Monday, April 10, 2017

TÀI CAO BÁT ĐẨU

TÀI CAO BÁT ĐẨU
才高八斗


Tào Thực là một nhà thơ sống vào thời Tam Quốc (220-280 sau Công Nguyên). Ông là con thứ tư của Tào Tháo, vua nước Ngụy, một trong những nhân vật lịch sử của thời kì đó.


Tào Thực rất tài năng và ứng đối nhanh nhạy, chưa đầy 10 tuổi ông đã có thể viết ra những bài văn xuất chúng.

Sau khi Tào Tháo qua đời, người anh ruột của Tào Thực là Tào Phi lên ngôi. Ghen tị với tài năng của Tào Thực, Tào Phi luôn cố gắng tìm mọi cách để triệt hạ nhà thơ, nhưng bị mẫu thân ngăn cản.

Một ngày nọ, Tào Phi ra lệnh cho Tào Thực phải làm xong một bài thơ chỉ trong bảy bước chân. Phi nói rằng nếu Thực làm không được, thì mạng sống sẽ bị đe dọa và không trách được ai

Tào Phi đặt ra chủ đề là “tình huynh đệ”, nhưng quy định rằng không được dùng bất kì từ nào hoặc một ký tự Trung Hoa liên quan đến “huynh đệ”. Tào Thực chỉ còn cách tuân theo. Ông bước đi và suy nghĩ…



Khi Tào Thực bước đến bước thứ sáu, ông đã hoàn thành bài thơ, mà sau này được biết đến với tên gọi “Thất Bộ Thi”

Chử đậu trì tác canh,.
Đậu tại phủ trung khấp,
Bản tự đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.

七步詩

煮豆持作羹,
豆在釜中泣,
本自同根生,
相煎何太急.


Dịch:

Nấu đậu để làm canh,
Đậu ở trong nồi khóc,
Sinh ra từ một gốc,
Sao nỡ đốt thiêu nhau.

Bài thơ dùng ẩn dụ để nói với Tào Phi rằng huynh đệ là người cùng một nhà, sao Phi lại hãm hại ông.

Đọc thơ của Tào Thực, một học giả đời nhà Tấn đã ca ngợi ông: “Tài năng trong thiên hạ mới có một thạch (tức 10 đẩu), Tào Thực độc chiếm 8 đẩu.”

Câu chuyện trên được ghi trong “Thế thuyết tân ngữ” (1) được biên soạn vào thời Nam Bắc Triều (420-589).


Ngày nay, khi nói ai đó có “tài cao bát đẩu” (才高八斗, cái gāo bā dǒu) nghĩa là người đó có tài năng văn chương xuất chúng.

Ghi chú:

1. Sách “Thế thuyết tân ngữ” (世說新語) được soạn và biên tập bởi Lưu Nghĩa Khánh (403-444), gồm 1130 mẩu chuyện lịch sử và phác họa chân dung của khoảng 600 Văn sĩ, Nhạc sĩ và Họa sĩ sống trong khoảng từ thế kỉ thứ 2 đến thứ 4.

(Sưu tầm trên mạng)


〖成語故事〗才高八斗
作者: 一斗

曹植是三國人,天資聰穎,10歲就可以寫一手好文章。

有一次,他的父親曹操看了他的文章后,非常驚訝地問:「這是你寫的嗎?」曹植忙跪下說:「我下筆就可以成章。如果父親不相信,我願意接受測試。」這時正好銅雀台落成了,於是曹操命自己的幾個兒子各寫一篇記文。曹植提筆便寫下了名篇《銅雀台賦》,曹操這才相信曹植的文採的確高人一籌。

後來曹植的哥哥曹丕作了皇帝。曹丕心眼小,容不下這個弟弟,找了個罪名要處死他,說:「如果你能在七步之內做成一首詩,我就饒了你。如果做不成,可不要怪我了!」曹植請他出個題目。曹丕說∶「就以兄弟為題目,但不許出現兄弟二字。」曹植走出六步吟了一首詩:「煮豆持作羹,漉豉以為汁。箕在釜下燃;豆在釜中泣。本自同根生,相煎何太急? (大意:要把豆子煮成豆鼓,把豆梗抱來當柴燒。豆梗在鍋下呼呼地燒着,豆子在鍋里哭泣着:‘我們都是一條根上長出來的,你為甚麼要這樣狠心地煮我而不肯輕饒我呢?’)」曹丕聽了,羞愧地放了他。


晉朝詩人謝靈運說:「天下才有一石(十斗),曹子建(曹植)獨佔八斗。(才高八斗)」

「才高八斗」比喻文采極高。

(出自《世說新語・文學》和《釋常談・斗之才》)

(網上搜查)