Ở Trung Quốc, Ngưu Hoàng đã được dùng như một loại thuốc trong hơn hai nghìn năm qua. Cuốn từ điển cổ ngữ về các loại thảo mộc cơ bản của Thần Nông đã phân các loại thuốc Trung Quốc thành nhiều hạng khác nhau và xếp Ngưu Hoàng vào hạng được đánh giá cao nhất. Vì Ngưu Hoàng có thể hạ sốt và giải độc, nó thường được sử dụng để chữa sốt cao, bất tỉnh (ngất xỉu), chứng co giật, đột quỵ, động kinh, và những bệnh khác.
Ngưu Hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con bò cái bị ốm. Khi bị đau đớn vì nó, con bò trở nên gầy mòn, ăn ít cỏ, và cần uống nhiều nước. Nó không đủ khoẻ để bước đi và mắt của nó chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng nó chết vì ốm. Ngưu Hoàng hình thành một cách tự nhiên là thường được tính theo giá của cuộc đời của một con bò, và vì thế mà nó rất đắt.
Có một câu chuyện thú vị về Biển Thước và Ngưu Hoàng. Biển Thước là một thầy thuốc nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, là người có khả năng siêu phàm và chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. Một ngày nọ, Biển Thước kiếm được một viên Thanh Mông thạch (một dạng khoáng chất do quá trình axít hoá) cho người hàng xóm của mình, ông Cố Dương Văn. Biển Thước dự tính nghiền nó thành bột để chữa bệnh đột quỵ và bệnh liệt của ông Cố Dương Văn. Bỗng nhiên, Biển Thước nghe thấy những tiếng động bên ngoài nhà mình và ông hỏi nguyên nhân. Dương Bảo, con trai của Dương Văn, đang bảo một người giết một con bò cái 10 năm tuổi của nhà họ Dương, con vật đã bị ốm từ 2 năm trước. Sau khi con bò cái bị giết, Dương Bảo tìm thấy một viên sỏi trong túi mật của nó. Biển Thước chú ý đến viên sỏi và hỏi Dương Bảo liệu ông có thể lấy nó không. Dương Bảo cười và bảo, “Đại phu, ông muốn dùng nó để làm thuốc hả?” Sau đó ông đặt viên sỏi bên cạnh viên Thanh Mông thạch.
Lúc này,tự nhiên Dương Văn bị đột quỵ. Biển Thước nhào tới ông ta và nhìn vào mắt ông ta đang trợn ngược lên, nôn khan, chân tay ông ta thì lạnh, hơi thở thì ngắn. Ông ta đang trong tình trạng nguy kịch. Biển Thước nói với Dương Bảo, “Nhanh lên, mau đưa cho ta viên Thanh Mông thạch mà ta để ở trên bàn”. Dương Bảo chạy tới nhà Biển Thước và mang thuốc về. Biển Thước không có thời giờ để xem nó rồi nhanh chóng nghiền nó thành bột. Sau đó ông ước lượng một thang và cho Dương Văn uống. Chẳng mấy chốc, Dương Văn dứt cơn co giật, hơi thở trở nên ổn định, và ông ta đã khôi phục sự tỉnh táo.
Khi Biển Thước trở về nhà, ông phát hiện ra viên Thanh Mông thạch vẫn còn ở trên bàn, trong khi Ngưu Hoàng thì biến mất. Ông hỏi người nhà, “Ai đã lấy Ngưu Hoàng đi rồi?”. Người nhà ông nói, “Dương Bảo đến để lấy thuốc và anh ta bảo làm theo những gì ông bảo”. Sự ngẫu nhiên này khiến cho Biển Thước suy nghĩ, “Phải chăng Ngưu Hoàng có khả năng làm hết khó thở và điều hòa hệ thống hô hấp?” Ngày hôm sau, ông chủ tâm sử dụng Ngưu Hoàng trong thuốc của Dương Văn thay thế cho Thanh Môn thạch. Ba ngày sau, tình trạng của Dương Văn cải thiện một cách thần kỳ. Ông ta không chỉ hết co giật mà còn cử động được tay chân bị liệt của mình.
Từ trường hợp này, Biển Thước kết luận, “Do Ngưu Hoàng được ngâm trong túi mật của con bò trong một thời gian dài, vì vậy tính hàn của nó có thể thấu tới tim và gan của người bệnh. Nó có thể lọc tim, thông các mạch, điều hòa gan và chữa liệt”.
Thiên Nhất
在临床上,牛黄常用来解除口腔疾病,对治疗牙龈的肿痛,效果尤佳。西医对牙齿的疾病会大动干戈,而中医用牛黄解毒往往可以祛许多口腔急症。
牛黄作为药物使用,在中国已有2000多年的历史。《神农本草经》中把它列为“上品”之药。明代著名医家缪希雍对它作了更高的评价:“牛为土畜,惟食百草,其精华凝结为黄,犹人身之有内丹也,故能解百毒而消痰热,散心火而疗惊痫,为世神物,诸药莫及也。”著名的“中医三宝”的安宫牛黄丸、紫雪丹、至宝丹,以及六神丸、牛黄上清丸、牛黄解毒丸等,都是以牛黄为主要成份的。
因为牛黄具有清热解毒,开窍豁痰,熄风定惊之功而被广泛应用于高热、昏迷、抽搐、中风、痰厥、癫痫等病症。
牛黄的珍贵,在于它来之不易。牛黄是病牛体内的一种结石,牛得了这种结石症后,便会出现枯瘦、吃草少、喝水多、行走无力、眼睛发红失神等症状,最终会病死。所以,一枚牛黄的获得,往往是以牺牲一头牛的生命为代价的。
由于牛黄的疗效神奇,天然牛黄就非常珍贵。现代人是通过在牛的胆囊置入异物(埋核)的手术方法,培育出“牛黄”的。
扁鹊与牛黄还有一段趣事:一日,扁鹊为邻居故阳文锻制了一块青礞石,准备研末做药治他的中风偏瘫。这时,门外传来一阵喧闹声,扁鹊问其究竟,原来是阳文家中养了十几年的黄牛,不知何故,近两年来日见消瘦,不能耕作。故阳文的儿子阳宝请人把牛宰杀了。阳宝在牛胆里发现一块石头,扁鹊对此石头颇感兴趣,嘱咐阳宝将石头留下。阳宝笑问道:“先生莫非想用它做药?”说着就把结石随手和桌上的青礞石放在一起。
正在这时,阳文的病又发作起来。扁鹊赶来,见阳文双眼上翻,喉中碌碌痰鸣,肢冷气促,十分危急。他叮嘱阳宝:“快,把我桌上那块礞石拿来。”阳宝气喘吁吁地拿来药,扁鹊也未细察,很快研为细末,取用五分给阳文灌下。不一会,病人停止了抽搐,气息平静,神志清楚。扁鹊回到屋里,发现礞石仍在桌上,而那块结石不见了,忙问家人:“何人动了结石?”家人回到道:“刚才阳宝回来取药,说是您吩咐的呀!”这个偶然的差错,使扁鹊深思:“难道牛的结石,也有豁痰定惊作用?”于是,他第二天有意将阳文的药里的青礞石改换为牛结石。三天后,阳文病势奇迹般地好转,不但止住了抽搐,而且偏瘫的肌体也能动弹了。
从这个病案扁鹊悟到:“此石久浸于胆汁之中,苦凉入心肝,能清心开窍,镇肝熄风。”
天一