Hồi tối đi dự tiệc, có hàn huyên với mấy người bạn về cách gọi con cháu bốn năm đời thì dùng từ như thế nào mới đúng. Tình cờ tìm được bài này nên share cùng mọi người để có một khái niệm tổng quát về cách gọi hay xưng hô trong quan hệ tổ tông họ hàng:
三 字 經
高 曾祖 父 而 身 身 而 子 子 而 孫 自 子 孫 至 曾玄 乃 九 族
Tam tự kinh
cao tằng tổ phụ nhi thân thân nhi tử tử nhi tôn tự tử tôn chí tằng huyền nãi cửu tộc
Trên đây là một đoạn chữ Hán trích trong “Tam tự Kinh” của sách vở Trung Quốc. Nội dung trình bày các thứ bậc trong quan hệ huyết thống ông, cha, con, cháu..Cũng chính từ những nội dung này mà hình thành nên cụm từ “cửu huyền thất tổ” trong quan niệm thờ cúng ông bà của dân gian, cũng như trong một số Kinh Phật.
Về ý nghĩa và xuất xứ của cụm từ này, từ trước đến nay, đã có nhiều thuyết khác nhau, chưa đi đến ngã ngũ. Tuy nhiên, để giúp tư liệu giải thích cho sinh viên có khái niệm trong chừng mực nào đó, chúng tôi sưu tầm một vài ý nghĩa có liên quan đến mục từ trong bài như sau:
A. Giải thích cửu huyền theo cửu tộc:
Thờ Cửu Huyền là con cháu đời thứ chín thờ những vị Tổ thuộc chín đời trước và sau mình, tính theo trực hệ.
Cách gọi tên trong Cửu Huyền lấy theo cách gọi tên trong Cửu Tộc thời nhà Hán bên Tàu: Lấy Bản thân làm gốc, lên trên bốn đời, xuống dưới bốn đời.
1. 高 (高祖) Cao (cao tổ) : Ông Sơ.
2. 曾 (曾祖) tằng (tằng tổ): Ông Cố.
3. 祖 (祖父) tổ (tổ phụ): Ông Nội.
4. 父 (父親) Phụ (phụ thân): Cha.
5. 身 thân: Bản thân (do cha mình sinh ra).
6. 子 Tử : Con trai (do bản thân mình sinh ra).
7. 孫 Tôn : Cháu nội (cháu nội của mình).
8. 曾(曾孫) tằng (tằng tôn): Cháu cố.
9. 玄(玄孫) huyền (huyền tôn): Chít (Cháu sơ).
2. 曾 (曾祖) tằng (tằng tổ): Ông Cố.
3. 祖 (祖父) tổ (tổ phụ): Ông Nội.
4. 父 (父親) Phụ (phụ thân): Cha.
5. 身 thân: Bản thân (do cha mình sinh ra).
6. 子 Tử : Con trai (do bản thân mình sinh ra).
7. 孫 Tôn : Cháu nội (cháu nội của mình).
8. 曾(曾孫) tằng (tằng tôn): Cháu cố.
9. 玄(玄孫) huyền (huyền tôn): Chít (Cháu sơ).
B. Giải thích cửu huyền thất tổ theo hướng tách rời:
Một số sách hiện nay ở Trung Hoa giảng nghĩa cụm từ Cửu Huyền và Thất Tổ theo hướng tách rời.
- Thất Tổ chỉ cho bảy đời Tổ Tiên bên trên:
七祖 THẤT TỔ:
1. 父 (父親) phụ (phụ thân): cha
2. 祖 (祖父) tổ (tổ phụ): ông nội.
3. 曾 (曾祖) tằng (tằng tổ): ông cố.
4. 高 (高祖) cao (cao tổ): ông sơ.
5. 太 (太祖) thái (thái tổ): cha của ông sơ
6. 玄 (玄祖) huyền (huyền tổ): ông nội của ông sơ
7. 顯 (顯祖) hiển (hiển tổ): ông cố của ông sơ...
2. 祖 (祖父) tổ (tổ phụ): ông nội.
3. 曾 (曾祖) tằng (tằng tổ): ông cố.
4. 高 (高祖) cao (cao tổ): ông sơ.
5. 太 (太祖) thái (thái tổ): cha của ông sơ
6. 玄 (玄祖) huyền (huyền tổ): ông nội của ông sơ
7. 顯 (顯祖) hiển (hiển tổ): ông cố của ông sơ...
- Cửu Huyền chỉ cho chín đời con cháu bên dưới.
九玄: CỬU HUYỀN:
1. 子 tử: con.
2. 孫 tôn: cháu nội.
3. 曾 (曾孫) tằng (tằng tôn): cháu cố.
4. 玄 (玄孫): huyền (huyền tôn): cháu sơ.
5. 來 (來孫) lai (lai tôn): con của cháu sơ.
6. 崑 (崑孫) côn (côn tôn): cháu nội của cháu sơ.
7. 仍 (仍孫) nhưng (nhưng tôn): cháu cố của cháu sơ.
8. 云 (云孫): vân (vân tôn): cháu sơ của cháu sơ.
9. 耳 (耳孫) nhĩ (nhĩ tôn): con do cháu sơ của cháu sơ sinh ra.
2. 孫 tôn: cháu nội.
3. 曾 (曾孫) tằng (tằng tôn): cháu cố.
4. 玄 (玄孫): huyền (huyền tôn): cháu sơ.
5. 來 (來孫) lai (lai tôn): con của cháu sơ.
6. 崑 (崑孫) côn (côn tôn): cháu nội của cháu sơ.
7. 仍 (仍孫) nhưng (nhưng tôn): cháu cố của cháu sơ.
8. 云 (云孫): vân (vân tôn): cháu sơ của cháu sơ.
9. 耳 (耳孫) nhĩ (nhĩ tôn): con do cháu sơ của cháu sơ sinh ra.
Như vậy, dù giải thích theo cách “A” hay “B” thì, khi thờ “cửu huyền thất tổ” có nghĩa là thờ cả tổ tiên ông bà cho đến con cháu đời sau?
Mới nghe thấy có vẻ nghịch lý, song theo một vài tác giả giải thích mà chúng tôi cũng thấy tâm đắc rằng, ở thế gian này có sự luân hồi chuyển kiếp trong dòng họ. Có thể có những vị Tổ của các đời lâu xa trước, nay đầu thai trở lại trong dòng họ mình, làm con cháu mình để thực thi nhân quả; và chính mình đây cũng có thể là một vị Tổ đầu kiếp trở lại..Chẳng thế mà trong Kinh “Báo Hiếu”, đức Phật từng nói với các hàng để tử của mình: “Ta lễ bái kính người tiền bối, và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa...”?
Đó cũng là nguyên lý luân hồi trả vay lẫn cho nhau trong thế gian từ ngàn xưa. Cũng chính vì thế mà đạo cũng như đời đều nhắc nhở con người ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đó thôi...
(Sưu tầm trên mạng)