Wednesday, September 20, 2017

SỰ KIỆN PHỤNG THIÊN (九一八事变 - 奉天事變)

Bây giờ là gần 3 giờ sáng (20/09/2015), tôi còn thức vì phài tìm vài tư liệu khi nhìn tấm hình của một bạn post lên sáng 19/9. tấm hình về một viện bảo tàng kỷ niệm gọi là "ngày 18 tháng 9" ở TQ, cũng là ngày 18/09/15 thượng viện Nhật Bản thông qua "cho phép đưa quân ra tham chiến ở nước ngoài", một đạo luật về an ninh mới của Nhật.


Trong thế chiến II, các nước ở châu Á Thái Bình dương và kể luôn nước Úc đã bị tấn công và xâm chiếm của quân phiệt Nhật, tất cả các nước đều chịu đựng tủi nhục và bao nhiêu tàn ác, chết chóc mà quân Nhật đã đánh vào nước họ. Chiến tranh kết thúc. Nhiếu tháng qua, nhiều nước trên thế giới đã kỷ niệm 70 chiến thắng Nhât Bản. Chiến tranh đã kết thúc, ai cũng nhận ra: "chiến tranh là cái điên rồ nhất trong các thứ điên rồ".
Hiện nay trật tự thế giới đã thay đổi nhưng cái bóng ma quân phiệt Nhật Bản đã lảng vảng đâu đây đấy từ ngày hôm qua.
Làm ơn xin nhớ các bạn ơi, câu nói mà được hiểu rất sai lầm và bệnh hoạn mà nhiều chủ nước ngây thơ cũng đang theo đuổi là: "Kẻ thù của kẻ thù là bạn, bạn của kẻ thù là kẻ thù". Và cũng có một câu không giống ai của một thằng khùng nào đó: "Không ai có kẻ thù vĩnh viễn và cũng không ai có bè bạn muôn đời". Hôm qua là kẻ thù và hôm nay trở thành bạn. Đúng là một sự giác ngộ và nay mai sẽ thành Phật thăng thiên lên cỏi niết bàn mà không cần tu luyện ăn chay tụng kinh một ngày nào.
Tôi không biết nhiều về chính trị nhưng thích tìm hiểu: Trong thế chiến thứ II, nhân dân và đất nước chịu thảm họa nặng nhất, điêu tàn nhất trong các nước Á châu & Thái bình dương là TQ, chỉ riêng thảm sát ở Nam Kinh đã hơn 300 ngàn người chết. Mời các bạn đọc đôi dòng lịch sử ngày ấy:(LKH)


SỰ KIỆN PHỤNG THIÊN (九一八事变 - 奉天事變)

Sự kiện Phụng Thiên hay còn gọi là sự kiện Mãn Châu là một sự kiện do quân đội Nhật Bản sắp đặt để lấy cớ xâm lược đông bắc Trung Quốc (tức Mãn Châu) năm 1931.

Ngày 18 tháng 9 năm 1931, một lượng nhỏ thuốc nổ được trung úy Kawamoto Suemori kích nổ gần một đường ray xe lửa thuộc tuyến đường sắt Nam Mãn Châu do Nhật Bản sở hữu gần Mukden (nay là Thẩm Dương). Dù rằng vụ nổ nhỏ không hề phá hủy đường ray cũng như một đoàn tàu đi qua đấy vài phút sau đó, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã buộc tội những người Trung Quốc chống Nhật chịu trách nhiệm cho việc này, và trả đũa bằng cuộc xâm lược tổng lực dẫn đến việc chiếm đóng Mãn Châu, tại đó Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc sau đó sáu tháng. Thủ đoạn này đã sớm bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế, khiến Nhật Bản bị cô lập về ngoại giao và việc Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 3 năm 1933


