Bắc Kinh, Trung Quốc là kinh đô của nhiều vương triều Trung Hoa cổ đại. Tử Cấm Thành, hay còn được gọi là Cố Cung là cung điện của 24 vị hoàng đế trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Toàn bộ cung điện nằm ở trung tâm của Bắc Kinh, công trình có diện tích khoảng 720.000 mét vuông.
Trong Tử Cấm Thành có một con sông gọi là sông Kim Thủy, Đoạn Hồng Kiều là một cây cầu vòm bằng đá bắc qua một đoạn sông Kim Thủy. Cây cầu gây ấn tượng với du khách bởi những hoa văn điêu khắc tinh xảo và đặc biệt là hai bên thành cầu có đặt 34 con sư tử đá, mỗi con có một dáng vẻ riêng, vô cùng sinh động, không con nào giống con nào.
Tuy nhiên trong số những con sư tử đá đó, có một con mà các hướng dẫn viên du lịch luôn khuyến cáo du khách không nên tùy ý chạm vào hay chụp ảnh cùng nó bởi nó có thể đem đến xui xẻo. Đó chính là con sư tử đá thứ 4 tính từ hướng tây nam của cây cầu.
Tương truyền, trên Đoạn Hồng Kiều có một con sư tử đá đặc biệt, con sư tử này có hình dáng rất kỳ lạ, không giống như những con sử tử đá khác. Nó đứng thẳng trên thành cầu bằng hai chân sau, còn lại một chân ôm lấy đầu, một chân ôm hạ bộ, biểu hiện trên mặt giường như đang phải chịu đựng một nỗi đau đớn khủng khiếp.
Tuy nhiên tính tình của vị hoàng tử được yêu thương này khá nóng nảy, trong một lần xung đột với thầy giáo của mình, Dịch Vĩ đã ngang ngược nói: “Chỉ cần ta trở thành hoàng đế, kẻ đầu tiên phải chết chính là ngươi”.
Lời nói xấc xược này nhanh chóng bị truyền đến tai hoàng đế Đạo Quang và khiến ông vô cùng tức giận. Ngay lập tức, hoàng tử Dịch Vĩ bị triệu đến gặp nhà vua. Trong lúc nóng nảy không kiềm chế được, vua Đạo Quang đã tung một cú đá mạnh vào người Dịch Vĩ, không may cú đá lại trúng vào giữa hai chân khiến vị hoàng tử này vô cùng đau đớn. Vài ngày sau, hoàng tử Dịch Vĩ qua đời do vết thương quá nặng.
Hoàng đế Đạo Quang vô cùng hối hận vì đã gây ra cái chết cho con trai mình. Tương truyền không lâu sau đó, khi đi dạo ngang qua Đoạn Hồng Kiều, nhìn thấy con sư tử đá có tư thế thống khổ giống như hoàng tử Dịch Vĩ trước lúc chết càng khiến cho nhà vua buồn lòng, vì vậy ông ra lệnh trùm một tấm vải đỏ lên con sư tử để không phải nhìn thấy nó. Từ đó, người trong cung dần đồn đại con sư tử đá này đã bị hồn ma của hoàng tử Dịch Vĩ nhập vào. Dần dần người ta không dám chạm vào hoặc đến gần con sư tử này nữa.
Tuy câu truyện trên chỉ là giai thoại được lưu truyền trong dân gian, không được sử sách lưu lại, chưa biết được tính xác thực, nhưng câu chuyện về con sư tử đá đặc biệt trên Đoạn Hồng Kiều và những giai thoại quỷ dị khác như tiếng khóc văng vẳng trong đêm hay giếng nước Trân Phi, ... càng khiến cho Tử Cấm Thành được phủ lên một lớp màn huyền bí, gợi nên lòng hiếu kỳ của nhiều người. Hằng năm vẫn có hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan, chiêm ngưỡng Tử Cấm Thành – biểu tượng của hoàng quyền một thời.
L.A (Theo Kknews)/Theo: Baogiaothong
Link tham khảo: