Vài tháng trước, tôi có kể cho các bạn một đôi nét về Quế Lâm TQ, cổ tích vể Quế Lâm, Li giang và Quế hoa cao. Khi đến Quế Lâm, chắc chắn tour guide sẽ đưa các bạn tham quan núi vòi voi, thất tinh nham, đi xem hang thạch nhủ, xem biểu diễn show "Lưu tam tả"....Hôm nay tôi tìm được một câu chuyện cổ tích về sự thành hình của các cảnh điểm này. (LKH)
VOI THẦN PHẢN CHỦ
神象叛主
Tượng tị sơn 象鼻山 (núi vòi voi) toạ lạc tại nơi hội lưu của Li giang 漓江 và Đào Hoa giang 桃花江. Vòi voi đang thò vào giòng Li giang, rất giống voi thần đang say sưa uống nước. Tượng tị sơn nổi tiếng khắp thế giới, nhưng Trĩ sơn 雉山cách Tượng tị sơn không xa lại ít người biết đến. Có một câu chuyện thần thoại khiến mọi người cảm thán.
Tượng tị sơn 象鼻山 (núi vòi voi) toạ lạc tại nơi hội lưu của Li giang 漓江 và Đào Hoa giang 桃花江. Vòi voi đang thò vào giòng Li giang, rất giống voi thần đang say sưa uống nước. Tượng tị sơn nổi tiếng khắp thế giới, nhưng Trĩ sơn 雉山cách Tượng tị sơn không xa lại ít người biết đến. Có một câu chuyện thần thoại khiến mọi người cảm thán.
Một này nọ, có hai con quái thú một lớn một nhỏ đến Quế Lâm 桂林, con nhỏ cưỡi lên con lớn, con nhỏ tự xưng là “trĩ phụng đại tiên” 雉凤大仙, con lớn tên là “tượng” 象. Bách tính Quế Lâm trước giờ chưa thấy qua hai con thú như thế này nên chạy đến xem, cảnh tượng rất là náo nhiệt. Con trĩ yêu quái cười nhạt một tiếng, nhẹ gõ vào đầu đại tượng, đại tượng vươn vòi quấn lấy một ông lão rồi quăng ra giòng Li giang. Trong phút chốc mọi người cảm thấy đại hoạ đến, vội về đóng chặt cửa.
Trĩ yêu quái cười lớn, bảo rằng:
Từ nay về sau, ta chính là đại vương của Quế Lâm, nếu ai không theo, ta sẽ bảo đại tượng ăn thịt.
Tiếp đó, nó lại bảo đại tượng nhổ cây, phá ruộng, lật sông, cả một vùng Quế Lâm bị hai con yêu quái làm hư hại.
Tình cảnh đó khiến cho ông lão do Mục mã lão nhân 牧马老人 biến thành cũng hoảng kinh vội đi gọi Thường Nga 嫦娥.
Thường Nga tức giận, nói với trĩ yêu quái rằng:
Nhà ngươi là loài yêu nghiệt từ đâu tới? dám tung hoành bá đạo!
Trĩ yêu quái nói rằng:
Hôm nay thử cho bà không còn chút nhan sắc xem sao, bà không biết sự lợi hại của ta.
Nói xong trĩ yêu quái biến ra 36 tay, cầm 18 loại binh khí, nhắm Thường Nga bổ xuống. Thường Nga đấu mấy hiệp với trĩ yêu quái, trĩ yêu quái biết mình không địch lại bèn chui xuống đất trốn mất.
Trĩ yêu quái tìm đại tượng, thấy đại tượng đang tắm trong giòng Li giang, tức giận mắng rằng:
Ta suýt chút nữa mất mạng, nhà ngươi không trợ chiến lại ở đây vui đùa.
Nói xong liền rút roi da đánh đại tượng đến rách da. Lúc bấy giờ Thường Nga chạy đến, trĩ yêu quái hoá thành một luồng ánh sáng vàng bay mất. Thường Nga tìm linh chi cho đại tượng ăn, vết thương trên người đại tượng liền lành lại như cũ.
Đại tượng vô cùng cảm kích ơn cứu mạng của Thường Nga, nghĩ đến trước đây theo trĩ yêu quái làm những điều xằng bậy, liền quyết định sửa đổi. Thế là đại tượng liền lưu lại Quế Lâm, cố gắng làm việc để tẩy rửa tội lỗi của mình. Đại tượng mùa xuân cày ruộng, mùa hè chống hạn, mùa thu thu hoạch vận chuyển thóc lúa, cuối cùng giành được sự yêu quý và tín nhiệm của mọi người.
Năm sau trĩ yêu quái đến Quế Lâm, thấy đại tượng giúp bách tính làm việc, buột miệng mắng rằng:
Thật là một kẻ chẳng ra gì, theo ta ăn uống đầy đủ uy phong không chịu lại ở đây làm nô tài! Giờ đi với ta.
Đại tượng lúc này đã khác với lúc trước, sống chết cũng không chụi đi. Mọi người nghe tin chạy đến vây chặt trĩ yêu quái, mắng rằng:
Ác ma! Cút! Cút cho xa! Chúng tao không muốn nhìn thấy mầy.
Trĩ yêu quái lửa giận bốc cao 3 trượng, rút roi da ra đánh bách tính, ai nấy bị vỡ đầu chảy máu. Đại tượng tức giận vung vòi ra quấn trĩ yêu quái quăng thật mạnh, tới gian nhà xí tận Quảng Đông.
Trĩ yêu quái không thể ngờ đại tượng lại đánh chủ nhân, quyết định phải phun ra ác khí. Đang lúc Quế Lâm đại hạn, bách tính đang chống hạn, đại tượng vươn chiếc vòi dài của mình đến đầm Thuỷ Nguyệt 水月 hút nước lên phun khắp ruộng vườn. Trĩ yêu quái nhân cơ hội lén rút kiếm, cưỡi lên mây bay hướng đến đầu đại tượng, đâm mạnh một nhát vào lưng đại tượng, kiếm xuyên qua bụng đại tượng, găm thẳng xuống đất. Đại tượng bị dính chặt vào đất không cử động được. Thường Nga trông thấy vội lấy kính chiếu yêu chiếu xuống, chỉ thấy một luồng ánh sáng vàng từ trên trời rơi xuống, trĩ yêu quái bị kính đập chết phía sau đại tượng.
Về sau, đại tượng và trĩ yêu quái đều hoá thành núi đá, lần lượt là Tượng sơn 象山 và Trĩ sơn 雉山. Bảo tháp trên Tượng sơn chính là cán kiếm mà năm đó trĩ yêu quái đâm xuyên qua đại tượng lưu lại. Mọi người lấy Tượng sơn làm biểu trưng của thành phố Quế Lâm, còn Trĩ sơn thì chẳng mấy ai nhớ tới. Kính chiếu yêu của Thường Nga đập trúng trĩ yêu quái, võ thành 7 mảnh, bách tính đem treo trên sườn núi Phổ Đà 普陀, biến thành Thất tinh nham 七星岩 nổi tiếng sau này.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Nguyên tác Trung văn
THẦN TƯỢNG BẠN CHỦ
神象叛主