Không thể trồng được trà
Văn hóa uống trà là điều bạn dễ dàng bắt gặp nhất khi đến với đất nước Tây Tạng. Ngay khi đáp chuyến bay dài hàng giờ đồng hồ tới đây, cơ thể sẽ bị mất nước do sốc nhiêt, thay đổi thời tiết đột ngột, một tách trà bơ sẽ là giải pháp hữu hiệu giữa tiết trời giá lạnh như thế này.
Thức uống tinh thần và truyền thống ở Tây Tạng
Với người dân nơi đây, trà bơ được mệnh danh là món đồ uống sinh tồn. Không chỉ giúp làm ấm, giữ nhiệt, mà còn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể sẽ được một người dân địa phương mời dùng một tách trà bơ để nhâm nhi, nếu từ chối bạn sẽ được cho là không lịch sự. Món trà bơ được tìm thấy ở khắp mọi nơi, và bạn có thể uống bao nhiêu thùy thích.
Một đoạn đường của "Tea Horse Road"
Sự thật sẽ khiến bạn hoàn toàn bất ngờ, ở Tây Tạng không thể trồng được trà vì thời tiết khắc nghiệt. Các loại trà đều được nhập về thông qua “Tea Horse Road” – con đường của các tay buôn mang trà đến Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt.
Tuyến đường băng qua Luding, Batang, Nepan, Ấn Độ,… dài hàng vạn dặm với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm đã trở thành huyền thoại không kém với “con đường tơ lụa”. Chính vì thế, dù không trồng được trà nhưng người Tây Tạng vẫn xem trà bơ thức uống quốc hồn quốc túy của quê hương mình.
Trẻ sơ sinh được ngâm dưới sông băng
Ở nơi mà khí hậu lạnh giá, không kém phần khắc nghiệt, không phải ai cũng có thể tồn tại được. Việc tuyển chọn những người khỏe mạnh, có thể chống chọi lại với thời tiết nơi đây được thực hiện từ khi người đó chỉ là một đứa bé.
Theo thông lệ, hễ khi tới sinh nhật năm 1 tuổi của một đứa trẻ bất kỳ, một người phụ nữ có quyền thuật uy tín nhất trong làng sẽ mang đứa trẻ đem ngâm xuống dòng nước tan từ băng lạnh ngắt trong vòng 1 phút chỉ chừa mỗi phần đầu.
Sau đó đứa bé được đem lên mặc lại quần áo bình thường, quấn khăn. Nếu đứa trẻ đó vẫn sống và hoàn toàn bình thường nghĩa là chúng đã vượt qua được vòng tuyển lựa gắt gao mang tính sống chết của cuộc đời.
Người mẹ đang cõng đứa con mình đi về khi vượt qua những thử thách
Ngược lại, đứa bé nào trở nên tím ngắt và tắt thở thì gia đình cũng nên chuẩn bị tinh thần đem về an táng vì đấng tối cao không cho phép chúng được sống. Bố mẹ những đứa trẻ không may mắn đều cảm thấy đau buồn nhưng họ vẫn giữ được sự bình tĩnh vì đã thấm nhuần tư tưởng duyên sinh này.
Thoạt đầu nghe có vẻ hơi sợ hãi nhưng đây lại là chuyện có thật. Có lẽ đây là cách mà người ta chọn để đối chọi với sự khắc nghiệt của cuộc sống nơi đay. Khi mà thời tiết, điều kiện về giao thông, y tế vẫn còn rất khó khăn, thì con người với sự chọn lọc có phần khắc nghiệt này, trải qua bao nhiêu thế hệ, họ vẫn có thể sinh tồn và phát triển, lưu giữ những bản sắc văn hóa rất riêng.
Thiên táng – nghi lễ mai táng người chết rùng rợn
Thiên táng hay điểu táng, một hình thức mai táng phổ biến ở Tây Tạng. Đây được xem như là lần cuối cùng con người có thể hiến dâng cho đất trời, mang ý nghĩa giúp linh hồn siêu thoát và bay lên cao để tiếp tục kiếp luân hồi mới.
Tuy vậy, thiên táng lại tạo cảm giác sợ hãi đến rợn người cho những ai dù chỉ là được nghe kể. Sau khi qua đời, xác người chết được mang lên núi và được cởi bỏ hết quần áo, bọc trong tấm vải trắng với tư thế nằm cuộn đầu chạm đầu gối, giống đứa trẻ nằm trong bụng mẹ với ý nghĩa người đó sẽ được vào kiếp luân hồi mới trong hình hài đứa bé mới sinh ra.
Bách hương được đốt lên để thu hút sự chú ý của bầy kền kền trong khi các vị Lạt Ma làm lễ tụng kinh để siêu độ cho người chết, thầy táng phân xác thành nhiều phần, moi nội tạng ra ngoài, chia nhỏ, xương cũng dập nát rồi sau đó để cho lũ chim kền kền đang chầu chực ùa tới xâu xé cái xác. Lũ chim ăn càng sạch thì người chết siêu thoát càng nhanh và hoàn toàn. Khi lũ chim bay lên trời, mang theo linh hồn của họ lên trời cao tái sinh bước vào kiếp luân hồi mới.
Lũ chim kền kền được xem như cầu nối giữa người đã mất đi đến nơi được siêu độ
Theo: VYC Travel