Saturday, February 26, 2022

THẢM HỌA BAIKONUR

Chạy đua quân sự với Hoa Kỳ, Liên Xô gây ra thảm họa Baikonur, 30 năm sau mới hé lộ bí mật

An honour guard at the tomb for those killed during the test R-16 on 24 October 1960, the city of Baikonur

Thảm họa Baikonur có gì khiến Liên Xô phải ẩn đi trong suốt 30 năm?

Vào ngày 24 tháng 10 năm 1960, vụ nổ đạn đạo xuyên lục địa R-16 đã xảy ra tại Baikonur (nay thuộc Kazakhstan). Vụ việc này được cho là kết quả của cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, đã lấy đi nhiều sinh mạng, trong đó có Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Nguyên soái Pháo binh Mitrofan Nedelin. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm ròng, Liên Xô đã chưa từng hé một lời về sự kiện này.

Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Nguyên soái Mitrofan Ivanovich Nedelin. Ảnh: Vovlive.vn

LỰC LƯỢNG ĐỐI TRỌNG VỚI HOA KỲ

Vào đầu những năm 60, khoảng 40 tên lửa liên lục địa (ICBM) tại Hoa Kỳ đã chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tầm bắn của nó có thể vươn tới lãnh thổ của Liên Xô. Cùng thời điểm đó Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã có tên lửa chiến đấu tầm trung. Trước tình hình đó, Điện Kremlin xác định rằng cần phải xây dựng lực lượng vũ trang mạnh hơn.

Trước đó, vào cuối những năm 50, ba loại tên lửa chiến lược đã được triển khai tại Liên Xô, đó là R-5, R-7 và R-12. Nhưng hai trong số chúng có phạm vi ảnh hưởng quá ngắn và thậm chí chưa tác động được đến Hoa Kỳ, chỉ có ICBM R-7 đầu tiên của Liên Xô có tầm bắn 8000km và có một phạm vi ảnh hưởng vô cùng ấn tượng. Do đó, R-7 đã được lựa chọn.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-7 và những mẫu tên lửa được phát triển theo. Ảnh: Eluniversa.com.mx

Tuy nhiên, nhược điểm chính của R-7 là thời gian chuẩn bị phóng lâu do đặc tính của nhiên liệu. Tên lửa bắt buộc phải được tiếp nhiên liệu trong 8 giờ đồng hồ. Do đó nhà thiết kể Mikhail Yangel từ cơ quan OKB-586 của Ukraine (sau này là Cục thiết kế Yuzhnoye) đã đề xuất chế tạo ICBM mới là R-16 với động cơ tên lửa đẩy chất lỏng sử dụng các thành phần nhiên liệu có nhiệt độ sôi cao, giúp tăng tốc khi chuẩn bị phóng và trong thời gian chế tạo.

Ban lãnh đạo Liên Xô ủng hộ ý tưởng này và đến cuối năm 1957 bản phác thảo của một tên lửa mới đã sẵn sàng.

Ban đầu, việc thử nghiệm được kỳ vọng có thể thực hiện vào mùa hè năm 1961, nhưng sau đó đã được điều chỉnh để thử nghiệm vào cuối năm 1962. Tuy nhiên, do tình hình quốc tế trở nên xấu, hơn chính vì vậy mà cuộc thử nghiệm đã được đẩy nhanh thời hạn lên một cách đáng kể.

Vào đầu những năm 1960, cơ sở hạ tầng cho các cuộc thử nghiệm tên lửa đã được triển khai tại Baikonur: R-16 đã được thử nghiệm và một số vệ tinh đã được đưa vào quỹ đạo.

Vào cuối mùa hè, các cuộc thử nghiệm tên lửa đã hoàn thành, vào tháng 9, thành phần của Ủy ban Nhà nước về Thử nghiệm bay đã được phê duyệt: Gồm Anh hùng Liên bang Xô Viết Mitrofan Nedelin Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược và Mikhail Yangel - người được bổ nhiệm làm Giám đốc Kiểm tra Kỹ thuật.

