TRẠNG NGUYÊN - VÔ THỜI KHẢ ĐẮC
Vào triều Tống, xứ Kim Lăng, Trung Hoa có một vị hòa thượng, thích uống rượu và giả điên, mọi người gọi ông là hòa thượng điên. Ông ngày thường hay dự đoán họa phúc cho người khác. Sự việc sau đó kiểm nghiệm đều thấy chuẩn xác đến kỳ lạ khiến mọi người đều rất bội phục ông. Số người mời ông ta đến dự đoán hung cát ngày một đông.
Trần Oánh Trung là một vị nho sinh, học tập cực kỳ chăm chỉ, trước khi anh ta chuẩn bị đi thi 1 năm, anh có cơ hội gặp được vị hòa thượng này, nhân tiện anh hỏi: “Tôi tương lai có thể thi đỗ Trạng Nguyên không ?”
Hòa thượng trả lời: “Vô Thời Khả Đắc”
(Chú giải của người dịch: “Vô” nghĩa là không, “Thời” là thời gian, “Khả” là khả năng, “Đắc” là đạt được, theo nghĩa thông thường câu này có nghĩa là: Không bao giờ có thể đạt được!)
Trần Oánh Trung nghe câu trả lời xong, có chút thất vọng, bèn hỏi lại vị hòa thượng: “Tôi tuyệt đối không thể thi đạt phải không?” Hòa thượng lắc đầu rồi nói “Vô Thời ~ Khả Đắc !” Câu trả lời giống hệt với lần đầu tiên, chỉ có điều ngữ điệu có ngắt ở giữa một chút.
Trần Oánh Trung tâm trạng rối bời nhưng vẫn hạ quyết tâm tiếp tục không ngừng đọc sách.
Năm thứ hai, có một nho sinh, tên là Thời Ngạn cũng tham gia thi, kết quả anh ta đứng đầu, còn Trần Oánh Trung chỉ đứng thứ hai. Lúc này, Trần Oánh Trung mới hiểu hàm nghĩa trong câu nói “Vô Thời Khả Đắc” của vị hòa thượng. Ý nghĩa là: Nếu như không có ai họ Thời tham gia thi, thì anh sẽ có khả năng đạt được đỗ đầu Trạng Nguyên.
Nhìn lại chúng ta thấy rằng: những người tinh thông thuật dự đoán đều có hai đặc điểm:
1. Rất có nguyên tắc. Họ đều biết thiên cơ không thể tiết lộ, nếu tiết lộ thiên cơ sẽ bị trời phạt, cho nên họ chắc chắn sẽ không đem sự tình nói ra rõ ràng.
2. Những người tinh thông thuật dự đoán, đều là người rất có trí huệ, có thể dùng những lời nói vòng nói tránh, mà ẩn đi hàm ý ở bên trong. Điều này thật sự khiến cho người khác khó có thể hiểu được.
Câu chuyện viết trong 《Xuân Chử Kỷ Văn》 triều Tống.
(Sưu tầm trên mạng)
状元 - 无时可得
作者 : 陆文
作者 : 陆文
宋代,金陵有一位和尚,嗜酒装疯,人们叫他疯和尚。他时常预言人的祸福,事后验证,奇准无比。人们都非常佩服他,请他预测吉凶的人很多。
陈莹中这位儒生,学习非常勤奋,他在准备赴考的前一年,有机会见到了这位和尚,便问他:“我将来能考上状元吗?”
和尚回答说:“无时可得。”
陈莹中听了这个回答,有些丧气,便又问他说:“我绝对考不上吗?”和尚摇了摇头,又讲了一句:“无时~可得!”回答的同第一次一样,只是话音中间有点间隔。
陈莹中如在云里雾中,但他下决心继续攻读不辍。
第二年,有个儒生,名叫时彦,进行殿试时,考取了第一名。而陈莹中居第二名。这时,陈莹中才明白了和尚的“无时可得”之说的含义,那就是:如果没有姓时的人排在你的前头,你就可得第一名状元。
看来精通预测术的人,都有两个特点:一、很有原则。他们知道天机不可泄露,泄露天机,会遭天谴,所以他们绝不肯直白其言,这就是原则。二、精通预测的人,也很有智慧,能用曲言婉语,隐寓其意。这真是难为他们了。
(事据宋代《春渚纪闻》)
(大纪元)