Thành ngữ cổ Trung Hoa 快馬加鞭 (kuài mǎ jiā biān), có nghĩa là “Khoái Mã Gia Tiên“, có nguồn gốc từ một câu chuyện về Cảnh Trụ, một đệ tử yêu mến của Mặc Tử (墨子) (470–391 B.C.) nhà đại tư tưởng về hòa bình và tình yêu của Trung Hoa.
Cảnh Trụ là một cậu thanh niên rất thông minh và nổi tiếng trong số các học trò của Mặc Tử. Tuy nhiên, anh đã không học tập chăm chỉ và thường bị Mặc Tử la mắng.
Cảnh Trụ không thể hiểu được tại sao thầy giáo lại nghiêm khắc với mình. Một lần, sau khi bị la mắng, anh hỏi: “Thưa thầy, có phải con có gì chưa tốt so với những người khác?“
Mặc Tử trả lời với một câu hỏi: “Giả sử ta cần lập một chuyến thăm đến Thái Hành Sơn, ta có một con ngựa nhanh và một con bò để đưa ta đi trên chuyến hành trình. Con nào trong chúng sẽ được con chọn để khuyến kích với một cây roi?“
“Dĩ nhiên là con ngựa ạ!” Cảnh Trụ đáp.
“Tại sao lại là con ngựa?” Mặc Tử hỏi.
“Con ngựa xứng đáng để khuyến khích bởi vì nó có khả năng chạy nhanh” Cảnh Trụ đáp.
“Điều này hoàn toàn chính xác!” Mặc Tử nói.
“Ta cũng nghĩ rằng con có năng lực lớn. Ta la mắng con bởi vì con có năng lực để tiến bộ nhanh hơn và phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn.
Con xứng đáng được khuyến khích, dạy bảo và để sửa chữa.” Mặc Tử giải thích.
Khi đó, Cảnh Trụ hiểu được sự yêu thương và kỳ vọng to lớn của thầy đối với mình. Cuối cùng, anh tin rằng người thầy tin tưởng anh có thể làm được tốt hơn.
Từ đó về sau, Cảnh Trụ bắt đầu nỗ lực chăm chỉ làm việc và tận tâm học tập và Mặc Tử không còn phải đôn đốc anh để làm việc tốt hơn.
Thành ngữ được sử dụng ngày nay để miêu tả nỗ lực đẩy nhanh tốc độ của quá trình nhằm phát triển và tiến bộ ngày càng nhanh.
Nó cũng được sử dụng như một phép ẩn dụ cho những nỗ lực để liên tục tiến về phía trước.
Sự xuất hiện năm ngựa (2014) cung cấp một động lực thúc đẩy chúng ta ráng thực hiện siêng năng hơn trên con đường quý giá mà chúng ta đã chọn.
Ghi chú: Mặc Tử (470–391 B.C.) sống gần như cùng thời với Lão Tử (老子) và Khổng Tử (孔子). Ông là một trong tứ đại nhà tư tưởng trong thời Xuân Thu (770–476 BC) và thời kỳ Chiến Quốc (475–221 B.C.) ở Trung Quốc cổ đại.
(Sưu tầm trên mạng)
快马加鞭
解:给快跑的马再抽几鞭,使它跑得更快。
用来形容:快上加快,疾弛飞奔,或用以比喻不断努力,继续前进。
述源:《墨子·耕柱》:"耕柱子曰:'将驱骥也。'子墨子曰:'何故驱骥也?'耕柱子曰:'骥足以责。'子墨子曰:'我亦以子为足以则。'"
墨子学生耕柱子,聪颖过人,但不知发奋努力,墨子总是责备他。耕柱子说:"先生,我真的没有什么比别人强的地方吗?"墨子说:"我将要上太行山,乘坐快马和牛,你打算鞭策哪一个呢?"耕柱子很自信说:"我要鞭策快马。
"墨子追问:"你为什么要鞭策快马?"耕柱子说:"快马值得鞭策。因为它感觉灵敏,鞭打它可以使它跑得更快!"墨子的用意是启发耕柱子,让他努力求学,奋发上进,现已水到渠成,就对耕柱子说:"我也认为你是值得鞭策的!你应该象快马一样力求上进啊!"
以后耕柱子发奋读书,力求上进,再也不用老师整日督促了。
(百度百科)