"Chàng sinh thiếp chửa ra đời
Thiếp sinh chàng đã già rồi còn đâu"
BÀI THƠ TÌNH TRONG NGÔI MỘ CỔ
Theo Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 361, ra ngày 20.8.2000 thì ngày 6 tháng 10 năm 1998, các nhà Khảo cổ học Trung Quốc tình cờ khai quật được một ngôi mộ "táng kép" ở Thiên Tân, có niên đại khoảng 6000 năm. Ngôi mộ ấy có hai chiếc quan tài đặt liền kề bên nhau. Đó là hai chiếc quan tài được làm bằng loại gỗ cực tốt, cho đến nay vẫn còn toả hương thơm ngan ngát. Hai chiếc quan tài ấy được đậy chung bằng một tấm bia đá lớn, trên tấm bia có những đường hoa văn chạm khắc tinh xảo, đáng chú ý nhất là hình ảnh đôi chim câu gối cánh vào nhau bay về phía trước. Điều khiến các nhà Khảo cổ học đặc biệt kinh ngạc và thú vị là trên tấm bia đá ấy có khắc một bài thơ tứ tuyệt nhan đề Thiên cổ hận, nguyên văn như sau:
Dịch nghĩa:
Dịch thơ:
(Bản dịch của Mai Văn Tạo)
Sau khi giám định hai bộ hài cốt, các nhà Khảo cổ học kết luận:
- Trong quan tài thứ nhất có bộ hài cốt của một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi.
Kết hợp với việc giải mã các dòng chữ li ti được khắc trên bia, các nhà Khảo cổ học đã "phục dựng" một câu chuyện tình lãng mạn như sau: có một mối tình giữa hai người bạn vong niên (chênh lệch tuổi tác), chắc hẳn đó phải là một mối tình sâu sắc và rất đẹp; nhưng có lẽ vì rào cản về tuổi tác mà họ không thể tiến tới hôn nhân và để trọn tình bên nhau, họ đã tìm đến cái chết?
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, thời xưa, đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường, cho nên nếu bảo vì không lấy được nhau mà họ tự tử e rằng hơi võ đoán? Biết đâu câu chuyện có thể là thế này: họ tình cờ yêu nhau, rồi tình cờ phát hiện ra rằng họ có cùng huyết thống (có thể đã vài đời) nên mối lương duyên của họ không được gia đình và xã hội chấp nhận?
Chỉ biết rằng mối tình của họ phải rất đẹp đẽ và cảm động, nó được người đời tôn vinh và ngưỡng mộ, bằng chứng là sau khi họ chết, người ta đã mai táng cho họ một cách thật trân trọng và cũng thấm đượm chất nhân văn!
Thế mới biết, 6.000 năm trước và có lẽ cho tới cả 6.000 năm sau (hoặc cả tỉ tỉ năm sau nữa!) thì tình yêu vẫn là một thế giới vô cùng bí ẩn trong tâm hồn con người! Và chính sự bí ẩn ấy đã làm nên chất men say ngây ngất cho những cuộc phiêu lưu tình ái, cho dù có không ít những cuộc phiêu lưu đầy nước mắt, thậm chí cả máu! Trong những cuộc phiêu lưu "động trời" đó, đôi khi người ta có thể "đột tử" mà vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao mình bị "đột tử"! Nhưng ở một khía cạnh khác, tình yêu và sự phiêu lưu lại mang vẻ đẹp của một cuộc bứt phá ngoạn mục, đó chính là những khoảnh khắc mà con người có thể tự vượt lên những giới hạn của chính mình để hoàn thiện mình trong con mắt của kẻ khác giới! Và khi đó tình yêu (hay những cuộc phiêu lưu?) sẽ trở thành tác nhân kì diệu cho những sáng tạo nghệ thuật của muôn đời!
Ở Việt Nam, trước từng có Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, một danh nhân nổi tiếng “đa tài, đa tình và đa đoan” từng đeo đuổi người đẹp Hiệu Thư với một truyền ngôn bất hủ: “Giang sơn một gánh giữa đồng/Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng?”. Chưa hết, năm 73 tuổi, cụ Trứ còn say như điếu đổ một cô gái đang độ xuân thì mơn mởn. Trong lúc đang đầu mày cuối mắt, cô gái mới ỏn ẻn: “Thưa chàng, chẳng hay năm này chàng bao nhiêu cái xuân xanh rồi?”. Nguyễn Công Trứ vuốt râu cười ha hả mà rằng: “Ngũ thập niên tiền nhị thập tam!” (Năm mươi năm trước, ta 23 tuổi!). Cô gái cười như nắc nẻ: “Chàng còn trẻ hơn cả cái tuổi nhị thập tam đấy…”.
