Kỷ tử – Vị thuốc dân gian Việt Nam
Kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử, tên khoa học là Lycium barbarum L. (Tiếng Việt còn goi là câu Củ Khởi hay Khủ Khởi,tiếng Anh gọi là Goji Berry, tiếng Hoa là 枸杞子 hay 杞子). Quả kỷ tử được thu hoạch vào tháng 8-9 hàng năm. Khi quả chín đỏ hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, trải mỏng, phơi trong râm mát cho đến khi bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho đến khi thật khô.
Quả khô kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng.
Dinh dưỡng trong kỷ tử:
- Kỷ tử chứa nhiểu caroten, vitamin A, vitamin B1t vitamin B2, vitamin c và canxi, sắt, là những chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ mắt.
- Kỷ tử có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp bổ khí cường tinh, bổ gan thận, chống lão hóa, chỉ tiêu khát, ấm thân, chống sưng viêm…
- Kỷ tử còn có tác dụng hạ huyết áp, mỡ máu và đường trong máu, chống xơ cứng động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy tái sinh tế bào gan.
Công dụng chữa bệnh:
Kỷ tử vị ngọt, tính bình, đi vào can, thận và phế; có tác dụng bổ thận ích tinh, dưỡng gan sáng mắt, nhuận phổi sinh tân, chủ trị gan thận hư, lưng và đẩu gối đau mỏi, đau đẩu chóng mặt, thị lực kém, tiêu khát, ho lao. Dùng nhiều sẽ có có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Để nâng cao tác dụng của kỷ tử, tùy theo thể chất và chứng trạng cụ thể, người ta thường thêm một số vị thuốc khác như: cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa đau đầu, chóng mặt), mạch môn và ngũ vị tử (cải thiện trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), thảo quyết minh, đẳng sâm và hà thủ ô (bổ can thận và làm hạ mỡ máu), đương quy và đại táo (dưỡng huyết, làm tăng hồng cầu trong máu ngoại vi)…
(Sưu tầm trên mạng)