Thursday, January 12, 2017

HỌC SINH THÔNG MINH

Có một giáo sư phương Tây được mời tới phương Ðông giảng dạy, trước khi ông ấy trở về nước, có người hỏi ông ấy cảm tưởng về học sinh phương Ðông.


"Thắc mắc nhưng không thích hỏi; hoài nghi nhưng không thích biện luận; dám nhường chỗ nhưng tiếc nhường đường; thích nói cám ơn nhưng ngại nói lời xin lỗi" – Ông ấy trả lời rất ngắn gọn.
"Còn học sinh nước ông?" – Có người hỏi.
"Hoàn toàn ngược".
"Ông có thể phân tích qua nguyên nhân được không".
"Học sinh phương Ðông có thắc mắc thường đi hỏi bạn bè chứ không hỏi thầy giáo, vì họ sợ thắc mắc của bản thân ấu trĩ sẽ bị bạn chê cười; lại sợ điều hỏi đơn giản, chứng tỏ bản thân nông cạn; lại sợ hỏi quá nhiều sẽ khiến người khác cho rằng có ý chơi nổi; lại càng sợ làm phật lòng thầy giáo, nên điều thua thiệt vẫn là bản thân chịu".


"Còn đối với học sinh nước tôi, không rõ thì hỏi, không hỏi thì bản thân thua thiệt. Điều thầy giảng không đúng, thì càng cần thảo luận công khai, nếu thầy giáo tranh luận không thắng học sinh thì thầy giáo phải xem lại chính mình. Vì vậy một số trường ở nước tôi có chế độ học sinh bình điểm giáo viên, giáo viên cần phải liên tục nâng cao trình độ thì mới có thể đứng được ở trên bục giảng..."


Vị giáo sư này nói thao thao: "Nói về nhường chỗ, tôi thật sự tán thưởng học sinh phương Ðông, cho dù trên xe khách đường dài cũng có thể bắt gặp học sinh nhường chỗ cho người già, phụ nữ, trẻ con, người tàn tật; còn học sinh nước tôi rất ít khi làm như vây. Nhưng nói về nhường đường thì học sinh phương Ðông lại quá kém, họ thường giành đi trước người già, khi ra vào cửa rất ít khi mở cửa cho phụ nữ và người lớn tuổi không quen biết, đại khái vì họ cảm thấy những việc nhỏ như vây không cần thiêt phải yêu cầu! Còn về việc học sinh phương Ðông ngại nói lời xin lỗi, là vì không được hình thành thói quen, hơn nữa cho rằng không phải là sai lầm cố ý nên không cần thiết phải nói xin lỗi. Vì vậy họ giẫm phải chân người khác trên xe, vẫn làm như không biết mà bỏ đi. Ngược lại, xã hội nước tôi vốn xem chuyện xin lỗi như ăn cơm, nói xin lỗi trở thành một phản ứng, hơi có sơ suất họ sẽ buột miệng “xin lỗi” ngay, ngay ho một tiếng họ cũng "xin lỗi"."


"Thế thì học sinh nước ông tốt quá".
"Không! Phải nói học sinh nước tôi khá thông minh" – Ông ấy cười nói, "Ở lớp mà không hỏi, trên xe mà nhường chỗ, những điều này có tổn thất khá lớn đối với bản thân nên học sinh nước tôi không làm. Còn về nhường đường, mở cửa, nói xin lỗi chẳng có tổn thất gì đối với bản thân thì học sinh nước tôi lại vui vẻ làm, so sánh hai phía đương nhiên học sinh nước tôi khá thông minh".
(Sưu tầm trên mạng)

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.