Sari – Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và lâu đời, truyền thuyết cho biết Thần tạo hình cho người Ấn Độ có ngoại hình giống Phật. Đương nhiên Sari của Ấn Độ cũng có sức sống mạnh mẽ. Nó có những điểm đặc biệt bí ẩn nào?
Sari bao gồm một mảnh vải dài khoảng 5-9m, rộng khoảng 1m quấn quanh thắt lưng và vắt qua một bên vai. Sari thường được mặc bên ngoài một chiếc váy lót gọi là shaya với tay ngắn và được cắt ngang bụng.
Trang phục này theo truyền thuyết có nguồn gốc giống trang phục của các vị Phật và các nhà sư tu hành Phật giáo: cũng là một mảnh vải bố, quấn quanh thân và vắt qua một bên vai.
Theo truyền thuyết, các vị Phật choàng một tấm vải bố vàng vắt qua một bên vai
Các nhà sư vì vậy cũng có trang phục may bằng vải bố quấn quanh thân và vắt qua một bên vai
Trang phục sari hiện đại, để đẹp và cầu kỳ hơn, nên thường được trang trí thêm bởi các họa tiết thêu tinh xảo, viền ren, hoa văn, thậm chí đính đá quý. Ngoài ra, màu sắc đa dạng của sari cũng phản ánh hoàn cảnh của người mặc, ví dụ cô dâu mặc sari màu đỏ, phụ nữ góa chồng mặc sari màu trắng còn tầng lớp thấp hơn trong xã hội mặc màu xanh da trời. Ngày nay, tại các thành phố lớn của Ấn Độ, phụ nữ chỉ mặc sari trong các dịp lễ quan trọng trong khi ở vùng nông thôn thì sari vẫn là trang phục chủ yếu.
Thai Chakkri
Thái Chakkri là bộ trang phục chính được người phụ nữ Thái Lan mặc trong những dịp quan trọng. Trang phục truyền thống này vừa mang lại vẻ đẹp quyến rũ, duyên dáng kiểu truyền thống và tôn lên những đường cong của người phụ nữ. Đường nét của Thái Chakkri tinh tế, nó bao gồm một chiếc váy dài quấn quanh người gọi là Phasin và một chiếc khăn dệt vắt qua vai.
Nhìn vào các đường nét trong trang phục, người ta đều thấy sự tinh tế và huyền bí như là vốn không phải thuần túy là sản phẩm của con người, bởi vì trang phục truyền thống và có yếu tố Thần ở trong đó.
Trang phục Apsara - Khmer
Trong dịp lễ hội cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Khmer, các cô gái sẽ mặc trang phục Apsara bắt mắt. Bộ trang phục đầy quyến rũ mang nét cổ truyền của một dân tộc. Tôn nên nét nhẹ nhàng duyên dáng mà sắc sảo của một người phụ nữ và khiến họ giống như những vị Thần.
Kimono – Nhật Bản
Kimono là trang phục truyền thống của phụ nữ Nhật Bản với nhiều loại, nhiều tên gọi khác nhau. Mỗi loại kimono được sử dụng cho một dịp riêng biệt và cũng vì vậy nó khác nhau về chất liệu, hoa văn, kiểu dáng. Giống như Sari, sức sống của Kimono cũng đến từ việc nó vốn là trang phục của các vị Thần trên thiên giới.
Thông thường, loại vải được dùng là lụa nhưng yukata (kimono mùa hè) thường được làm bằng vải cotton. Đối với người Nhật, kimono không chỉ là trang phục mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Việc mặc kimono khá phức tạp và công phu, chỉ riêng việc buộc thắt lưng Obi đã có đến 100 cách, ngoài ra người mặc kimono còn phải đi guốc gỗ và tất tabi trắng.