Sau Uy Viễn Tướng công là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Nhờ mối tình bất thành với một cô bé 16 tuổi mà nhạc sĩ đã sáng tạc được ca khúc “Dư âm” lừng danh. Chuyện kể rằng, người ta mai mối cho Nguyễn Văn Tý lấy người chị, nhưng khi đến ra mắt nhà ông bà nhạc tương lai, nhạc sĩ lại bị hút hồn bởi cô em gái đang ngồi đánh đàn dưới trăng. Gia đình cô bé kịch liệt phản đối và thế là nhạc sĩ tài hoa… thất tình!
Gần đây hơn là thi sĩ Hoàng Cầm (Xem bài “Muốn làm thằng cuội”). Cũng vì không lấy được nàng Tiên Sa đang tuổi trăng tròn mà thi sĩ mới xuất thần viết được một bài thơ tứ tuyệt thuộc vào loại “đỉnh”:
Không ít các “nhà đạo đức” (giả) mắng giới nghệ sĩ là những “ông già mất nết”, nhưng xin thưa, “mất nết” cũng là một phần tất yếu của cuộc sống, bởi nếu không có nó thì cuộc sống sẽ già nua, cũ kĩ, nhàm chán và buồn tẻ biết bao nhiêu?! Vả lại, nói cho công bằng, những kẻ phàm phu tục tử bất tài dẫu có muốn bắt chước để “hư” như các tên tuổi kể trên thì cũng không thể “hư” cho nổi kia mà!
Chợt nhớ, có đọc được một bài thơ khá hay với nhan đề “Tình yêu không có tuổi” của cụ Hoàng Xuân Độ, đăng trên báo Đại Đoàn kết vào khoảng năm 2001 thì phải? Bài thơ có 5 khổ, nhưng tôi thích khổ đầu và khổ cuối (thực ra khổ cuối lặp lại nguyên văn khổ đầu):
Thế mới hay, xưa nay, tình yêu vốn là một thuộc tính “thâm căn cố đế” của con người, còn sống thì còn xao xuyến bâng khuâng khi bất chợt “đụng” phải một bóng hồng khả ái! Phải chăng đó chính là một trong những lí do giúp cho tuổi già nhưng tâm hồn vẫn trẻ?! Và minh chứng hùng hồn, không thể chối cãi là trong hành trang thơ của các cụ hưu trí thường không hiếm những bài thơ tình mê li đắm đuối! Cho dù chỉ là những mối tình trong mộng thì nó vẫn cứ thăng hoa như một vầng hào quang le lói ở phía chân trời mù xa bảng lảng sương khói hư vô…
君 生 我 未 生
我 生 君 以 老
君 恨 我 生 遲
我 恨 君 生 早
Quân sinh ngã vị sinh
Ngã sinh quân dĩ lão
Quân hận ngã sinh trì
Ngã hận quân sinh tảo
Dịch nghĩa:
Khi chàng ra đời thì thiếp chưa ra đời
Khi thiếp ra đời thì chàng đã già rồi
Chàng thì hận vì thiếp sinh quá muộn
Thiếp thì hận vì chàng sinh quá sớm
Dịch thơ:
Chàng sinh thiếp chửa ra đời
Thiếp sinh chàng đã già rồi còn đâu
Chàng hận vì thiếp sinh sau
Bởi chàng sinh trước, thiếp sầu nghìn thu
(Bản dịch của Mai Văn Tạo)
Sau khi giám định hai bộ hài cốt, các nhà Khảo cổ học kết luận:
- Trong quan tài thứ nhất có bộ hài cốt của một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi.
- Trong quan tài thứ hai có bộ hài cốt của một người con gái khoảng 18 đến 20 tuổi.
Kết hợp với việc giải mã các dòng chữ li ti được khắc trên bia, các nhà Khảo cổ học đã "phục dựng" một câu chuyện tình lãng mạn như sau: có một mối tình giữa hai người bạn vong niên (chênh lệch tuổi tác), chắc hẳn đó phải là một mối tình sâu sắc và rất đẹp; nhưng có lẽ vì rào cản về tuổi tác mà họ không thể tiến tới hôn nhân và để trọn tình bên nhau, họ đã tìm đến cái chết?
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, thời xưa, đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường, cho nên nếu bảo vì không lấy được nhau mà họ tự tử e rằng hơi võ đoán? Biết đâu câu chuyện có thể là thế này: họ tình cờ yêu nhau, rồi tình cờ phát hiện ra rằng họ có cùng huyết thống (có thể đã vài đời) nên mối lương duyên của họ không được gia đình và xã hội chấp nhận?
