Lạp xưởng tươi
Lạp xưởng là một loại xúc xích khô có nguồn gốc từ Trung Quốc, có tên gọi là “lap chong”. Người Hoa những thế kỉ trước do biến cố lịch sử di tản đi các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Myanma, Singapore, Việt Nam…để sinh sống,. Họ mang theo truyền thống ẩm thức của mình đi theo tại các nơi đây. Lạp xưởng cũng được duy trì truyền lại cho nhiều thế hệ và biến tấu một phần theo khẩu vị và nguyên liệu của từng vùng.
Cũng như nhiều loại thực phẩm khô khác, lạp xưởng được ra đời và duy trì qua nhiều thế hệ do tính tiện dụng và bảo quản được lâu. Nguyên liệu chính làm lạp xưởng là thịt nạc heo và mỡ lưng, ngoài ra một số vùng còn dùng thịt vịt, gan heo, gan vịt hay gà bổ sung vào để tạo màu đen đăc trưng.
Lạp xưởng có gan và không
Tại Việt Nam, lạp xưởng chủ yếu ưu chuộng và sản xuất nhiều tại miền Nam như các tỉnh Long An, Tiền Giang và Sóc Trăng. Ở đây người ta dùng thịt heo nạc, mỡ lưng kèm thêm rượu mai quế lộ để tạo hương đặc trưng cho sản phẩm. Muối diêm tạo màu và ức chế vi khuẩn gây bệnh và gia vị cũng là thành phần quan trọng mà trong mỗi thanh lạp xưởng điều có.
Để làm lạp xưởng, ban đầu người ta cắt những miếng thịt nạc và mỡ thành những miếng nhỏ như đầu đủa ăn, sau đó chúng được trộn với gia vị, rượu mai quế lộ, muối diêm… Hỗn hợp sau khi trộn sẽ được nhồi vào ruột heo, bó thành từng đoạn nhỏ định hình. Lạp xưởng hoàn chỉnh sau khi các đoạn này được phơi khô từ 3 đến 5 ngày phơi nắng hoặc sấy liên tục bằng tủ sấy trong 12 – 16 giờ.
Làm lạp xưởng tại nhà
Vì tính tiện dụng của lạp xưởng truyền thống là bảo quản được lâu trong vài tháng với nhiệt độ thường nên người ta phải phơi khô thanh lạp xưởng mất đi khoảng 25 đến 35% lượng nước trong thịt, lượng muối cũng phải tương đối kha khá để đủ kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn trong thời gian bảo quản này. Việc mất nước trong thời gian phơi lâu sẽ làm thanh lạp xưởng sau khi chiên khô cứng và mất đi độ tươi thơm tự nhiên của thịt.
Ngày nay xã hội phát triển, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm chất lượng. Để giải quyết vấn đề còn khuyết của lạp xưởng truyền thông trên, người ta cho cho ra đời “lạp xưởng tươi”.
Lạp xưởng tươi được sản xuất giống như lạp xưởng truyền thống chỉ khác chỗ lạp xưởng tươi được sấy hay phơi trong một giai đoạn ngắn, việc sấy này giúp tăng độ dẻo nhưng còn giữ lại phần nước lớn và hương vị tươi vốn có ban đầu của thanh lạp xưởng mà không bị giảm do thời gian sấy lâu. Viêc này vừa giảm chi phí sản xuất vừa tăng giá trị cảm quan cho thanh lạp xưởng.
Lạp xưởng tươi phơi một nắng
Người người nhà nhà hiện tại điều có tủ lạnh, cửa hàng tiện lợi xung quanh nơi nơi thì việc bảo quản lạp xưởng tươi cũng không khó khăn trong quá trình chờ đến tay người tiêu dùng khi yêu cầu cho loại sản phẩm này chỉ ở mức bảo quản trong tủ đông hoặc ngăn mát từ 0 đến 4°C.
Theo: Thịt Hun Khói