Ngày nay, người Nhật chỉ mặc kimono vào các dịp lễ, Tết, đám cưới và tiệc trà đạo. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
Hanbok – Hàn Quốc
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc (tại Triều Tiên gọi là Joseon-ot). Cũng giống như Kimono của Nhật Bản và Sari của Ấn Độ, vốn là trang phục của các vị Thần nên Hanbok có thiết kế rất cầu kỳ và tinh tế, bao gồm váy chima dài, áo Jeogori ngắn, bên trong là nhiều lớp váy khác nhau để chân váy phồng lên. Loại vải ramie dùng để may Hanbok được dệt từ vật liệu tự nhiên cũng như nhuộm bằng màu chiết từ vỏ cây và hoa.
Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở đường cong mềm mại của áo khoác lửng Jeogori bên ngoài và phần váy phồng. Tùy vào từng mùa, nghi lễ hoặc sự kiện mà Hanbok có màu sắc, chất liệu, cách mặc khác nhau. Hanbok và Kimono hay Sari đều là trang phục khá kín đáo, làm tôn lên nét đẹp thuần khiết và duyên dáng của người phụ nữ Á Đông và rất gần với Thần trên thiên giới của họ…
Kebaya – Indonesia
Những trang phục truyền thống duyên dáng nhưng có tuổi đời trẻ hơn:
Dirndl của châu Âu
Dirndl, nghĩa là “cô gái trẻ”, trang phục truyền thống của phụ nữ miền Nam nước Đức, đặc biệt là vùng Baravia, và nước Áo. Bắt nguồn từ trang phục của nông dân vùng Alpine, Dirndl còn được gọi là Landhausmode. Một bộ Dirndl bao gồm áo thân trên màu trắng tay bồng, váy liền thân mặc ngoài và cuối cùng là một chiếc tạp dề có đai lưng vải thắt nơ.
Ban đầu, Dirndl chỉ là trang phục dành cho những người giúp việc hay bảo mẫu bởi nó đem lại sự thoải mái và linh động. Theo thời gian, chính bởi thiết kế quyến rũ của nó, Dirndl được phát triển và yêu thích rộng rãi trong tầng lớp thượng lưu. Màu sắc và chất liệu của mỗi bộ Dirndl được cho là biểu tượng ở mỗi địa phương đồng thời phản ánh thực trạng xã hội.
Trên những váy Dirndl được may biểu tượng hình cây cung như một dấu hiệu thể hiện tình trang hôn nhân của người phụ nữ. Mũi ở bên phải nghĩa là người phụ nữ chưa chồng, còn mũi bên trái thì thể hiện điều ngược lại. Tuy nhiên, nếu cây cung ở mặt sau, có nghĩa là người phụ nữ đó góa chồng. Những bộ váy Dirndl chất lượng cao được làm từ lụa, bông cao cấp và lanh.
Khăn ren Coiffie, Brittany – Pháp
Khăn Coiffie là một chiếc khăn ren tuyệt đẹp, được làm rất tinh tế, nó như một phần không thể thiếu trong trang phục truyền thống của người dân Brittany – Pháp.
Áo dài – Việt Nam
Tuy nhiên, so với những bộ trang phục truyền thống châu Á khác từ áo dài Việt Nam có tuổi đời khá trẻ. Nguyên thuỷ chiếc áo dài Việt Nam ra đời vào khoảng năm 1739-1765 dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương. Cho đến hôm nay, áo dài vẫn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam và được sử dụng trong cả dịp lễ hội lẫn đời sống hàng ngày. Áo dài có thể may từ nhiều chất liệu từ bình dân đến cao cấp như lụa, gấm quý…với những màu sắc, hoa văn trang trí vô cùng đa dạng.
Với thiết kế ôm sát làm lộ những đường cong cơ thể, tà dài xẻ trước sau và quần suôn ống rộng, áo dài vừa kín đáo lại vừa gợi cảm, vừa tinh khôi lại vừa thướt tha, quyến rũ và rất được bạn bè quốc tế yêu thích.
Hà Phương Linh