Tuesday, October 11, 2016

QUA ĐÈO NGANG

Mỗi khi nhắc đến đèo Ngang ai cũng nghĩ ngay đến Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ "Qua đèo ngang" của bà đã quá nổi tiếng và được đưa vào sách giáo khoa. Ai có học qua Việt văn thời trung học thì nhất định phải đọc qua chưa nói tới phải học thuộc lòng để trả bài.
Lần về VN năm 1993, tôi có đi qua đèo Cù Mông, đèo Hài Vân, lúc đó đường sá chưa được tốt lắm, qua những đoạn ngoằn ngoèo thì rất sợ, nhìn xuống đường thì đá lởm chởm không được trán nhựa đàng hoàng, đến Huế thì dừng và trở về Sài Gòn vì không có thời gian và cũng không đủ can đảm để đi xa hơn dù chiếc xe tôi mướn mới tinh (Toyota Hiace 12 chổ, chở 6 người) cho nên không có dịp ra Quãng Bình-Hà Tĩnh để xem một thắng cảng nổi tiếng của VN là đèo Ngang. Lúc đó tôi cứ tưởng ra miền trung từ Quảng Trị trở vào là phải qua đèo Ngang nhưng không ngờ mình dốt quá.

Không biết có quí vị nào có đọc qua một bài thơ về đèo Ngang khác hay không ? Hôm nay tôi tìm được một bài khác cũng tựa bài "Qua đèo Ngang" nhưng không phải của Bà Huyện Thanh Quan mà trước bà mấy chục năm lận. Bài thơ của Đặng Trẩn Thường, Nhắc đến Đặng Trần Thường thì nhất định phải "link" đến Ngô Thời Nhậm qua:
"Ai công hầu, ai khanh tước, trong trần ai, ai dễ biết ai,
Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế."
Hôm nay mình không bàn về tích này mà muốn mời quí bạn đọc qua bài thơ:


QUA ĐÈO NGANG - thơ Đặng Trần Thường
Cuốc bộ gian nan lặn lại trèo
Bắc nam đôi ngả lối quanh queo
Một hơi kéo miết chân chồn dại
Nửa chữ không còn bụng đói meo
Hoa chửa tan sương cười dở khóc
Nước còn vương đá chảy rồi reo
Ước gì thân hoá ra chim nhỉ
Muôn dặm đồ nam nhẹ cánh vèo

Bài thơ này được làm khi tác giả tìm vào Nam theo họ Nguyễn.


Sơ lược tiểu sử tác giả:
Đặng Trần Thường 鄧陳常 (1759-1813) là công thần khai quốc nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người huyện Chương Đức (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ông đỗ sinh đồ về cuối đời nhà Lê. Sau khi nhà Lê mất, ông xin ra làm quan với nhà Tây Sơn nhưng không được tiếp nhận nên vào Gia Định, theo giúp Nguyễn Ánh lập nhiều công trạng làm đến chức Tán lý. Bình định xong, lĩnh chức Binh bộ Bắc Thành, rồi được triệu về kinh làm Binh bộ Thượng thư.


Sau này, vì làm gian sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phúc, tướng của chúa Trịnh vào bậc phúc thần, triều đình kết án phải tội chém. Nhưng rồi ông lại được tha. Đặng Trần Thường trước có hiềm khích với Lê Chất, nên Chất mới bới những việc sai phạm của Thường như khi ra coi tàu binh ở Bắc Thành, có giấu thuế đầm ao và dinh điền. Thường lại bị bắt giam. Trong ngục, Trần Thường tỏ ý mỉa mai, đến tai đình thần, nên khi kết án, đình thần xử tội giảo. Tương truyền Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm bài Hàn Vương Tôn Phú bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời nhà Hán.
(Sưu tầm trên mạng)

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.