Friday, September 8, 2017

CẬN THỦY LÂU ĐÀI

CẬN THỦY LÂU ĐÀI
近水楼臺

Ý của câu thành ngữ này là chỉ lâu đài gần bờ nước sẽ được ánh trăng chiếu sáng trước tiên, thường dùng để ví với việc ở gần thì được ưu tiên.



Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Thanh dạ lục" (清夜录) của Du Văn Báo (俞文豹).
Phạm Trọng Yêm là nhà chính trị và nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống vào khoảng nghìn năm trước. Thuở nhỏ gia đình ông nghèo khó, nhưng do chăm chỉ học tập nên kiến thức uyên bác. Về sau, ông được cử giữ các chức vụ Hữu tư giám, Tri châu, Tham tri chính sự v v. Ông đã lưu lại trên lầu Nhạc Dương câu nói bất hủ :"Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc " (先天下之忧而忧,后天下之乐而乐). Tức "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Phạm Trọng Yêm là người chính trực, khiêm tốn, ông đối xử bình đẳng với mọi người, nhất là về mặt tuyển dụng nhân tài. Trong thời gian giữ chức tri phủ Hàng châu, ông thường xuyên quan tâm và giúp đỡ các quan văn võ, có khá nhiều người do đó đã phát huy được tài năng của mình, nên họ đều biết ơn và tôn trọng ông. Nhưng có một vị quan tuần kiểm tên là Tô Lân do làm việc tại một huyện lỵ cách xa Tô Châu, còn chưa được Phạm Trọng Yêm để ý tới.
Một hôm, Tô Lân nhân tình cờ gặp Phạm Trọng Yêm, mới viết một bài thơ trình lên, trong thơ có hai câu: "Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt. Hướng dương hoa mộc dị vi xuân" (近水楼臺先得月,向阳花木易为春). Đây có nghĩa là: Lâu đài bên bờ nước thì được trăng chiếu sáng trước, cỏ cây hoa lá dưới ánh trăng đậm đà sắc xuân. Tô Lân mong qua đó để nói lên một sự thực là ai gần Phạm Trọng Yêm thì sẽ được ông ta cất nhắc, còn những người ở xa thì không được ông chú ý đến. Phạm Trọng Yêm đọc xong bài thơ đã thuận theo ý nguyện của Tô Lân, cất nhắc ông lên một chức vụ hợp với năng lực của mình.


Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu: "Cận thủy lâu đài" để ví với việc ở gần thì được ưu tiên trước.
(Sưu tầm trên mạng)