VỤ THẢM SÁT NAM KINH (南京大屠殺)
Mấy hôm nay một vùng từ cửa Hạ Quan tới ghềnh Yến Tử Nam Kinh Trung Quốc, đầy rẫy người chạy nạn, có tới hơn 10 vạn người. Trong bọn họ, rất nhiều người đến từ Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích, cũng có cả người địa phương Nam Kinh. Có nhóm là cả nhà chạy nạn, trên có ông già đầu bạc phơ, dưới là trẻ thơ còn bú mẹ, có người chỉ chạy một mình, gói tất cả quần áo và đồ đạc linh tinh lại khoác lên vai, hoặc là tay xách một hòm gỗ cũ kỹ, cũng có một số là thương binh ở tiền tuyến, người thì băng quấn đầy đầu, người thì cụt chân cụt tay, vất vả khốn khổ chống gậy lò dò bước, vẫn còn một số thương bệnh binh, nằm trên băng ca chờ người đến cứu. Họ chờ đợi đã mấy ngày mấy đêm ngoài trời, nhìn sông Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông, hy vọng có đò chở họ sang phía bắc sông. Tiếng than thở của người già, tiếng gào thét căm giận của thanh niên, tiếng khóc của trẻ con, tiếng rên ra của người ốm, tất cả hỗn độn thành tiếng khổ đau trong nhân gian, khiến ai nghe cũng thấy thê lương não lòng não ruột.
Từ sau cái ngày 13 tháng 8 năm 1937, giặc Nhật đổ bộ lên Thượng Hải, cuộc kháng chiến ở vùng Giang Nam đã tiến hành suốt bốn tháng. Giặc Nhật tới đâu là giết người đốt nhà, chiếm Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích xong bây giờ chúng chia quân thành ba mũi, giương nanh múa vuốt xông tới Nam Kinh.


Nam Kinh là Thủ đô của “Chính phủ quốc dân” lúc đó. Cuối tháng 11, Tưởng Giới Thạch bổ nhiệm Đường Sinh Trí làm Tư lệnh quân đội bảo vệ Nam Kinh, tập trung 11 vạn quân, bố trí trận thế tử thủ Nam Kinh. Nhưng, đúng vào lúc toàn thể quân dân yêu nước tắm máu chiến đấu, thì Tưởng Giới Thạch lại lên máy bay chạy trốn vào ngày 5 tháng 12. Trước lúc bỏ chạy, ông ta đã hạ lệnh cho Đường Sinh Trí, đưa hết quân đội vượt sông rút lên phía bắc. Thế là giặc Nhật đã thừa cơ nhanh chóng đánh chiếm Nam Kinh.
Giặc Nhật đến rồi! Hơn 10 vạn dân chạy nạn tụ tập bên bờ sông thấy giặc Nhật xông tới, vừa sợ hãi và căm thù hét to, vừa chạy lùi về phía sau.
Bao vây chúng vào bãi cát! Một tên cầm đầu bọn quỷ dữ Nhật Bản mặt mũi nanh ác vung gươm chỉ huy lên và hò hét đinh tai “giết!”
Từng chùm từng chùm lựu đạn nổ loạn xạ trong đám nạn dân Trung Quốc tay không tấc sắt chỉ trong chốc lát máu thịt tơi bời, thi thể đầy đất.
Chúng bắc súng máy lên “Tằng tằng tằng!” bắn quét liên hồi vào đám nạn dân, hàng loạt người Trung Quốc chết vô tội.
Đả đảo đế quốc Nhật Bản!
Nạn nhân tay không tấc sắt, hô to khẩu hiệu xông ra ngoài. Nhưng, mấy chục khẩu súng máy đã phong tỏa lối thoát, lại một loạt người nữa ngã xuống trong vũng máu.
Súng máy của giặc Nhật gào rú liên hồi, tiếng hô khẩu hiệu của nạn dân trên bãi cát cũng vang lên dữ dội. Nhưng cùng với tiếng súng máy liên hồi, tiếng hô khẩu hiệu cứ yếu dần yếu dần, cuối cùng thì mất hẳn. Thi thể chất đống trên bãi cát, có xác trôi trên mặt sông, dòng sông Trường Giang đỏ máu.
Vụ này xẩy ra vào ngày 13 tháng 12 năm 1937 “Đại thảm sát Nam Kinh” chấn động cả thế giới đã bắt đầu!
Tuy nhiên, thảm sát bên sông Trường Giang chỉ là một phần nhỏ của tội ác Nhật. Thảm trạng của toàn bộ vụ thảm sát Nam Kinh đâu phải chỉ có vậy!


