Sunday, April 30, 2017

TÂY HỌC TIẾNG TA

Chuyện kể về một anh sinh viên người nước ngoài sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.


Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:

'Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.'

Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

'Gió đưa (được) cành trúc' thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.

Với từ 'la' anh phân vân giữa hai cách hiểu:

+'la' là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.

+'la' anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.

'Đà' là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.

'Thiên mụ': đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|

'Thọ': nhiều lần (lâu)

Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:


Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần...


(Sưu tầm trên mạng)