Rau cải quen thuộc ở Việt Nam ngày xưa ngày càng nhiều nhưng giá vẫn còn mắc vì nó không trồng được trong mùa đông ở Úc hoặc phải trồng trong nhà kính nên giá thàng cao. Một loại rau mà ngay từ những ngày đầu mới qua Úc, tôi đã thấy có bán rất nhiều và giá rấr rẻ mà ngưới Úc gọi là Spinach. Tôi nhìn ra loại này ngay vì ở VN má tôi vẫn hay xào cho tụi tôi ăn. Loại rau mà chỉ cần xào với tỏi và mỡ là đã quá ngon rồi loại rau mà người gốc Triều Châu như tôi ngày trước hay gọi là "buê lếnh xại" (飛龍菜 Phi Long Thái). Dần dà các tiệm tạp hóa Á châu ngày càng nhiều và bán đủ các loại cải. Cải Spinach này đã được một cái tên mà người Hoa hay người Việt thậm chí đến mấy tiệm rau cải Úc cũng đều gọi chung một cái tên là "bó xôi" (菠菜 Ba Thái) theo âm tiếng Quảng Đông.
Sau này ăn kiều sà lách thì mua loại bó xôi non (菠菜苗 Ba Thái Miều) mới ra mầm chưa lớn để trộn, còn muốn xào hay nấu canh thì vẫn phải mua loại thường. Vậy mà hôm nay đọc được một tài liệu cho biết tên tiếng Việt của "bó xôi" là "Rau Chân Vịt". Tôi share ngay cho các bạn liền nè. (LKH)
Bạn có biết rau chân vịt còn gọi là rau gì ? Tác dụng của rau chân vịt như thế nào chưa?
Rau chân vịt có danh pháp là Spinacia oleracea, tên khoa học là Selaginella Tamariscina Spring, là một loại rau thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Rau chân vịt được biết đến với nhiều tên gọi, như rau bố xôi, rau bó xôi, cải bó xôi, bắp xôi, rau bina, rau nhà chùa.
Theo đông y, rau chân vịt còn có nhiều tên gọi khác như móng lưng rồng, thạch bá chi, nhả nung ngựa, vạn niên tùng, hoàng dương thảo, linh chi thảo… Rau chân vịt thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa. Đầu các cành có bông sinh bào tử, cấu tạo bởi các lá đặc biệt, gọi là lá bào tử.
Rau chân vịt là thực phẩm rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Rau chân vịt giàu chất sắt, Vitamin C, A giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Vitamin K, Canxi tốt cho xương và răng. Ngoài ra trong rau chân vịt còn chứa nhiều Vitamin C, E, arotenoid có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể.
Rau chân vịt ưa khí hậu mát lạnh, chịu được rét nhưng không chịu nóng. Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C do đó rau chân vịt được trồng nhiều ở Đà Lạt. Rau chân vịt là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, bạn có thể chế biến rau chân vịt thành nhiều món ăn hay làm nước ép đều rất tốt. Dưới đây là những tác dụng bất ngờ từ việc sử dụng rau chân vịt mà có thể bạn chưa biết.
Tác dụng của rau chân vịt có thể bạn chưa biết?
Chống ung thư buồng trứng: Theo nghiên cứu, những người có nguy cơ ung thư buồng trứng ăn nhiều rau có chứa chất kaempferol (thuộc nhóm flavoinoid) sẽ giảm bệnh đến 40% so với những người ít hấp thụ chất này.. Ngoài ra họ cũng phát hiện có sự giảm bớt 30% nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng ở những người tiêu thụ chất luteolin (cũng thuộc nhóm flavonoid) cao nhất so với những người tiêu thụ chất này ở mức thấp nhất. Hàm lượng các chất này đặc biệt nhiều trong rau chân vịt, trà xanh, hành cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh.
Bảo vệ tim mạch: Theo phân tích, trong 1 bó rau chân vịt khi luộc cung cấp khoảng 294,8% lượng vitamin 1 và 29.4% vitamin c mà bạn cần hàng ngày. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể làm hòa tan trong nước, chất còn có thể làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch. Một số bệnh thương gặp về tim mạch như xơ vữa động mạch, đái tháo đường luôn cần những dưỡng chất có ích để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Hai loại vitamin C và vitamin A tập trung nhiều trong rau chân vịt lại có thể làm nên những kỳ tích này.
Giúp xương chắc khỏe: Vitamin K rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Nó đảm nhận vai trò kích hoạt osteocalcin, một loại protein non- collagen chính trong xương. Osteocalcin níu chặt các phân tử calcium molecules trong xương . Nếu không đủ vtamin K1, thì lượng oteocalin sẽ không chính xác, và sự khoáng hóa xương sẽ bị suy yếu. Rau chân vịt không chỉ giàu vitamin K, mà còn chứa cả mage – một dưỡng chất tuyệt vời trong việc tạo xương.
Rau chân vịt giảm cân: Đối với những người mập, thừa cân, béo phì thì rau chân vịt lại rất có lợi trong quá trình giảm cân bởi nó chứa ít calo. Rau chân vịt không chứa chất béo, đường, và choresterol. Đặc biệt, trong mỗi chén rau chân vịt có chứa 7 calo. Vì vậy, nó là một ý tưởng khôn ngoan cho thực đơn giảm cân của bạn.
Tốt cho hệ thần kinh: Hàm lượng magie trong rau chân vịt đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất tốt cho hệ miễn dịch.
Rau chân vịt giúp cải thiện vấn đề về nướu: Uống nước ép rau chân vịt cùng với nước cà rốt sẽ giúp bạn chữa được bệnh chảy máu răng. Bạn có thể chống lại sự thiếu hụt Vitamin C thông qua chế độ ăn bổ sung rau chân vịt.
Điều hòa lượng glucose: Rau chân vịt cũng chứa kẽm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất insulin trong cơ thể, trực tiếp điều hòa lượng glucose. Kẽm cũng có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Rau chân vịt giúp duy trì mức độ kiềm: Các khoáng chất có trong rau chân vịt giúp bạn làm sạch các mô khác nhau trong cơ thể ngoài ra còn giúp bạn duy trì lượng kiềm có trong máu.
Rau chân vịt rất tốt cho bà bầu: Rau chân vịt rất tốt cho các bà mẹ mang thai và cho con bú. Các folate và sắt có trong nước ép rau chân vịt là nguồn thực phẩm vô cùng tốt cho các bà mẹ mang thai.
Ngăn ngừa nhiễm trùng: Rau chân vịt có tác dụng kháng khuẩn cực kỳ tốt, sử dụng nước ép rau chân vịt mỗi ngày sẽ giúp bạn chống lại các bệnh viêm nhiễm.
Ngoài ra, rau chân vit khô còn hỗ trợ điều trị tốt bệnh vàng da, vàng mắt, viêm gan, tắc mật, hủy hoại tế bào gan,tiểu tiện vàng sánh hoặc bệnh Leptospira (da, mắt vàng và chảy máu). Nó cũng có tác dụng bổ máu (dùng chung với hạt sen, gà con, củ tam thất để hầm ăn).
Nguồn: Tỳ Bách Thảo
(Sưu tầm trên mạng)
(Sưu tầm trên mạng)