Ngày hôm ấy, một sư đoàn quân Nhật, dưới sự chỉ huy của sư đoàn trưởng Tanimasu, tiến vào trong thành qua cửa Trung Hoa, cửa Vũ Hoa, cửa Quang Hoa. Đám lính thiện chiến này vào thành là lập tức tàn sát đẫm máu hàng nghìn hàng vạn nạn dân trên đường phố. Chúng dùng súng máy, súng trưởng, súng ngắn, bắn như điên vào nạn dân, từng đám người già, phụ nữ, trẻ em và những thương binh lẩn trong đám người ấy, ngã xuống hàng loạt trong tiếng súng. Đường cái và phố xá máu chảy thành sông, thây chết thành đống.
Ngày 16 tháng 12, hơn 5000 nạn dân ở nhà khách Hoa Kiều, bị giặc Nhật giải tới bến tàu Trung Sơn, giết bằng súng máy, rồi đẩy xác xuống sông.Trong xóm làng ở vùng dưới núi Mạc Phủ, hơn 57 nghìn tù binh và nạn nhân già trẻ gái trai bị giam cầm, đã chết đói chết rét rất nhiều. Đến tối ngày 16, giặc Nhật lại đưa những nạn dân còn lại, lấy giây thép và thừng trói lại, cứ hai người một xếp thành bốn hàng, dồn đến eo Thảo Hài, trước hết chúng bắn quét bằng súng máy, sau đó đâm bằng lưỡi lê, cuối cùng tưới dầu hỏa lên, châm lửa đốt, hài cốt bị vứt hết xuống sông.
Tối hôm đó, giặc Nhật lại lục soát bắt hơn 1 vạn thanh niên Trung Quốc từ 25 trạm thu dung nạn dân của khu sứ quán các nước, sau khi lấy thừng trói lại, giải họ đến cảng than Hạ Quan, thảm sát bằng súng máy, đẩy thi thể xuống sông, hơn 1 vạn thanh niên không ai thoát chết cả. Từ đó có thể chứng tỏ cuộc tàn sát điên cuồng của giặc Nhật ở Nam Kinh là có tổ chức có kế hoạch hẳn hoi.
Ngày 17 tháng 12, quân xâm lược Nhật Bản tổ chức cái gọi là “Lễ vào thành” sau đó lại tiến hành đại tàn sát.
Cách tàn sát người Trung Quốc của Nhật cực kỳ man rợ. Chúng dàn những người lính bị bắt sống thành một dẫy, để làm bia tập đâm lê, treo người lên dây điện, chất củi khô bên dưới rồi thiêu đốt, tới khi cháy thành than mới thôi. Chúng trói nạn dân tại quảng trường, bắt họ đứng thành hàng dẫy, tưới xăng lên người, sau đó xả súng máy bắn họ, đạn trúng người bốc cháy, cả quảng trường sáng rực.
Những nạn dân dở sống dở chết kêu gào thảm thiết chạy loạn lên, giặc Nhật đứng bên vỗ tay reo hò như điên.