"GIỤC TỐC BẤT ĐẠT"

Vụ nổ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-16 tại bãi phóng Baikonur.

Ban lãnh đạo Liên Xô muốn thời điểm phóng thành công R-16 trùng với dịp kỷ niệm tiếp theo của Cách mạng Tháng Mười, chính vì vậy mà các nhà lãnh đạo cấp cao, trong đó có chính Nikita Sergeyevich Khrushchyov (từng giữ chức vụ Tổng Bí thư Liên Xô), liên tục gọi điện tới địa điểm thử nghiệm thể thúc giục quá trình thử nghiệm.

Theo kế hoạch thì cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra vào tối ngày 23 tháng 10 năm 1960, nhưng trong quá trình chuẩn bị phóng R -16, một tình huống khẩn cấp đã xảy ra, việc phóng đã bị hoãn lại cho đến khi nguyên nhân được làm rõ.

Nếu tuân thủ theo phương diện kỹ thuật và các thông số thì vụ phóng sẽ phải bị trì hoãn một tháng. Tuy nhiên, Ủy ban Nhà nước đã quyết định tiếp tục kế hoạch phóng, những khiếm khuyết nhỏ đã được khắc phục, nhưng những sự cố kỹ thuật chính dường như chẳng có mấy thay đổi, bên cạnh đó họ quyết định sẽ phá các van nhiên liệu (pyromembranes) một cách thủ công.

Một số chuyên gia đã lên tiếng phản đối việc tiếp tục thử nghiệm theo hình thức này, nhưng phản đối của họ không được chấp nhận, kế hoạch thử nghiệm vẫn được thực hiện.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-16 của Liên Xô. Ảnh: Vietgiatri.com

Không may, các van nhiên liệu (pyromembranes) đã bị vỡ 1 giờ trước khi bắt đầu vụ phóng. Tiếp đó động cơ của giai đoạn thứ hai khởi động trước thời hạn, gây ra một tiếng nổ khủng khiếp, sóng lửa khổng lồ bay ra khắp nơi, thiêu sống nhiều người xung quanh khu vực bãi phóng.

Sự vội vàng đã dẫn đến vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn và gây thương vong lớn: 74 người chết trong vụ việc; 49 người bị thương, 44 nạn nhân sau đó chết trong bệnh viện, tổng số nạn nhân lên tới 78 người, trong đó có Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Nguyên soái Pháo binh Mitrofan Nedelin - người đã từng ở rất gần tên lửa.

Nhà thiết kế chính Yangel là người đã may mắn sống sót một cách thần kỳ vì chỉ ít thời gian trước khi vụ nổ xảy ra, ông đã vào bên trong để hút thuốc cùng một số đồng nghiệp. Phải 2 giờ sau khi thảm kịch xảy ra thì đội cứu hộ mới có thể bắt đầu công việc.

BÍ MẬT ĐƯỢC HÉ LỘ

Vụ nổ của R-16 tại Sân bay vũ trụ Baikonur. Ảnh: Wikimedia

Thảm kịch được xếp vào hàng mật, được kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Lúc bấy giờ thì tai nạn máy bay là lời giải thích được đưa ra cho cái chết của Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược.

Dù thông tin về thảm kịch đã được hé lộ vào khoảng những năm 1990 (tức là sau 30 năm), nhưng mãi tới năm 2015, các tài liệu được tìm thấy trong kho lưu trữ mới hé lộ thêm về thảm kịch. Theo đó, xác chết cháy rụi của Nguyên soái Nedelin được xác định "theo vóc dáng và chiều cao", cũng như ngôi sao vàng của Anh hùng được tìm thấy gần đó. Ông được chôn cất danh dự tại bức tường điện Kremlin. Các nạn nhân còn lại của vụ thảm họa được bí mật chôn cất tại các thành phố khác nhau và ở trong ngôi mộ tập thể ở Baikonur.

Theo: Pháp Luật & Bạn Đọc
Link tham khảo: