Tương truyền, nghề làm giấy đã được Thái Luân cải tiến vào thời Đông Hán ở Trung Quốc. Bức tranh vẽ cảnh phơi giấy trong album tranh màu nước "Nghệ thuật làm giấy của Trung Quốc" do nhà truyền giáo người Pháp Michel Benoist vẽ.
Khi nói đến người phát minh ra giấy và kỹ thuật làm giấy, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Thái Luân. Tuy nhiên vào năm 1962, kỹ sư người Ai Cập Hassan Ragab đã thông báo một tin vui cho thế giới. Ông đã khôi phục thành công quy trình sản xuất giấy cói đã thất truyền gần một nghìn năm. Sự việc đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ học trên thế giới, khiến mọi người lại một lần nữa ca ngợi sự rực rỡ của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Thế nhưng, tại sao các học giả thế giới vẫn nhận định rằng, giấy được phát minh ra ở Trung Quốc?
Đầu tiên chúng ta hãy nói về giấy cói của Ai Cập. Đây là một loại “giấy” đặc biệt được phát minh vào đầu năm 3.000 trước Công nguyên. Nó đã từng là một công cụ truyền tải chữ viết cực thịnh hành ở Ai Cập, Tây Á và Châu Âu. Nó so với Thái Luân ở Trung Quốc cải tiến giấy thì sớm hơn 3.000 năm.
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng lịch sử các phương tiện viết khác nhau, bao gồm cói được sử dụng trên khắp thế giới trước khi phát minh ra giấy vào thời Tây Hán. Giấy cói xuất hiện đầu tiên tại nền văn minh Ai Cập cổ đại, sau đó dần dần truyền vào địa khu khác. Căn cứ vào các khảo cổ phát hiện và tư liệu lịch sử ghi chép hiện nay, cho đến thế kỷ 12, Đế chế Byzantine ở Trung Á vẫn sử dụng giấy cói như một loại giấy thông thường.
Giấy cói của Ai Cập cổ đại.
Sau giấy cói, các quốc gia phương Tây phổ biến sử dụng tấm da dê, giấy da trâu làm vật dụng để viết. Công nghệ chế tác là đem da dê hoặc da trâu ngâm trong nước vôi, loại bỏ mỡ, cơ bắp…, sau đó tiếp tục cán duỗi khiến cho nó trở nên mỏng hơn rồi phơi khô, tiếp tục đem cán phẳng, cuối cùng trở thành giấy da dê, da trâu. Bởi vì những giấy da dê, giấy da trâu có lợi cho việc lưu giữ, không dễ bị hư hao, cho nên nó được sử dụng phổ biến tại phương Tây từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 13.
Về phần Trung Quốc, trước khi phát minh ra nghề làm giấy, người ta sử dụng nhiều nhất là thẻ tre, lụa là để làm phương tiện viết chữ. Tuy nhiên, thẻ tre cần thợ điêu khắc chuyên môn, còn lụa là lại cực kỳ quý giá, những yếu tố này mang đến ảnh hưởng, dẫn đến các tiên hiền thời Xuân Thu như Khổng Tử, Lão Tử không có nhiều trước tác.
Tuy vậy, vì sao các loại giấy cói, tấm da dê, thẻ tre, lại không tính là giấy, và chúng có điểm gì chung? Điều này phải nói về nguyên lý chế tạo giấy cói. Nguyên liệu của giấy cói Ai Cập là một loại thực vật có tên là papyrus, có thể cao tới 3m, thân rất khỏe, chứa nhiều nước và chất xơ, phân bố rộng rãi ở Ai Cập.
Khi người Ai Cập cổ đại chế tác giấy cói, đầu tiên họ cắt nhánh cây papyrus, cắt thành các dải dài khoảng 40 cm, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Các lát cắt sẽ được ngâm trong nước một tuần để đường tiết ra, sau đó xếp các lát này cạnh nhau thành một lớp, rồi xếp lớp thứ hai lên trên lớp thứ nhất.
Sau đó, người công nhân đặt chúng vào giữa hai lớp vải lanh và dùng chùy gỗ để đánh liên tục, khiến nước được ép ra ngoài, đồng thời sử dụng vật nặng vuông vức để ép. Sau một thời gian trôi qua, giấy cói bị mất đi phần lớn độ ẩm sẽ được đem ra phơi khô, cuối cùng được đánh bóng cho mịn và được kết dính bằng keo đặc biệt trên một mặt để đảm bảo rằng nó trở thành một “tờ giấy” hoàn chỉnh. Như vậy một tờ “giấy cói” đã được chế tác hoàn thành.