Giặc Nhật có hai tên thiếu uý, một là Mukai Tosiaki, một tên nữa Nodasi, hai tên hẹn nhau “thi giết người” kẻ nào giết chết 100 người trước thì “thắng”. Hai ngày sau, hai tên gặp nhau dưới núi Tử Kim, Mukai đã giết 106 người, Noda giết 105 người. Mukai bảo, nó giết hơn 1 người thì là “kẻ thắng”. Noda bảo, ai giết 100 người trước, không chứng minh được, thế là hai tên quyết định lần này không phân thắng bại, lại đánh cuộc kẻ nào giết đủ 150 người thì “thắng”. Đối với hành động dã thú mất hết tính người này, rất nhiều báo chí Nhật Bản còn đưa tin với khuôn khổ lớn và cổ vũ, nói là “tinh thần võ sĩ đạo” gì gì đó.
Đám cường đạo giết người này còn ghi lại “công trạng” của mình, còn chụp nhiều tấm ảnh giết người. Như một tấm ảnh lục soát thấy trong người một tên lính Nhật bị bắt làm tù binh, tên lính Nhật này lộ rõ thú tính, tay phải cầm gươm, tay trái xách một đầu người Trung Quốc, hai chân bước trên thi hài không có đầu. Trên một tấm ảnh khác, một thanh niên Trung Quốc bị lột áo trên, hai tay bị trói quặt ra sau, quỳ trên đất, một tên lính Nhật tay vung dao chiến, bổ thẳng xuống người anh, phía sau là ba tên lính Nhật khác, lộ rõ vẻ mặt cười ác độc.
Giặc Nhật không chỉ tàn sát bừa bãi người Trung Quốc, mà còn cưỡng hiếp dã man phụ nữ, từ bà già năm, sáu mươi tuổi tới các em nhỏ tám, chín tuổi, chỉ cần bị giặc Nhật bắt là không bao giờ thoát được. Những con dã thú Nhật sau khi đã được cưỡng hiếp, còn thường thường giết họ rất dã man, sự tàn ác và vô sỉ của chúng, ai ai cũng căm thù.
Nhưng tên đảo phủ giết người Nhật Bản, lại là những tên kẻ cướp ngông cuồng ngạo ngược. Chúng xông vào từng ngôi nhà trong toàn thành phố, tất cả những cửa hàng trong thành phố, mọi hàng hóa, đồ đạc, của cải bị chúng tranh nhau cướp sạch sành sanh. Có nhà còn bị đốt, lửa lan tràn khắp thành phố, lửa bốc ngút trời. Nam Kinh bị cướp phá, khắp chốn hoang tàn, thành phố cháy đen, chẳng khác gì địa ngục chốn trần gian.
Trong cuộc tàn sát chấn động thế giới này, quân dân Trung Quốc bị giặc bắn chết và chôn sống tập thể lên tới hơn 19 vạn người, còn cư dân bị giết rải rác, chỉ riêng thi thể được hội Chữ thập đỏ thu gom mai táng đã lên tới trên 15 vạn người, đối với những thi thể bị nước cuốn đi thì không thể đếm được. Sự thực đẫm máu này, nhân dân Trung Quốc không bao giờ có thể quên được!


Đế quốc Nhật Bản mưu toan lấy tàn sát dã man để làm nhụt ý chí kháng chiến của nhân dân Trung Quốc. Nhưng, sự gian ác đốt nhà giết người tràn lan của chúng không những không làm nhân dân Trung Quốc khuất phục, mà ngược lại càng kích thích sự phẫn nộ và quyết tâm kháng chiến của nhân dân Trung Quốc. Một người ngã xuống, hàng nghìn hàng vạn người đứng dậy, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã triển khai cuộc kháng chiến anh dũng ngoan cường chống lại giặc Nhật, cuối cùng đã giành thắng lợi toàn diện trong cuộc chiến tranh chống Nhật vào tháng 8 năm 1945.
Bọn giặc giết người không thể có hậu quả tốt đẹp được, kẻ gây ra cuộc tàn sát lớn. Nam Kinh ­ tên sư đoàn trưởng Nhật Tanimasu về sau bị nhân dân Trung Quốc bắt làm tù binh, và xét xử công khai tại Nam Kinh năm 1946, đã kết án tử hình.
(Sưu tầm trên mạng)