vàng có, đỏ có,...Người dẫn đoàn hỏi chúng tôi có biết hoa gì không. Không ai biết và anh ta cho biết đó là hoa Anh Túc. Tôi có đọc qua về loại hoa này và biết đó là cây "á phiện". Anh dẫn đoàn cho biết là do chánh phủ Úc cho phép trồng để cung cấp cho y học trong việc bào chế dược phẩm. Đó là lần đầu tiên tôi được tận mắt ngắm hoa Anh Túc.
HOA ANH TÚC
Quê hương của Anh túc ở miền Trung Á, Ấn Độ và Iran.
Anh túc là cây thân thảo, tuổi thọ 2 năm. Toàn thân màu phớt lục, lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân, nở hoa vào mùa hè, mọc riêng lẻ ở ngọn, hoa to đẹp, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng. Hoa chóng rụng, quả sóc hình cầu, trong có nhiều hạt nhỏ.
Đông y sử dụng vỏ quả để làm thuốc, lương y thường ghi trong đơn thuốc là"vỏ ngự mễ" hoặc "anh xác". Sau khi"lấy nhựa", mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Hạt Anh túc chứa 50% dầu, có thể ép dầu.
Vỏ Anh túc tính bình, vị chua chát, độc, chứa morphin, codein, Narcotin, papaverin,... Khoảng hơn 30 alkaloid, có tác dụng giả đau, giảm ho, ngừng ỉa chảy, dùng chữa các bệnh ho hen lâu ngày, đau sườn, đau ngực, đau bụng, kiết lị lâu không khỏi, còn dùng chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư.
Trong quả Anh túc chất nhựa trắng, lấy ra phơi khô thành thuốc phiện, trong đó chứa 10% morphin, có thể giải trừ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, chủ yếu dùng trong co thắt cơ tim tắc động mạch. Nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trở thành"con nghiện", sau đó nghẹt thở chết. Do đó, ngoài việc trồng làm thuốc được quản lý chặt chẽ ra, nhà nước cấm trồng cây Anh túc.
(Theo Wikipedia)
SỰ TÍCH HOA ANH TÚC
Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi – Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.
Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình – đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.
Ở New Zealand, chữ “Tall Poppy” dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn “Corn Rose” là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là “Smoke of the Earth”. Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Ở New Zealand, chữ “Tall Poppy” dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn “Corn Rose” là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là “Smoke of the Earth”. Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang “yên nghỉ” trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day ?).
Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1839.
(Sưu tầm trên mạng)