Về phần kỹ thuật tạo giấy do Thái Luân ở Trung Quốc phát minh ra, thì là đem các nguyên liệu như vỏ cây, sợi gai, lưới đánh cá… cắt nát, sau đó nghiền nát, rồi nấu nhuyễn toàn bộ, sau đó đem lấy các sợi trong nguyên liệu này, tập hợp thành bột giấy. Đợi đến sau khi bột giấy hạ nhiệt độ, lại vớt bột giấy ra, tiếp đó lọc lấy nước, đè ép vuông vức, chế tác thành màng giấy, sau đó hong khô, san bằng…, chế tác thành trang giấy.
Sau đó, người công nhân đặt chúng vào giữa hai lớp vải lanh và dùng chùy gỗ để đánh liên tục, khiến nước được ép ra ngoài, đồng thời sử dụng vật nặng vuông vức để ép. Sau một thời gian trôi qua, giấy cói bị mất đi phần lớn độ ẩm sẽ được đem ra phơi khô, cuối cùng được đánh bóng cho mịn và được kết dính bằng keo đặc biệt trên một mặt để đảm bảo rằng nó trở thành một “tờ giấy” hoàn chỉnh. Như vậy một tờ “giấy cói” đã được chế tác hoàn thành.
Về phần kỹ thuật tạo giấy do Thái Luân ở Trung Quốc phát minh ra, thì là đem các nguyên liệu như vỏ cây, sợi gai, lưới đánh cá… cắt nát, sau đó nghiền nát, rồi nấu nhuyễn toàn bộ, sau đó đem lấy các sợi trong nguyên liệu này, tập hợp thành bột giấy. Đợi đến sau khi bột giấy hạ nhiệt độ, lại vớt bột giấy ra, tiếp đó lọc lấy nước, đè ép vuông vức, chế tác thành màng giấy, sau đó hong khô, san bằng…, chế tác thành trang giấy.
Cây papyrus phân bố rộng rãi ở Ai Cập, là nguyên liệu để làm giấy cói.
So sánh hai quy trình sản xuất trên, chúng ta có thể hiểu tại sao giấy cói không được coi là giấy thật. Bởi vì giấy cói suy cho cùng, chính là trực tiếp sử dụng nguyên liệu tự nhiên mà không cần chiết xuất sợi đặc biệt, và chất lượng của nó kém hơn nhiều so với trang giấy, thậm chí không bằng tấm da dê.
Tuy vậy, tại Ai Cập có thể sử dụng giấy cói, chính là bởi vì khí hậu Ai Cập cổ đại tương đối khô ráo, nhưng ngay cả như vậy, khi viết chữ lên giấy cói mực nước cũng thường xuyên xuất hiện hiện tượng bị nhòe. Chính vì vậy, sau khi giấy cói truyền bá đến Châu Âu có khí hậu ẩm ướt, thì việc bảo quản càng trở nên khó khăn hơn.
Thế là, giấy cói dần dần bị tấm da dê, giấy da trâu thay thế. Cho đến khi Con đường tơ lụa kết nối đồ vật, Đông – Tây giao lưu càng thêm mật thiết, sau khi trang giấy Trung Quốc hàng đẹp giá rẻ truyền vào phương Tây, tấm da dê và giấy da trâu liền bị giấy Thái Hầu được coi là giấy đúng nghĩa thay thế. Còn giấy cói có chất lượng thấp hơn hơn tấm da dê, giấy da trâu, thì càng là thua xa giấy Thái Luân.
Cũng chính bởi vì loại khoảng cách công nghệ này, kỹ thuật tạo giấy ở Trung Quốc mới có thể được thế giới công nhận là kỹ thuật tạo giấy đầu tiên. Tuy nhiên, giấy cói tuy không phải là kỹ thuật tạo giấy đúng nghĩa, nhưng cũng đủ để chứng minh sự huy hoàng của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Bởi dù sao thì khi người Ai Cập cổ đại sử dụng giấy cói, người Trung Quốc lúc ấy còn phải vất vả khắc chữ trên xương (cốt)!
Lý Tuệ / Theo Vision Times