Chỉ biết rằng mối tình của họ phải rất đẹp đẽ và cảm động, nó được người đời tôn vinh và ngưỡng mộ, bằng chứng là sau khi họ chết, người ta đã mai táng cho họ một cách thật trân trọng và cũng thấm đượm chất nhân văn!
Thế mới biết, 6.000 năm trước và có lẽ cho tới cả 6.000 năm sau (hoặc cả tỉ tỉ năm sau nữa!) thì tình yêu vẫn là một thế giới vô cùng bí ẩn trong tâm hồn con người! Và chính sự bí ẩn ấy đã làm nên chất men say ngây ngất cho những cuộc phiêu lưu tình ái, cho dù có không ít những cuộc phiêu lưu đầy nước mắt, thậm chí cả máu! Trong những cuộc phiêu lưu "động trời" đó, đôi khi người ta có thể "đột tử" mà vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao mình bị "đột tử"! Nhưng ở một khía cạnh khác, tình yêu và sự phiêu lưu lại mang vẻ đẹp của một cuộc bứt phá ngoạn mục, đó chính là những khoảnh khắc mà con người có thể tự vượt lên những giới hạn của chính mình để hoàn thiện mình trong con mắt của kẻ khác giới! Và khi đó tình yêu (hay những cuộc phiêu lưu?) sẽ trở thành tác nhân kì diệu cho những sáng tạo nghệ thuật của muôn đời!
Ở Việt Nam, trước từng có Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, một danh nhân nổi tiếng “đa tài, đa tình và đa đoan” từng đeo đuổi người đẹp Hiệu Thư với một truyền ngôn bất hủ: “Giang sơn một gánh giữa đồng/Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng?”. Chưa hết, năm 73 tuổi, cụ Trứ còn say như điếu đổ một cô gái đang độ xuân thì mơn mởn. Trong lúc đang đầu mày cuối mắt, cô gái mới ỏn ẻn: “Thưa chàng, chẳng hay năm này chàng bao nhiêu cái xuân xanh rồi?”. Nguyễn Công Trứ vuốt râu cười ha hả mà rằng: “Ngũ thập niên tiền nhị thập tam!” (Năm mươi năm trước, ta 23 tuổi!). Cô gái cười như nắc nẻ: “Chàng còn trẻ hơn cả cái tuổi nhị thập tam đấy…”.
Sau Uy Viễn Tướng công là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Nhờ mối tình bất thành với một cô bé 16 tuổi mà nhạc sĩ đã sáng tạc được ca khúc “Dư âm” lừng danh. Chuyện kể rằng, người ta mai mối cho Nguyễn Văn Tý lấy người chị, nhưng khi đến ra mắt nhà ông bà nhạc tương lai, nhạc sĩ lại bị hút hồn bởi cô em gái đang ngồi đánh đàn dưới trăng. Gia đình cô bé kịch liệt phản đối và thế là nhạc sĩ tài hoa… thất tình!
Gần đây hơn là thi sĩ Hoàng Cầm (Xem bài “Muốn làm thằng cuội”). Cũng vì không lấy được nàng Tiên Sa đang tuổi trăng tròn mà thi sĩ mới xuất thần viết được một bài thơ tứ tuyệt thuộc vào loại “đỉnh”:
Chàng trai Kinh Bắc
Vằng vặc cô đơn
Đưa dòng sông Đuống
Vào cuối sông Hương
Chợt nhớ, có đọc được một bài thơ khá hay với nhan đề “Tình yêu không có tuổi” của cụ Hoàng Xuân Độ, đăng trên báo Đại Đoàn kết vào khoảng năm 2001 thì phải? Bài thơ có 5 khổ, nhưng tôi thích khổ đầu và khổ cuối (thực ra khổ cuối lặp lại nguyên văn khổ đầu):
Yêu nhau có ai hỏi
Tuổi ít hay tuổi nhiều
Tình yêu không có tuổi
Tuổi tình yêu trong yêu
Thế mới hay, xưa nay, tình yêu vốn là một thuộc tính “thâm căn cố đế” của con người, còn sống thì còn xao xuyến bâng khuâng khi bất chợt “đụng” phải một bóng hồng khả ái! Phải chăng đó chính là một trong những lí do giúp cho tuổi già nhưng tâm hồn vẫn trẻ?! Và minh chứng hùng hồn, không thể chối cãi là trong hành trang thơ của các cụ hưu trí thường không hiếm những bài thơ tình mê li đắm đuối! Cho dù chỉ là những mối tình trong mộng thì nó vẫn cứ thăng hoa như một vầng hào quang le lói ở phía chân trời mù xa bảng lảng sương khói hư vô…
Hoàng Dân
Núi Bò, 7.9.2005
Hà Nội, một chiều thu lơ đãng heo may..
Hà Nội, một chiều thu lơ đãng heo may..