Cây hồng là cây ăn trái thuộc chi Thị. Loại cây này được trồng phổ biến nhất ở Trung Quốc. Quả hồng còn có rất nhiều tác dụng. Quả hồng không chỉ bổ dưỡng, chứa nhiều chất bột đường, vitamin mà còn có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao
Từ thời xa xưa, cây hồng được mệnh danh là cây Thất Tuyệt (tức 7 điều độc nhất vô nhị). Cái tên này được bắt nguồn trong ‘Tây Du Ký’. Trong khi bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Trên đường họ đi ngang qua khu rừng rừng hồng trải dài hàng trăm dặm. Họ hỏi một ông lão ở đó, ông nói rằng:
"Núi này gọi là Thất Sơn, trên núi có một loại hồng quý hiếm. Hồng ở đây có bảy đặc tính: Một là trường thọ, hai là bóng râm, ba là chim không làm tổ, bốn là không có côn trùng, năm là có thể thưởng ngoạn, sáu là trĩu quả, bảy là có cành lá sum suê."
Chính vì điều này mà người ta gọi cây hồng là cây Thất Tuyệt.
Còn vào mùa đông những quả hồng trĩu quả trên cây sẽ hứng trọn sương mai tạo lên những giọt lấp lánh. Điều này khiến người ta liên tưởng tới vàng bạc lấp lánh trên cành nên họ thường gọi là bạc hồng. Hình ảnh bạc hồng mang ý nghĩa gia đình có nhiều của cải, tiền bạc, giàu sang phú quý.
Hơn nữa, quả hồng có màu đỏ cam, nhất là vào mùa thu đông quả sai trĩu cành, nhìn từ xa trông rất đẹp. Chúng giống như những chiếc đèn lồng đỏ treo lơ lửng trên cao. Thời xưa khung cảnh đèn lồng là hình ảnh mang biểu tượng của những điều tốt lành. Người xưa thường thả đèn lồng lên trời cũng những mong ước tốt đẹp để mong cho điều ước của mình thành sự thật. Qua đó, những quả hồng trên cây mang ý nghĩa cầu may mắn, cát tường, an khang thịnh vượng.